K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2016

- Vì trời có màu xanh , nên sau khi chiếu xuống biển . Không phải biễn có màu xanh mà do màu của trời .

=> biển sẽ có màu xanh .

- Vì mây là chất nước tạo thành có màu trắng xoá . Vì lúc đó có bình minh , và mặt trời lặn sẽ tạo ra các màu như : vằng ; da cam ; đỏ ; ..

5 tháng 1 2017

Vì nước biển hấp thụ ánh sáng màu xanh dương của các tia sáng từ mặt trời. Càng xuống sâu đáy biển, khoảng cách xa ánh mắt trời chiếu xuống nước, khả năng hấp thụ kém nên có màu xanh thẫm.

Bởi vì các tia sáng từ mặt trời đi qua tầng khí quyển, tầng khí quyển giữ lại màu xanh dương, nên bầu trời có sự tương phản với tầng khí quyển nên có màu xanh. Còn khi xế chiều, là lúc các tia sáng từ mặt trời chiếu vào vùng đó yếu nhất nên khi đo tầng khí quyển giữ lại các màu ánh sáng mạnh như vàng, da cam, đỏ nên bầu trời thường có những màu đó.

Trong các tia sang mặt trời có bảy màu chính, xếp theo thứ tự cường độ mạnh: đỏ, vàng, da cam, xanh lá, xanh lục, tím, xanh dương..

10 tháng 2 2023

- Người ở vị trí B sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời mọc. 

- Sau đó người ở vị trí B sẽ tiếp tục thấy mặt trời chuyển động lên cao. Vì Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông nên khiến cho vị trí B vẫn được mặt trời chiếu tới.

30 tháng 11 2016

Ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy được) là một phần của phổ điện từ mà mắt người có thể nhìn thấy được. Ánh sáng từ mặt trời hay bóng đèn điện được gọi là ánh sáng trắng.

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Ánh sáng mặt trời có 7 gam màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến. Ngược lại, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất, tần số thấp nhất và sẽ mang ít năng lượng nhất.

Ánh sáng trong không khí

Ánh sáng di chuyển trong không gian theo đường thẳng nếu không có gì làm nó bị nhiễu loạn. Khi ánh sáng di chuyển vào trong bầu khí quyển, nó tiếp tục đi theo đường thẳng cho đến khi gặp phải các hạt bụi nhỏ hoặc các phân tử khícản lại. Kể từ lúc này, những gì xảy ra với ánh sáng phụ thuộc vào bước sóng của nó và kích thước của những vật mà nó chiếu vào.

Những hạt bụi và nước trong không khí có kích thước lớn hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Khi ánh sáng chiếu vào những hạt có kích thước lớn hơn, nó sẽ bị phản xạ lại theo nhiều hướng khác nhau hoặc bị các vật cản hấp thu. Do các màu sắc khác nhau trong ánh sáng đều bị phản xạ lại từ các hạt theo cùng một hướng nên ánh sáng phản xạ từ các hạt cản vẫn là ánh sáng trắng và chứa tất cả các màu ban đầu.

Ngoài bụi và nước, trong khí quyển cũng chứa các phân tử khí. Các phân tử khí này có kích thước nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng khả kiến. Nếu ánh sáng trắng chiếu vào các phân tử khí, thì chuyện không đơn giản như khi chiếu vào bụi hay các hạt nước.

Khi ánh sáng chiếu vào phân tử khí, "một phần" của nó có thể bị phân tử khí hấp thụ. Sau đó, các phân tử khí sẽ bức xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác với ban đầu. Sở dĩ có khái niệm "một phần" xuất hiện ở đây là vì sẽ có một số bước sóng trong ánh sáng trắng (tương ứng với các màu sắc) dễ bị hấp thụ, một số bước sóng khác khó bị hấp thụ hơn. Nói cách khác, một số bước sóng ngắn (như màu xanh dương) sẽ bị hấp thụ nhiều hơn so với các bước sóng dài (như màu đỏ).

Quá trình trên được gọi là tán xạ Rayleigh. Hiện tượng được đặt theo tên của người phát hiện ra nó: Lord John Rayleigh, một nhà vật lý học người Anh. Vào năm 1871, Rayleigh đã đưa ra phương trình tính hệ số tán xạ của một vật tỷ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng (ký hiệu là lamda) mũ 4. Nói cách khác, ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng bị tán xạ nhiều hơn và ngược lại.

Đã có thể trả lời câu hỏi ban đầu: Màu xanh của bầu trời là do tán xạ Rayleigh

Do bước sóng của ánh sáng (100~1000 nm) lớn hơn so với kích thước của các phân tử khí (10 nm) nên chúng ta có thể áp dụng công thức tán xạ Rayleigh cho hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển của Trái Đất.

Một nguyên nhân chính là do hoạt động của mắt người trong việc nhìn thấy màu sắc. Mắt người nhạy cảm với ánh sáng có bước sóng từ 380 đến 740 nm. Trên võng mạc bình thường có 10 triệu tế bào que cảm biến ánh sáng và 5 triệu tế bào hình nón phát hiện ra màu sắc. Mỗi tế bào nón có chứa sắc tố giúp phản ứng với từng loại bước sóng khác nhau. Có 3 loại tế bào nón chính tương ứng với các loại bước sóng ngắn, trung bình và dài. Chúng ta cần phải sử dụng cả 3 loại tế bào này để nhìn thấy màu sắc chính xác nhất.

Mỗi tế bào nón có phản ứng với các bước sóng tối đa là: 570 nm đối với bước sóng dài, 543 đối với bước sóng trung bình, và 442 nm đối với bước sóng ngắn. Dù vậy, 3 loại tế bào nón này có thể phản ứng với số bước sóng trên diện rộng và chồng chéo nhau. Điều này có nghĩa là sẽ có trường hợp 2 quang phổ khác nhau có thể gây ra cùng 1 phản ứng trên các tế bào nón.

2 quang phổ khác nhau nhưng cùng tạo 1 phản ứng giống nhau trên tế bào nón được gọi là đồng phân dị vị. Trở lại vấn đề bầu trời, khi bầu trời là một hỗn hợp giữa màu xanh và tím. Các tế bào nón trong mắt người sẽ phản ứng khi nhìn thấy hỗn hợp này thành hỗn hợp của màu xanh và trắng. Và cuối cùng, tín hiệu đưa về hệ thần kinh chỉ là màu xanh. Điều này tương tự như thủ thuật trộn màu đỏ và xanh lá để thành màu vàng vậy.

Dù vậy, một số loài động vật nhìn bầu trời không phải có màu xanh như con người. Ngoài con người và một số loại linh trưởng, hầu hết các loài động vật khác đều có 2 loại tế bào hình nón trong võng mạc. Do đó, các loài động vật này, nhưchim chẳng hạn, sẽ nhìn thấy bầu trời là màu tím.

Tại sao chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu vàng?

Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy mặt trời vào ban ngày có màu vàng. Nếu bạn đi ra không gian hoặc lên trên Mặt Trăng, bạn sẽ nhìn thấy Mặt Trời có màu trắng. Tại sao vậy? Đó đơn giản là do: Trong vũ trụ không có bầu khí quyển để tán xạ ánh sáng mặt trời.

Trên Trái Đất, một vài bước sóng ngắn của ánh sáng mặt trời (xanh dương hoặc tím) đã bị các phân tử khí hấp thụ và loại bỏ ra khỏi chùm ánh sáng chiếu trực tiếp từ mặt trời tới mắt người. Do đó, các màu còn lại cùng nhau xuất hiện chính là màu vàng.

Cuối cùng: Tại sao hoàng hôn có màu đỏ?

Khi mặt trời bắt đầu lặn, ánh sáng cần phải đi một đoạn đường dài hơn qua không khí trước khi đến vị trí mà bạn nhìn thấy. Lúc này, sẽ có càng nhiều ánh sáng bị phản xạ và tán xạ hơn. Càng có ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trời tiếp cận tới vị trí của bạn, thì bạn sẽ nhìn thấy mặt trời càng ít phát sáng hơn. Cũng trong thời điểm này, màu sắc của mặt trời bắt đầu có sự thay đổi, từ màu vàng lúc ban ngày bắt đầu chuyển dần sang cam và sau đó đến đỏ.

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Nguyên nhân chính là: Mặc dù lượng ánh sáng xanh vẫn bị tán xạ như lúc ban ngày nhưng bị tán xạ nhiều lần do phải xuyên qua lớp không khí dày mới tới được mắt người. Bên cạnh đó, các bước sóng dài (cam, vàng) trong chùm sáng chiếu trực tiếp đến vị trí của bạn ngày một ít đi. Các bước sóng dài phải vượt qua quãng đường dài hơn so với ban ngày để trực tiếp đến với vị trị của bạn. Chỉ còn lại ánh sáng đỏ ít bị tán xạ được truyền thẳng đến mắt nhiều hơn.

Do đó, bạn sẽ nhìn thấy bầu trời ngày càng đỏ dần lên. Sau khi Mặt Trời đã khuất sau đường chân trời, chúng ta không thấy trực tiếp ánh sáng của Mặt Trời; nhưng nếu có các đám mây trên cao, chúng sẽ phản xạ lại ánh sáng đỏ xuống mặt đất, tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp của hoàng hôn.

Kết

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Cuối cùng thì chúng ta đã tìm được câu trả lời cho các câu hỏi ban đầu. Một lần nữa, các hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên lại ẩn chứa bên trong nó nhiều vấn đề như vậy. Thật sự là bất cứ điều gì đều có nguyên nhân của nó. Dĩ nhiên, con người ta vẫn đang ngày đêm nghiên cứu để cố gắng lý giải thêm thật nhiều hiện tượng xung quanh mà trước đây chưa có lời giải đáp. Đó là mong ước của tất cả chúng ta và đặc biệt là các nhà khoa học. Mỗi người đều có nhiều câu hỏi tại sao cho riêng mình.

6 tháng 12 2016

cảm ơn bạn

 

CHO MÌNH HỎI TÍ NHÉ1,1lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh , nút bị kẹt . Hỏi phải mở nút đun nóng phần nào để mở lọ.2,Tại sao khi đun nước ta k nên đổ nước thật đầy3,tại sao người ta k đóng chai nước ngọt thật đầy4,Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp , khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên5,Tại sao k khí nóng lại nhẹ hơn k khí lạnh6,Tại sao khi giót nước nóng vào...
Đọc tiếp

CHO MÌNH HỎI TÍ NHÉ

1,1lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh , nút bị kẹt . Hỏi phải mở nút đun nóng phần nào để mở lọ.

2,Tại sao khi đun nước ta k nên đổ nước thật đầy

3,tại sao người ta k đóng chai nước ngọt thật đầy

4,Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp , khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên

5,Tại sao k khí nóng lại nhẹ hơn k khí lạnh

6,Tại sao khi giót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy lại dễ vỡ hơn coovs thủy tinh mỏng

7,Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng

8,2 nhiệt kế thủy ngân có bầu chứa thủy ngân như nhau nhưng thủy tinh tiết diện lại khác nhau. khi đặt cả 2 nhiệt kế vào hơi nước đang sôi thì có như nhau k , vì sao

9, Tại sao người ta dùng rượu mà k dùng nước để chế tao nhiệt khế đo k khí

10, Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía phải phạt bớt lá đi

11, Người ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội . đèn trời là 1 khung nhẹ trụ bọc bằng vải hoặc giấy dưới treo 1 ngọn đèn hoặc 1 vật tẩm dầu dể cháy .Tại sao khi đốt vật đó lên thì nó có thể tự bay

12, tại sao khi trời lạnh hà hơi vào gương , nó lại mờ ,sau 1 thời gian nó lại sáng trở lại .

13, Tại sao máy sấy tóc lại làm tóc ta nhanh khô

CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI , CÂU NÀO LÀM ĐƯỢC THÌ GIÚP MÌNH ĐI. MÌNH TÍCH HẾT

hihi

15

1, Khi ta hơ nóng cổ lọ, cổ lọ nở ra

=> Có thể lấy đc nút thủy tinh ra.

2, Vì nếu đổ nước thật đầy, nước nóng sẽ nở ra và nguy hiểm khi nó tràn ra ngoài.

3, Vì nếu đóng đầy nước, khi nhiệt độ tăng cao, nước nở ra mà không có khoảng không (nước đã đầy kín) thì áp suất gây ra lớn có thể gây nổ chai. 

4, Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra

=> Bóng phồng lên.

18 tháng 5 2016

1. Phải đun nóng phần cổ lọ để mở lọ

2.Khi đun nước, người ta không đổ nước thật đầy ấm . Vì: 
Vận dụng kiến thức: 
chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
=> Khi đun nước, thể tích chất lỏng trong ấm nước sẽ nở ra, tăng lên nên sau đó thì tùy theo sức chức của ấm nước sẽ trần nước ra ngoài. 
Suy ra và kết luận: Khi ta đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm. 

Câu 1:a, Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra như thế nào ?b, Tại sao ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta thu được ánh sáng màu đỏ, còn ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh ta lại không thu được ánh sáng đỏ? ( thấy tối)c, Tại sao ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta thu đc ánh sáng đỏ?d, Để con người làm việc có hiệu quả và thích hợp nhất nên...
Đọc tiếp

Câu 1:

a, Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra như thế nào ?

b, Tại sao ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta thu được ánh sáng màu đỏ, còn ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh ta lại không thu được ánh sáng đỏ? ( thấy tối)

c, Tại sao ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta thu đc ánh sáng đỏ?

d, Để con người làm việc có hiệu quả và thích hợp nhất nên sử dụng ánh sáng nào? Ánh sáng đó phát ra từ đâu là tốt nhất? Việc sử dụng ánh sáng mặt trời trong sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gì?

Câu 2:

a, Khi ánh sáng chiếu vào các vật, hàu hết ta thấy các vật đó sáng lên, nhưng với một số vật ta không nhìn thấy chúng sáng lên mà lại có màu đen. Giải thích vì sao?

b, Một HS cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực thì tất cả mọi người đứng trên Trái Đất đều có thể quan sát được. Theo em như thế có đúng không? Vì sao?

Câu 3:

Màu sắc của vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Câu 4:

Cách phân tích ánh sáng trắng. Cách tạo ánh sáng màu. Cách trộn màu ánh sáng.

GIÚP MÌNH VỚI, MAI MÌNH KIỂM TRA RỒI!!!

1
12 tháng 11 2016

câu 1 :

a . Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa này đóng vai trò như các tấm lọc màu.

b.Vì tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ,nên chùm sáng đỏ đi qua tấm lọc màu đỏ,còn tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng không phải là màu xanh,nên ánh sáng đỏ khó có thể qua được tấm lọc màu xanh và ta thấy tối

c. Vì trong chùm ánh sáng trắng có ánh sáng màu đỏ . Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua còn các màu khác thì bị hấp thụ

 

 

12 tháng 12 2016

Cảm ơn bạn

 

18 tháng 10 2016

Ban ngày lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng trong chùm sáng của mặt trời. Trong đêm tối, chúng có màu đen vì không có ánh sáng mặt trời chiếu đến và chúng chẳng có gì để tán xạbanhqua

22 tháng 9 2016

này vào vật lí mà hỏi nhé bạn

12 tháng 7 2016

1. Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ không bị cản trở lẫn nhau, các thanh ray nở ra ko bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch đường ray =>gây tai nạn.

2 tháng 8 2016

1. Chỗ tiếp nối đường ray xe lửa phải để một khe hở tại vì khi thời tiết nóng lên thì chỗ tiếp nối đường ray xe lửa nó cũng sẽ nở dài ra và khi đó nếu không có khe hở thì sẽ gây ra một lực rất lớn có thể làm cong đường ray

3. Khi đo nhiệt độ môi trường, phải đặt nhiệt kế ở nơi không có ánh nắng mặt trời chiếu ào tại vì nếu đặt nhiệt kế ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào thì nhiệt độ sẽ cao hơn nên không đúng

15 tháng 11 2016

Ánh sáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển. Không khí chỉ hấp thu được một lượng nhiệt rất nhỏ, không đáng kể. Chỉ sau khi mặt đất hấp thu phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời thì không khí mới nóng lên nhờ lượng nhiệt từ mặt đất phát tán ra, gọi là bức xạ mặt đất (bức xạ sóng dài). Như vậy, là không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời (bức xạ sóng ngắn) mà gián tiếp qua bức xạ mặt đất.

Nếu mặt đất có tích được một lượng nhiệt lớn của Mặt Trời thì nó mới nóng lên và sau đó mới có khả năng bức xạ một lượng nhiệt lớn ra không trung.

Trong một ngày, Mặt Trời cao nhất vào lúc giữa trưa. Góc chiếu trên mặt đất lớn nhất. Lúc đó mặt đất cũng hấp thu được một lượng nhiệt lớn nhất.

Nhưng nhiệt độ không khí chưa cao nhất, vì mặt đất phải tích được một lượng nhiệt lớn nhất thì sau đó mới có lượng nhiệt bức xạ cao nhất. Vì vậy, phải vào khoảng từ 13 giờ trở đi thì nhiệt độ không khí mới đạt đến mức cao nhất. Ban đêm, mặt đất chỉ có tác dụng phóng nhiệt mà không thu nhiệt.

Đến gần sang thì lượng nhiệt của mặt đất tích được còn ít nhất. Lúc đó cũng là lúc nhiệt độ không khí trong ngày thấp nhất.

Chính vì lí do đó, mà trong một ngày nhiệt độ không khí cao nhất không phải là lúc giữa trưa, mà là vào khoảng từ 13 đến 15 giờ. Lúc nhiệt độ không khí thấp nhất cũng không phải là lúc giữa đêm, mà là vào lúc gần sáng.

Cũng giống như vậy, trong một năm nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo lượng nhiệt của mặt đất tích luỹ được nhiều hay ít. Sau ngày hạ chí, ở nửa cầu Bắc mặt đất sau khi tích luỹ được nhiều nhiệt, mới có bức xạ lớn, làm cho nhiệt độ không khí tăng cao. Thời kì nóng nhất trong năm như vậy phải vào vài tuần sau ngày hạ chí. Thông thường trên lục địa, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7. Tháng lạnh nhất là tháng 1.

Trên đại dương sự hấp nhiệt và phóng nhiệt so với lục địa ôn hoà hơn, nên thời gian có sự thay đổi nhiệt độ cũng dài hơn.

Nhiệt độ không khí trong ngày thu phân cao hơn trong ngày xuân phân cũng là kết quả của bứcxạ nhiệt của mặt đất chậm hơn so với bức xạ nhiệt của Mặt Trời.

Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ không khí nói trên nhiều hay ít, còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ở địa phương như: vĩ độ, sự phân bố lục địa – biển, địa hình và các hiện tượng thời tiết ở các nơi khác nhau…

12 tháng 9 2021

 

 

7

Gương đó không phải là một nguồn sáng (nó là vật sáng) vì nó chỉ hứng ánh sáng từ vật khác rồi chiếu vào một không gian (căn phòng) nên nó không phải là một nguồn sáng.

13 tháng 9 2021

Gương đó không phải là một nguồn sáng (nó là vật sáng) vì nó chỉ hứng ánh sáng từ vật khác rồi chiếu vào một không gian (căn phòng) nên nó không phải là một nguồn sáng.