K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Tình làng nghĩa xóm luôn là thứ tình cảm khiến người ta trân trọng và nhớ mãi. Đó là tình cảm giữa những người hàng xóm láng giềng, là sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ "tối lửa tắt đèn có nhau". Đồng thời tình cảm này cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ nhiều đời nay, vẫ được phát huy và duy trì đến bây giờ, ấy chính là tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. Dẫu có nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam. Từ xưa, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam đã có câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” để nói đến tầm quan trọng cũng như giá trị của tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống thường ngày của con người.  Bởi lẽ con người luôn tồn tại trong một tập thể, chẳng ai có thể sống mà tách khỏi cộng đồng. Tình làng nghĩa xóm được hình thành từ đó. Tình làng nghĩa xóm có thể bắt nguồn từ những hành động vô cùng đon giản: chia sẻ cùng nhau những món quà quê, tụ tập lại cùng nhau,...Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần biết vun đăp và làm giàu thêm tình làng nghĩa xóm, cùng nhau những xích mích nhỏ nhặt. Từ đó xây dựng cộng đồng lớn mạnh và tràn ngập tình yêu thương, giúp đỡ. 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
1 tháng 10 2018

Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lợi lẽ hết sức chân tình: "Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ." Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam "Lá lành đùm lá rách".

8 tháng 11 2021

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.

 

Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

8 tháng 11 2021

Mình gửi bạn đáp án bài tóm tắt nhé!

Tình làng nghĩa xóm là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt. Cấu trúc gắn kết chặt chẽ của làng xã Việt Nam bằng các hương ước, quy định chính là một trong những lý do mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vì có nó mà Việt Nam, cho dù chịu đựng cả nghìn năm Bắc thuộc vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa, không bị đồng hóa, hòa tan.

Nói rộng ra thế để thấy được vai trò quan trọng của tình làng nghĩa xóm đối với mỗi chúng ta. Sau này, cùng với quá trình đô thị hóa thì những người ở thành thị, cho dù không có tình làng nghĩa xóm theo đúng nghĩa như ở nông thôn nhưng cũng có những tình cảm gắn kết với bà con khối phố, tuy rằng không được chặt chẽ như ở làng quê, nhưng cũng là một thứ tình cảm với nơi mình sinh ra, lớn lên và những kỷ niệm.

Câu chuyện tình làng nghĩa xóm tưởng như đâu đâu cũng thế, ai ai cũng thế, không có gì phải nói! Hóa ra không hẳn thế. Chuyện tôi mới gặp giúp tôi ngộ ra nhiều điều.

Hôm đó, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, tôi về quê. Phải nói rằng giao thông dạo này đã được cải thiện đáng kể. Đường xá, cầu cống mới xây, thảm nhựa phẳng lỳ. Ngay ở nông thôn cũng vậy, từ vốn của các chương trình mà Nhà nước đầu tư vào nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới, bà con đóng góp thêm ngày công cải tạo, xây mới các tuyến đường liên thôn, liên xóm. Xóm nào cũng thảm bê tông tất tật các ngõ ngách, không còn cảnh “sắn quần vác xe đạp” đi học như chúng tôi trước đây mỗi khi vào mùa mưa dầm. Đang thiu thiu ngủ khi xe bon bon trên đường làng, giữa hai thảm lúa vàng, tôi chợt tỉnh khi thấy đám đông ồn ào, huyên náo phía trước. Bước xuống xe thì thấy phía trước rất đông bà con, đang vây lấy một xe ô tô con đen bóng. Phía trước, quang thúng, xe trâu, xe cải tiến bày ra làm chướng ngại vật trên đường. Đôi co với bà con là một người đàn ông trung tuổi, giày đen, sơ mi trắng, mặt đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại vì hò hét, cãi vã giữa cái nắng mới đầu hạ. Tôi nhận ra, đó là H, người cùng xóm, kém tôi mấy tuổi, đang làm “xếp” ở một cơ quan nho nhỏ ở Trung ương.

Cuộc cãi vã không có dấu hiệu ngã ngũ. Cho dù H có nói thế nào thì bà con vẫn kiên quyết giữ “chốt”, không cho xe qua. Cuối cùng, H đành chịu “thua”, gửi xe, đi bộ nốt gần ki-lô-mét đường về nhà.

Tối đó, trong bữa cơm gia đình, tôi đem chuyện hỏi cô em dâu, đang tham gia công tác phụ nữ của xã.

Em tôi phân trần: Khổ lắm anh ạ. H nó học cùng khóa với bọn em, học hành thành đạt, bây giờ đang làm chức gì to to ở Trung ương đấy nhưng về quê, ăn ở với người làng, người xóm tệ lắm anh ạ. Thỉnh thoảng lại thấy phóng xe về, đưa bạn bè, tổ chức nhậu nhẹt, cười nói hô hố, chẳng để ý gì đến hàng xóm, láng giềng. Ra đường, từ người lớn đến trẻ em chẳng chào, chẳng hỏi. Nhiều người móc máy: Gớm, nếu không còn hai bố mẹ già thì thằng này nó chẳng thèm về quê nữa đâu.

Chuyện về H, bà con trong xóm đã nói nhiều, người nhẹ nhàng thì trách móc, người nặng lời hơn thì chửi thề, chửi đổng. Nhưng cao trào phẫn nộ của bà con là dịp bê tông hóa đường xóm vừa rồi. Em dâu tôi tiếp tục: Số là trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Nhà nước đầu tư cho các xóm xi măng, bà con đóng góp thêm tiền mua cát, sỏi, và bỏ công để bê tông hóa ngõ xóm. Nói đến bê tông hóa ngõ xóm ai cũng mừng, vì từ nay sẽ hết cảnh lầy lội, bẩn thỉu và hăng hái tham gia. Xóm bầu lên ban đại diện, sau khi đo đạc, tính toán kinh phí, ban đại diện đề xuất bổ đầu kinh phí theo nhân khẩu, phần còn lại vận động người của xóm đi làm ăn, công tác xa ủng hộ.

Em tôi tiếp: Anh thấy không, có được con đường bê tông sạch sẽ như vậy bên cạnh hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của bà con trong xóm còn có phần tham gia không nhỏ của những người đi làm ăn, công tác xa. Thôi thì trong Nam, ngoài Bắc, người ít, người nhiều ai ai cũng hồ hởi tham gia, coi như một chút tình cảm, trách nhiệm với xóm làng. Ngay như anh, không chỉ đóng góp cho suất của bố mẹ, anh còn tham gia ủng hộ cho dù kinh tế anh chị cũng chẳng khấm khá gì.

Riêng H thì tuyệt nhiên không một xu, một đồng anh ạ, mặc dù ban đại diện nhiều lần đến tận nơi gặp gỡ, vận động. Đã thế, H còn bắn tin rằng, đợi cho bố mẹ cậu ấy “hai năm mươi” thì cậu ấy cũng chẳng thèm về cái xóm quê nghèo kiết này nữa.

- Đấy, ngọn nguồn câu chuyện là thế anh ạ. Em tôi nói tiếp: Bà con cũng biết rằng chặn xe anh này, không chặn xe anh kia cũng không phù hợp với đạo lý tình làng nghĩa xóm của cha ông nhưng mọi chuyện đều có nguyên do của nó. Giá như…

Suy tư một thoáng, em tôi kết luận: Nếu như H không thay đổi, em sợ rằng khi bố mẹ H “hai năm mươi”, bạn ấy chắc phải thuê người thành phố về mà khênh.

Làng quê vốn bao dung, người quê trọng chữ tình, chữ nghĩa. Sau lần này, không biết H có hiểu ra điều đó không?

16 tháng 9 2021

Lấy trên mạng thì nhớ ghi tham khảo + in đậm nữa bạn nhé!

16 tháng 9 2021

ok

16 tháng 10 2021
 

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

 

2 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

17 tháng 1 2022

Em cần gấp ạ.Mong mọi người giúp em

 

18 tháng 8 2021

Tham khảo nha:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương giữa con người.

(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình yêu thương: tình cảm giữa con người với con người, là sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,…

Con người chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh để nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, làm cho cuộc sống này trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh:

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

*Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa, vai trò của tình yêu thương giữa con người trong cuộc sống hiện nay và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

19 tháng 8 2021

Cảm ơn bạn nhiều (: