K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:- Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung...
Đọc tiếp

Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
- Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.

từ ý nghĩa đoạn trích trên trình bày suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn của con người trong cuộc sống

 

2
2 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé: 

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt trong cuộc sống hiện nay...) 

Thân đoạn: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm khiêm tốn là gì? 

Vai trò của khiêm tốn: 

+ Giúp cho con người nhận thức được khả năng của mình 

+ Được mọi người quý trọng 

+ Giúp chúng ta dễ dàng thành công trong cuộc sống 

... 

Dẫn chứng: 

Ví dụ: Lấy ví dụ về một người học giỏi nhưng khiêm tốn mà em biết.  

Bàn luận mở rông: 

Trái với khiêm tốn là gì? 

Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự khiêm tốn? 

Kết đoạn. 

Trình bày vai trò của khiêm tốn thêm một lần nữa. 

_mingnguyet.hoc24_ 

2 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của tác giả  Ng Thành Long.

+ Dẫn vào đoạn trích trên.

Thân đoạn:

- Ca ngợi đức tính khiêm tốn của anh thanh niên.

- Biểu hiện của tính khiêm tốn:

+ Không tự cao tự đại, không kiêu ngạo.

+ Luôn cho rằng mình còn nhiều điều cần học hỏi.

+ Luôn chăm chỉ, cố gắng.

- Vì sao phải có tính khiêm tốn?

+ Giúp cho con người ta không bị vấp ngã trên đường đua chỉ bởi vài giây chạy nhanh hơn người khác.

+ Để cho bản thân con người ta phát triển hơn.

+ Đó là tính mà ai cũng cần có, một đức tính tốt đẹp.

+ Đó là một truyền thống quý báu.

Dẫn chứng:

Karl Marx từng nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều”. 

Bác Hồ là tấm gương sáng cho đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình bác luôn giữ cho mình một lối sống giản dị, thanh đạm.  (Tham khảo nha)

- Phản đề:

+ Phê phán những người không có tính khiêm tốn.

- Mở rộng:

+ thực trạng:

-> Hiện nay có một số người luôn tự cao.

--> Hậu quả của việc không khiêm tốn là gì? (bản thân khó phát triển, không được mọi người xung quanh yêu mến,..)

Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân em.

Câu 1:  Cho biết hàm ý của những câu sau:a. Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng là cho mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:            Không, bác đừng mất công vẽ cháu!Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa.b.  - Anh tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi....
Đọc tiếp

Câu 1:  Cho biết hàm ý của những câu sau:

a. Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng là cho mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:

            Không, bác đừng mất công vẽ cháu!Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa.

b.  - Anh tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

- Có gì đâu mà sang trọng. Chúng tôi cần bán các thứ này đi để...[...]

- Ối dào! Thật là càn giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

c. Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

 

Câu 2: Tìm và gạch chân khởi ngữ trong các câu sau:

            a. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này, ông khổ tâm hết sức.

          b. - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

                                                                                         (Nam Cao, Lão Hạc)

            c. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

                                                             (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

            d. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

                                                               (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

            e. Đối với cháu thật là đột ngột.

f. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và dương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về, nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi, bên khẩu súng của tôi. Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo.

                                                                                         (Rô-bin-xơn Cru-xô)

1
17 tháng 2 2021

Câu 1:

a, Anh cho rằng ông kĩ sư dưới vườn rau Sapa xứng đáng được vẽ hơn mình

b, Anh Tấn không muốn cho những thứ đồ đó

c, Ta không lấy mình

Câu 2:

a, Điều này

b, Đối với chúng mình

c, một mình

d, làm khí tượng

e, đối với cháu

f, Còn về diện mạo của tôi,

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

a, Lời dẫn: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”

Dẫn ý nghĩa – cách dẫn trực tiếp

Cách dẫn gián tiếp: Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử; nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng tôi tệ lắm, nó ăn ở với tôi như thế mà tôi xử với nó như thế này à

b, Lời dẫn: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được 50 đồng bạc tâu. Hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả…”

Dẫn ý nghĩ – cách dẫn trực tiếp

Cách dẫn gián tiếp: Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng cái vườn là của con lão, hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được 50 đồng bạc tâu, hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả…”

24 tháng 12 2021

Em tham khảo:

https://vndoc.com/cach-dan-truc-tiep-va-cach-dan-gian-tiep

" Nó cứ làm in như nó trách tôi. Nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng:

=> Đây là lời dẫn trực tiếp

" A! Lão già tế lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à? "

=> Đây là lời dẫn gián tiếp

BÀI TẬP 1 : Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau? Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp.A) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: – Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. – Theo tớ,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP 1 : Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau? Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp.

A) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: – Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. – Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. – Cậu thứ ba bàn.

b) Bác thợ hỏi Hòe: – Cháu có thích làm thợ xây không? Hòe đáp: – Cháu thích lắm!

BÀI TẬP 2:. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp . Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

BÀI TẬP 3 Trích dẫn ý kiến sau theo hai cách : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng).

b) Giản dị trong đời sống trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chí Minh cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).

c) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. (Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc).

BÀI TẬP 4 . Đọc đoạn trích sau đây – chỉ ra lời dẫn trực tiếp và chuyển lời dẫn trực tiếp của Ngọc Hoàng Thượng đế và Ruồi xanh thành lời dẫn gián tiếp : Do loài người phát đơn kiện, Ngọc Hoàng Thượng đế mở phiên toà công khai xử tội loài ruồi. Ngọc Hoàng truyền cho vệ sĩ Nhện điệu Ruồi xanh lên điện, đập bàn thị uy : - Ruồi kia, loài người kiện mi làm hại chúng sinh, mau mau khai ra tên họ, chủng loại và nơi ở ! Ruồi sợ hãi quỳ thưa trước vành móng ngựa : - Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm... Nơi ở là nhà vệ sinh, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè..., bất kì chỗ nào có thức ăn mà không đậy điệm con đều lấy làm nơi sinh sống.

0
Bài tập 1. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp có trong đoạn trích sau và chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp. a/ Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cháu cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ...
Đọc tiếp

Bài tập 1. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp có trong đoạn trích sau và chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp. a/ Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cháu cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. không có cháu ở đấy. Các chú cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một - hoà nhé!” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)

2

Lời dẫn trực tiếp "Thế là một - hòa nhé!" 

Lời dãn gián tiếp "Nhờ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy...phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng" 

--> Chuyển sang lời đãn trực tiếp: Chú ấy nói: "Nhờ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô ... cầu Hàm Rồng"

29 tháng 6 2023

Lời dẫn trực tiếp: “Thế là một - hoà nhé!

Lời dẫn gián tiếp: nhờ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

Chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp: Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc nói rằn thế là một và hòa nhau.