K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2019

Gợi ý:

*Thực trạng:

Thật ra, hiện tượng học sinh cá biệt, học sinh vô lễ, đe dọa, hành hung thầy cô giáo, thời nào chẳng có. Nhưng, so với trước đây thì diện học sinh cá biệt, học sinh vô lễ, đe dọa, hành hung thầy cô giáo thời nay tăng lên rất nhiều, với mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn, đáng sợ hơn.

Bây giờ, chẳng xa lạ gì cảnh học sinh gặp thầy cô giáo không thèm ngả mũ chào hỏi, thấy thầy cô giáo mà vẫn ngang nhiên hút thuốc lá, cười đùa, thậm chí chửi bới, vác đá, rượt đuổi, dùng dao đâm chém nhau... Các thầy giáo bắt gặp cảnh tượng đó quá nhiều cũng thành quen, thành bình thường rồi.

Trước hết là do vai trò, trách nhiệm giáo dục con cái của gia đình, các bậc làm cha, làm mẹ có phần giảm sút.Kể cũng lạ, chương trình, sách giáo khoa ở các bậc học phổ thông, đâu thiếu những câu chuyện hay, bài học sâu sắc, những chỉ dẫn cụ thể về đạo đức, lễ nghĩa, ứng xử dành học sinh trong môn đạo đức, giáo dục công dân và các môn học khác, mà sao số học sinh hư đốn, có hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô hiện nay lại gia tăng?

*Nguyên nhân:

Vì mải mê làm việc, kiếm tiền nên ít có thời giam chăm sóc, quan tâm tìm hiểu những diễn biến tâm lý, nắm bắt tính cách cũng như những thay đổi phức tạp của con mình. Nhiều gia đình đã khoán trắng mọi chuyện cho nhà trường.

Một lẽ khác, thời nay, sinh con ít, từ một đến hai đứa,nên nhiều phụ huynh thương con, chiều chuộng con quá mức, có nhiều trường hợp, con muốn gì được nấy, đâm ra hư hỏng, coi trời bằng vung.

Mấy vụ học sinh đánh và chém thây cô giáo mới đây, chúng tôi thấy ít nhiều có tác nhân, sự kích động của phụ huynh.

Nhiều phụ huynh hoàn toàn tin lời con hơn lời thầy cô giáo, khi gặp giáo viên, chưa rõ sự tình, đầu đuôi, đúng sai thế nào, đã có ngay biểu hiện nóng giận, to tiếng, xúc phạm thầy cô, một mực bênh con mình.

Thậm chí, có phụ huynh kém hiểu biết pháp luật, kích động xúc giục con, lôi kéo thanh niên xấu bên ngoài đến trường đe dọa, hành hung thầy cô.

Khi sự việc liên quan giữa học sinh và giáo viên chưa được giải quyết thấu đáo, nếu phụ huynh không suy xét kỹ lưỡng nhiều mặt, cứ bảo thủ, chở che cho con mình thì dễ làm cho sự việc xấu đi, khiến học sinh nghĩ khác và có những hành vi không hay đối với giáo viên.

Môi trường xã hội phức tạp, cái ác, cái xấu nảy sinh ngày càng nhiều, những tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường có ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến sự hình thành nhân cách, đạo đức thanh thiếu niên, học sinh.

Do ảnh hưởng của các loại sách báo độc hại, phim ảnh đen, thông tin, hình ảnh độc hại, đầy bạo lực trên mạng internet, khiến nhiều thanh thiếu niên, học sinh nhiễm thói hung bạo.

Học sinh, với bản tính, lứa tuổi các em thường có những suy nghĩ ,việc làm bồng bột, non dại, manh động, không lường trước hậu quả nghiêm trọng.

Sự việc thường xảy ra trong trường hợp, thầy cô giáo nghiêm khắc khi kiểm tra, thi cử, hay phê bình nặng lời học sinh trước lớp, hoặc học sinh nghĩ rằng thầy cô giáo đó có ấn tượng ghét bỏ, trù dập mình.

*Hậu quả:

Làm cho công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường trở nên khó khăn hơn.

Ảnh hưởng xấu tới môi trường học đường ko lành mạnh

Ảnh hướng tới nhân cách của người xúc phạm GV cũng như danh dự của giáo viên

*Biện Pháp:

Số học sinh xúc phạm, đe dọa thầy cô giáo tuy chỉ là rất nhỏ, tập trung vào những học sinh cá biệt nhưng cũng thật sự đáng báo động.

Thực tế cho thấy học sinh cá biệt có hành vi xúc phạm, hành hung thầy cô giáo, phần lớn rơi vào số giáo viên trình độ, năng lực giảng dạy chưa tốt, phương pháp xử lý tình huống sư phạm, giáo dục học sinh lỳ lợm, cá biệt còn quá cứng nhắc, nặng nề, thiếu kiềm chế được bực tức do học sinh gây ra, nên đã có những lời lẽ chửi bới, xúc phạm quá đáng đến các em.Thế là, có học sinh phản ứng tiêu cực lại thầy cô giáo... Ở trường lớp, mỗi thầy cô giáo có tâm tính, tư cách ra sao, học sinh đều rõ hết.Những giáo viên giảng dạy tốt, có phương pháp sư phạm, cách ứng xử linh loạt, khéo léo, phù hợp từng đối tượng học sinh, hiếm khi lâm vào tình cảnh bị học sinh xúc phạm, hành hung.Nói như vậy, để thấy rằng, thái độ ứng xử của học sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào bản thân, cách đối xử của từng thầy cô giáo.

Mỗi giáo viên đều phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, biết lắng nghe, tôn trọng và xử lý tốt mọi tình huống liên quan đến học sinh thì nhất định sẽ giảm thiểu được tình trạng học sinh xúc phạm, trả thù thầy cô.

31 tháng 1 2020

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… làm cho dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy và trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá căng thẳng với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu qủa của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong nhà trường này.

31 tháng 1 2020

Cảm ơn bạn nhiều .Đây là bạn tự viết hả hay gì vậy

17 tháng 3 2021

Trong cuộc đời con người chúng ta thì mỗi một người cho dù đi đâu đi chăng nữa cũng luôn luôn nhắc nhớ về một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Tình cảm gia đình mà tốt đẹp chắc chắn cũng sẽ nuôi dưỡng cho mỗi người một sự tin yêu, lạc quan hơn bao giờ hết và gia đình chính là hai tiếng gọi thật là thiêng liêng đối với cuộc đời một con người.

Gia đình có rất nhiều cách ví von khác nhau nhưng người ta vẫn hay nhắc nhớ đến nhất chính là câu chính là một tế bào, cũng chính là hạt nhân của xã hội. Trong mỗi gia đình mà có trọn vẹn, êm ấm và hạnh phúc thì lúc đó xã hội mới văn minh, dân chủ và giàu mạnh được. Bạn biết đó, từ lâu thì gia đình dường như cũng chính là cái nôi để đón nhận tiếng khóc chào đời của mỗi chúng ta. Nơi đó chúng ta nhận được sự bao bọc của cha mẹ, ông bà những người thương yêu. Gia đình luôn luôn có ảnh hưởng rất lớn đến với cuộc sống, những giá trị về nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình đó.

Không thể phủ nhận được rằng chính nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta cũng đã biết được rằng gia đình chính là nơi mà mỗi người cũng học được những bài học đầu tiên. Làm sao có thể phủ nhận được những bậc làm cha làm mẹ đã có công sinh thành ra chúng ta và đồng thời cũng chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ cái, đó còn là tiếng gọi bi bô, tiếng khóc dỗi hờn của con yêu và có cả tiếng cười đùa giòn tan và không ngớt của đứa con. Cũng chính những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do chúng ta vấp ngã. Và lúc này đây dường như cũng lại chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, đồng thời có thể che chở và yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất mà thôi. Tình cảm gia đình là một thứ tình cảm thiêng liêng và hơn hết nó còn chính là thứ tình cảm không thể thay thế được. Cuộc đời mỗi người dường như sẽ chẳng có ai luôn luôn sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, đó là những sự hi sinh thầm lặng, nhọc nhằn vì sự khôn lớn của đứa con. Đó là sự vất vả lo chính từng bữa cơm, giấc ngủ của những người con.

Thực sự con người chúng ta như cũng lại có thể cảm nhận được gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất, là một chốn thiên đường ấm áp đầy hương hoa và tình thương yêu. Gia đình chính là nơi hạnh phúc nhất và cũng yên bình nhất mà khi đi xa mỗi người con luôn khát khao và mong muốn có thể về gia đình của mình. Họ về để nhận được sự chia sẻ, nhận được tình yêu không bao giờ lừa dối. Ở đó ta nhận được sự cởi mở không bao giờ có những suy tính, những toan tính đắn đo thiệt hơn hay được mất mà ở đó chỉ có tình yêu mà thôi.

Và để có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm thì chắc chắn không thể thiếu được đôi bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày. Đó còn chính là những bài học, những nụ cười hiền lành có phần nghiêm khắc của người cha để mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với đứa con yêu của mình. Về nhà ta cảm nhận được mọi âu lo, mọi buồn đau dường như cũng chỉ là một cơn gió lướt qua mà thôi. Bên gia đình con người cảm nhận được những phút quây quần bên nhau, trao cho nhau những điều hay ý đẹp, ở nơi không có sự giả dối mà chỉ có quan tâm.

Gia đình luôn luôn có tầm quan trọng như vậy trong mỗi cuộc đời của mỗi một con người. Và trách nhiệm để có thể xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cũng không phải là cố gắng của một thành viên trong gia đình. Mà nó chính là vai trò cũng như trách nhiệm của tất cả các thành viên. Không thể có một gia đình hạnh phúc và ấm êm nếu như nó chỉ được xây dựng dựa trên sự đơn lẻ của một cá nhân mà nó phải được chung ta từ các thành viên. Chắc chắn gia đình của bạn sẽ hạnh phúc khi mỗi thành viên ý thức được vai trò, ý nghĩa của gia đình.

Mỗi người chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, đồng thời mỗi chúng ta cũng lại như chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn. Và tất cả tạo lên được những giá trị của sự hạnh phúc của gia đình. Người ta cũng có thể nhìn nhận được những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng lại luôn chan chứa được tình yêu của cha mẹ chúng sẽ có lỗi sống, lối hành xử khôn khéo, nhân đạo hơn những đứa trẻ được nuông chiều, hay gia đình không hạnh phúc.

Tổ ấm gia đình chính là cầu nối thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Và bạn hãy nhớ rằng hãy luôn luôn hướng về gia đình của mình. Gia đình là nơi không bao giờ quay lưng cũng như bỏ rơi chúng ta. Gia đình sẽ là điểm tựa, điểm dừng chân chắc chắn nhất khi con người cần nghỉ ngơi, khi vấp ngã.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nói thêm rằng trong xã hội hiện nay cũng lại còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị. Những đứa trẻ khát thèm hạnh phúc, mong muốn tình yêu của mẹ, của cha. Chính vì thế mà con người hãy biết thương yêu nhau hơn nữa để có thể có được một đại gia đình lớn – dân tộc. Chắc chắn đất nước sẽ phát triển, con người yêu thương nhau hơn. Hơn hết để cho con người thấy được tầm quan trọng của tình cảm gia đình, tình thương yêu của mỗi người.

Mỗi người chúng ta cũng cứ hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Gia đình chính là nền tảng để đưa xã hội phát triển và mang lại sự an toàn sự hạnh phúc cho mỗi thành viên sống trong gia đình yêu thương của mình.

17 tháng 3 2021

Tham khảo:

Tình cảm gia đình là một tình cảm vô cùng cao đẹp và thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người .Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một nơi để về đó là gia đình. Chính vì thế, gia đình chính là ngôi nhà yêu thương và thiêng liêng nhất trên trái đất cho ta sự bao dung và vị tha, nguồn suối nóng chân thành của yêu thương, vì thế mái ấm gia đình và tình cảm gia đình chính là thứ mà tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh được.

“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.

Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.

Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

Có một gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.

Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.

Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.

Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.Hãy mở lòng để tạo những mái ấm thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

21 tháng 1 2019

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

22 tháng 1 2019

có dùng học tốt hay giải k nè

9 tháng 2 2019

. Mở bài: Giới thiệu cảnh hoàng hôn và trăng bắt đầu nhô lên.

(Có thể giới thiệu đêm trăng đẹp mà em đã có dịp thưởng thức, ngắm nhìn)

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

- Cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau lũy tre làng. Bóng tre nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.

- Gió từ cánh đồng thổi vào làng mát rượi.

- Trẻ con tụ tập chơi ở sân phơi, người lớn sửa soạn sàng gạo, chẻ lạt dưới trăng.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Trăng lên cao chút nữa rót ánh sáng vàng óng, trong trẻo lên mọi vật, soi rõ đồng lúa nhấp nhô như sóng gợn.

- Bầu trời đầy sao, cao trong veo không gợn chút mây.

- Xa xa, dãy núi thẫm màu như một dải băng xanh xám viền dưới đường chân trời.

- Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.

- Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích, dường như có chú dế nào đó luyện giọng dưới trăng.

- Mọi người xếp dọn đồ đi ngủ, chỉ còn ông trăng thức trò chuyện cùng các vì sao.

9 tháng 2 2019

1) Mở bài

Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:

* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất

* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu

2) Thân bài

Tả cảnh đêm trăng:

* Lúc xẩm tối:

+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao

+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng

+ Gió thổi mát rượi

+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười

* Lúc trăng lên:

+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung

+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..

+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng

+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình

3) Kết bài

Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:

- Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh

- Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy

- Càng thêm yêu mến quê hương

- Không bao giờ quên hôm ấy

P/S : Hoq chắc :>

16 tháng 3 2016

Văn 7 hoặc văn 12 nha

16 tháng 3 2016

Bạn vào SGK đi

1 tháng 9 2016

MB

Cô giáo em tre trẻ

Dạy em hát rất hay

Mỗi lần nghe bài thơ dó lòng em vô cùng nhớ dến cô Hằng dạy em hồi lớp 6

TB;

Thân bài:

   - Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đâv là màu mà cô ưa thích nhất.

   - Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mai khiến cô càng duyên dáng hơn.

   - Khuôn mặt: trái xoan, nối bật lá đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.

   - Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.

   - Cô nhắc nhớ chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê hình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chi cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.

   *  Kết bài:

   Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất vêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng).