K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2021

doi mk ty nha

Trong một gia đình là những người có quan hệ huyết thống với nhau thì họ cũng sẽ có được những sự ảnh hưởng nhất định đến nhau. Chính vì thế mà cha ông ta ngày trước cũng đã có những nhận xét cũng hết sức thú vị khi nói về mối quan hệ giữa cha và con qua câu tục ngữ “cha nào con nấy”.

Thông qua câu tục ngữ như thật ngắn gọn “Cha nào con nấy” dường như chúng ta có thể nhìn, đồng thời cũng có thể nghĩ về nhiều khía cạnh của một con người. Thông thường cha con thì có rất nhiều điểm giống nhau có thể thấy ở đây chính là về hình dạng. Nói về hình ạng thì lại có các đặc điểm dễ nhận biết được họ chính là cha con như nét mày giống nhau, mắt giống nhau,… Thậm chí có những đứa trẻ mà khi nhìn vào người ta phải trầm trồ và nói cha con giống nhau như hai giọt nước vậy. Không chỉ về việc giống nhau ở hình dạng mà còn về vóc dáng cũng khá giống nhau có thể chỉ ra như là nét mặt, dáng người. Chưa hết ngoài giống nhau ở những hình thức bề ngoài thì do môt trường dạy dỗ của người cha- người thân cận với chunh cũng đã ảnh hưởng đến đứa con rất nhiều. Cha thông minh thì con cũng thông minh, cha có những thói quen như thế nào thì con cũng như bắt chước song sau đó lại là thói quen giống nhau. Tính nết của người cha cũng ảnh hưởng đến con thơ rất nhiều. Khi cha nói gì con cái cũng sẽ học tập theo. Tất cả những điều này như đúng là nghĩa đen mà câu tục ngữ ngắn gọn “cha nào con nấy” cũng đã nói được. Nhưng nếu như chỉ dừng lại ở đây thôi thì câu tục ngữ lại trở lên quá đơn giản cũng như không được sâu sắc cho lắm.

Ta cũng nên phải biết được rằng những câu tục ngữ của cha ông ta để lại cái sâu sắc nhất bao giờ cũng nằm trong nghĩa bóng. Câu tục ngữ “cha nào con nấy” thực sự còm hàm chứ như một lời trách móc hay cũng như một lời khen tùy vào hoàn cảnh. Nếu như mà trong một gia đình có người cha tài giỏi, hoạt bát thì khi nhìn vào đứa con người ta cũng nói được đúng là “cha nào con nấy”. Câu tục ngữ lúc này lại như là một lời khen: Nhà đó bố nó giỏi như thế cơ mà, giỏi thế thì con cũng giỏi. Còn nếu như đạt trong hoàn cảnh nếu như cha mẹ mà có sống không chuẩn mực, hay có những điều gì đó tai tiếng thì người ta cũng mặc định rằng rồi đứa con nhà họ rồi cũng sẽ giống như bố mẹ nó mà thôi.

Khi đánh giá cũng như nhìn nhận câu tục ngữ “cha nào con nấy” chúng ta cũng nên tùy thuộc vào hoàn cảnh để có thể hiểu cho thật đúng ý nghĩ của câu nói này. Nếu như dựa vào dời trước tức cha mẹ như thế nào mà đánh giá con cái như thế đó thì nó cũng còn mang tính chất phiến diện rất lớn.

Có một câu chuyện rất hay như thế này: Trong một gia đình nọ có hai anh em sinh đôi và người cha của hai anh này lại nghiện ngập rượu chè. Và trong hai người con lớn lên thì một người lại đi theo con đường nghiện ngập của người cha. Trường hợp này mà sử dụng câu nói “cha nào con nấy” thì cũng có thể đây chính là lời chê bai. Xong ta lại biết được người con trai còn lại thì lại rất thành công trong sự nghiệp. Biết chuyện thì cũng đã có nhà báo đến và hỏi cả hai người con này đó là “Lý do mà anh trở thành như này là gì?” thì người phóng viên đều nhận được câu trả lời như nhau, đó chính là “ Có một người cha như thế nên tôi phải như vậy”. Chính điều này cũng như đã cho ta thấy được nếu như sử dụng câu tục ngữ “cha nào con nấy” mà nói về tính cách cũng như dùng để đánh giá con người có phần sai trái. Cho nên hãy sử dụng câu tục ngữ “cha nào con nấy” đúng với hoàn cảnh của nó bạn nhé. Và chúng ta không thể quy chụp được rằng cứ cha mà tốt thì con không thể xấu và ngược lại bạn nhé! Hãy nhìn nhận bằng việc họ làm được đến đâu chứ đừng cứ nhìn vào người có quan hệ thân cận nhất để có thể đánh giá được phẩm chất của một con người vì điều đó còn hơi phiến diện.

Câu tục ngữ “cha nào con nấy” thực sự là một trong những câu tục ngữ đặc sắc. Đồng thời ta cũng như thấy được rằng dù sao đi chăng nữa người làm cha làm mẹ cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến con trẻ.
Nguồn: https://vietvanhoctro.vn/giai-thich-cau-tuc-ngu-cha-nao-con-nay.html#ixzz785qkd8VX

18 tháng 4 2022

thưởng gì zậy

18 tháng 4 2022

coin chăng .-.

21 tháng 5 2021

Bạn Komako thân mến!

Tớ tên là Nguyễn Nhật Linh học sinh lớp 7 tớ đến từ đất nước Việt Nam. Tuần vừa qua tớ được du ngoại cùng đất nước bạn với nhiều ấn tượng đẹp và đáng nhớ nhưng chỉ là qua màn ảnh nhỏ.

Tớ ao ước rằng một ngày gần đây tớ sẽ được đến thăm đất nước đất nước Nhật Bản thân yêu của bạn để được trượt trên nền tuyết trắng, được khoác trên mình bộ kimono duyên dáng của đất bạn. Được thưởng thức cái lạnh buốt giá.

Chào Mày thân mến! tao đã nhận được thư của mày rồi, tao cảm thấy rất vui, tao cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe mày giới thiệu về đât nước yêu dấu của mày. những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu tao. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai tao. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đát mà mày đã sinh ra và lớn lên.

17 tháng 4 2022

Tham khảo:

Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.

“Thất bại là mẹ thành công” có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. “Thất bại là mẹ thành công” mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.

Vì sao nói “Thất bại là mẹ thành công”? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.

Đối với những người sợ thất bại thì điều này hoàn toàn không đúng với họ, bởi vì họ không có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời không phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.

Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí quyết tâm.

Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương không sợ thất bại. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn; trước khi sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn-xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình” từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập...

8 tháng 1 2019

  Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

   Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

   Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

   Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

   Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tuc-ngu-viet-nam-co-cau-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-hay-giai-thich-va-binh-luan-cau-tuc-ngu-do-c37a17914.html#ixzz5btIMO1Um

8 tháng 1 2019

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

Câu 1:

1: Con trâu là đầu cơ nghiệp

2: Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn

3: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì thôi

4: Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc

5: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

8 tháng 3 2021

giúp em vs

 

 

15 tháng 11 2017

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình. Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác. Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều. Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác. Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.   Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình. Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau". Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình: –     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là… Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều. Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy! 

Học tốt (:) Tk nha mình đầu tiên

15 tháng 11 2017

nhưng đừng lấy trong mẫu nhé

9 tháng 12 2021

0 chép mạng thì em biết sống sao :(

16 tháng 3 2021

Ai cũng có ước mơ cho riêng mình. Biết ước mơ là một điều thật hạnh phúc. Nhưng theo đuổi ước mơ để nó trở thành hiện thực còn đáng trân trọng hơn. Tôi cũng có ước mơ cho riêng mình: ước mơ trở thành ca sĩ. Có lẽ niềm đam mê ấy trong tôi chẳng bao giờ tắt.

Từ khi còn nhỏ,tôi đã được xem trên vô tuyến rất nhiều những chương trình văn nghệ. Tôi cảm thấy thật thích thú khi nghĩ đến việc được đứng trên sân khấu. Đó là một nơi rộng rãi, tuyệt đẹp khi được trang trí hoa văn, màu sắc, rực rỡ những ánh đèn pha màu làm nổi bật lên người biểu diễn. Họ được khoác trên mình những bộ cánh lộng lẫy, đẹp đẽ. Tiếng ca của họ ngân lên, lúc trầm, lúc bổng làm cho mọi người phải lặng yên lắng nghe, ngước nhìn và dành tặng họ những tràng pháo tay tán thưởng. Chính khoảnh khắc ấy khiến tôi lần đầu tiên mơ ước về nghề ca sĩ.

Sau này, khi lớn hơn, tôi hiểu rõ hơn về nghề này. Như bao nghề khác, nó chẳng hào nhoáng như tôi đã từng nghĩ. Người ca sĩ cũng phải làm việc vất vả, cực nhọc, luyện tập ngày đêm và phải được mọi người ủng hộ mới có được chỗ đứng trong lòng khán giả. Từng phút, từng giây trên sân khấu, họ đem tiếng hát của mình mang lại niềm vui cho mọi người. Dù khó khăn, vất vả nhưng càng biết thêm về nghề này, tôi càng yêu nó hơn. Tôi yêu nghề không bởi vì nó nổi tiếng, nhiều tiền, sang trọng mà là vì tôi thích được cất giọng lên góp vui cho cuộc sống. Và rồi khán giả sẽ lắng nghe và theo dõi tôi. Mỗi khi nghĩ đến đó, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

Ước mơ của tôi tuy khó thực hiện nhưng môi trường học tập này luôn tạo điều kiện cho tôi. Mỗi tuần tôi đều đi sinh hoạt câu lạc bộ Âm nhạc và được các thầy cô chỉ bảo nhẹ nhàng, tận tình từng nốt nhạc, khúc hát. Đó như một cái đà giúp tôi thực hiện ước mơ này. Bên cạnh đó, tôi còn có gia đình, thầy cô động viên. Tập hát là một môn văn thể mỹ, vì thế nó sẽ chiếm một phần thời gian học tập của tôi. Nhưng bố mẹ vẫn ủng hộ tôi. Khi tôi đi biểu diễn, bố mẹ đi cùng và xem tôi diễn. Những lúc ấy, tôi thấy ấm áp vô cùng. Tôi không còn run nữa, mà tự tin hơn hẳn. Cả cô giáo tôi cũng vậy. Tuy đi văn nghệ sẽ làm gián đoạn đến các tiết học chính khóa. Vậy mà cô lại tin tưởng tôi có thể hoàn thành tốt cả hai công việc và sẵn sàng để tôi tham gia tập luyện. Tôi có cảm giác, niềm đam mê ấy không chỉ của riêng tôi, mà còn là của người thân tôi nữa vậy.

Có đôi lúc, tôi mường tượng đến khi ước mơ của tôi đã trở thành sự thật. Và ngay thời điểm này, ở chính sân khấu của ngôi trường Trần Văn Ơn đây, tôi biểu diễn phục vụ các bạn. Nhìn xuống, tôi thấy gương mặt các bạn rạng rỡ, tươi tắn, thích thú vô cùng. Dường như những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của các bạn biến mất. Và rồi khi lớn, đứng trên một sân khấu hoành tráng, tôi sẽ đem tiếng hát của mình xua tan đi những bộn bề, phiền muộn hằng ngày của những người luôn đầu tắt mặt tối, hết lòng vì công việc và giờ họ được thư giãn. Tiếng hát đó sẽ không chỉ mang đến cho những thành phố nhộn nhịp, sáng rực ánh đèn sân khấu, mà còn là vùng hải đảo xa xôi, miền núi hẻo lánh, hiểm trở, để giúp người dân nơi đây thêm lạc quan, vui vẻ hơn trong công việc. Tôi sung sướng làm sao khi được dùng tài năng của mình giúp ích cho đời.

Trên con đường thực hiện ước mơ, tôi sẽ còn gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi tin chắc, bố mẹ, thầy cô và bạn bè luôn luôn ở bên giúp đỡ tôi. Và tôi sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để một ngày không xa, ước mơ của tôi sẽ trở thành hiện thực hay dù chỉ là một thành công nho nhỏ.

Tôi nghĩ rằng, không chỉ riêng tôi, mà cả bạn và tất cả mọi người đều có những ước mơ thật cao đẹp cho riêng mình. Hãy nung nấu, theo đuổi ước mơ đến cùng, rồi bạn sẽ thành công. Thành công không phải là một ngôi sao sáng rực trên bầu trời, mà là khi bạn đặt niềm tin và nỗ lực hết mình vào việc đó, tức là bạn đã thành công.