K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2020

Trong những câu thơ trên, bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người và rừng núi quê hương. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên. hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự – nâng niu, mong chờ của cha mẹ.  không chỉ có vậy, thời gian trôi qua, con còn dần trưởng thành trong vòng tay ấm áp của quê hương. Đó là những “người đồng mình” rất cần cù và lạc quan. Các từ ngữ giàu sắc thái biếu hiện: cài nan hoa, ken câu hát đã miêu tả cụ thể những đức tính quý báu ấy của bà con làng bản. Rừng núi quê hương không chỉ thơ mộng, trữ tình mà còn vô cùng khoáng đạt: “cho hoa”, “cho những tấm lòng”. Thiên nhiên vĩ đại đã góp phần nuôi con khôn lớn, nâng đỡ con về cả tâm hồn và lối sống.

* “”: phép liên kết câu dùng quan hệ từ;

Đó”: phép thế.

30 tháng 11 2017

Trong sách Tiếng Việt lớp 4 tập một có một câu chuyện em đã được học mà em thấy rất cảm động. Đó là câu chuyện về Người ăn xin.

Chuyện kể rằng, vào một ngày mùa đông giá rét có một người thanh niên đang đi trên phố thì gặp một người ăn xin già lom khom. Đôi mắt ông lão đỏ ngầu và giàn giụa nước mắt. Môi ông lão tái nhợt, quần áo thì rách tả tơi. Trông ông lão thật là tội nghiệp. Ông lão chìa bàn tay sưng húp vì lạnh ra trước mặt người thanh niên kia và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Nhưng người thanh niên kia cũng đang thương không kém. Anh lục tìm mọi túi quần túi áo trên người mà chẳng có một xu nào. Trong lúc đó ông lão ăn xin vẫn đợi, bàn tay chìa ra run lẩy bẩy. Người thanh niên nhìn ông lão thì rất thương nhưng chẳng còn biết làm cách nào, chẳng có gì cho ông. Anh liền lấy bàn tay mình nắm chặt lấy bàn tay lạnh ngắt đang run rẩy của ông lão. Anh nhìn ông đầy trìu mến và nói:” Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.” Bỗng từ đôi mắt người ăn xin hai hàng lệ tuôn trào. Ông nhìn anh thanh niên chằm chằm và nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu!” Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Câu chuyện thật là xúc động, Cả anh thanh niên và ông lão đều rất khốn khó nhưng họ vẫn chia sẻ tình thương cho nhau. Chính nhờ có tình thương mà con người cảm thấy ấm áp hơn cho dù cuộc sống có khốn khổ đến đâu. Em tự nhủ bản thân mình cũng phải học tập và biết yêu thương những người xung quanh.

30 tháng 11 2017

Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,… con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Vì thế ông cha ta ngày xua có câu: “Kiến tha lâu đầy tổ” để đề cao đức tính chăm chỉ của con người.

Trước hết ta hãy tim hiểu ý nghĩ của câu: ”Kiến tha lâu đầy tổ”. “Kiến” là một loài vật tuy nhỏ bé nhưng rất chăm chỉ, chịu khó. Ở đây có ý chỉ những người cần cù, siêng năng. “Tổ” ở đây muốn chỉ thành quả mà ta đạt được. Ý nghĩa của cả câu muốn nói: Trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,… thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi,… mới đạt được những gì mình mong muốn. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để đạ được thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống.

Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển cùa thế giới.

Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

Để thành công trong cuộc sống, ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,.. thì mới có kết quả được như mong muốn. Trong xã hội, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,… Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng  học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức để tự thân lập nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống.

Đức tính chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Vì vậy ta phải siêng năng, chăm chỉ, nỗ lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời mình, để thành đạt trong xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới.

ai k mk tặng ảnh nha

11 tháng 5 2022

Đoạn văn đảm bảo các nội dung chính sau:

- Giải thích: “tấm lòng” là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con người. Trịnh Công Sơn muốn khẳng định sống trong đời sống, mỗi người cần có một tấm lòng biết quan tâm, yêu thương, biết dành những điều tốt đẹp cho người khác.

- Vì mỗi người chỉ được sống có một lần trong cuộc đời, và “người với người sống để yêu nhau” nên phải dành tất cả những gì tốt đẹp cho mọi người xung quanh thì mới làm cho cuộc sống đẹp hơn, đáng sống hơn.

- Biểu hiện của việc sống có tấm lòng:

+ Tấm lòng trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ: biết sẻ chia, chúng ta nhân đôi niềm vui, chia vợi nửa nỗi buồn. Khi con người biết quan tâm đến nhau, thế giới sẽ không còn khổ đau và bất hạnh.

+ Tấm lòng trong cuộc sống để biết tha thứ và bao dung, để không có sự ích kỉ, hận thù, để xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm êm.

+ Tấm lòng của sự dũng cảm, của đức hi sinh: Dũng cảm để xả thân vì lí tưởng cao đẹp, để biết hi sinh cho những điều xứng đáng.

- Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, vẫn không ít người thiếu những “tấm lòng”, sống nhỏ nhen, chỉ biết vun vén cho bản thân.

- Bài học hành động và liên hệ bản thân: không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nuôi dưỡng tâm hồn, tấm lòng để biết sống vì người khác, biết cho đi.

23 tháng 10 2021

tham khảo

Chuyện người con gái Nam Xương" đã khác hoạc nhân vật Vũ Nương với những phẩm chất đẹp đẽ nhưng lại phải chịu số phận oan khuất. Trước hết, đặt vào hoàn cảnh cuộc sống vợ chồng, nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủy. Biết Trương Sinh có tính hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không lúc nào phải xảy ra thất hòa. Khi xa chồng, nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn ngăn được”. Đó còn là khoảng thời gian Vũ Nương phải một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo. Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực. Hằng đêm, chỉ cái mình trên tường để dỗ dành con nói đấy là cha của nó. Với mẹ chồng, nagf là người con dâu hết mực hiếu thảo,  “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”. Đặc biệt, hoàn cảnh éo le xảy ra-  Trương Sinh đi lính về, do hiểu lầm về lời nóicon trẻ mà đã đánh đuổi Vũ Nương đi. Nàng hết lời phân trần nhưng chống không nghe. Cuối cùng, nàng đã chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá của mình, lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh phỉ nhổ”. Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Thật ai oán biết mấy! Như vậy, Vũ Nương, một người phụ nữ Xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.

 

 

 

23 tháng 10 2021

em thấy hơi lạc đề

 

12 tháng 9 2021

nhớ trả lời giúp tôi nhé

13 tháng 9 2021

Em tham khảo:

 Lão Hạc là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khỗ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vătt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lạo từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.

25 tháng 8 2021

Bn tham khảo tại đây nha:

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/viet-doan-van-dien-dich-ve-que-huong-faq340494.html