K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2018

chưa thấy thầy bao giờ nên chưa thể giới thiệu

Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.Mở bài:    + Giới thiệu khái quát về người thầy (hay cô giáo) mà em sắp kể.    + Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại cho bản thân ấn tượng sâu đậm nhất.Thân bài:    + Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét...
Đọc tiếp

Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.

Mở bài:

    + Giới thiệu khái quát về người thầy (hay cô giáo) mà em sắp kể.

    + Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại cho bản thân ấn tượng sâu đậm nhất.

Thân bài:

    + Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét gây ấn tượng).

    + Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (hoặc tác phong, hoặc tình thương yêu đối với học trò,…).

    + Đối với riêng bản thân em, kỉ niệm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo) đó là gì?

    + Tình cảm của em đối với thầy giáo hay cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nay tuy không còn được học thầy (cô) đó nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy (cô) đó bằng một sự kính trọng và yêu mến sâu sắc ra sao?

3
26 tháng 10 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

13 tháng 11 2018

Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.

Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nổi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.

Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.

Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....

3 tháng 2 2023

Ý 1: Em giới thiệu về tên tuổi, quê quán, sở thích, tài năng, ước mơ và châm ngôn sống kiểu vậy.

3 tháng 2 2023

Ý 2: Em sẽ giới thiệu tương tự bản thân nhưng mà chi tiết tới từng thành viên. Nếu rõ chức vụ của họ trong tổ mình nhé! Và nếu được em có thể nêu thêm em thích chơi với bạn nào nhất. Vì sao?

NG
12 tháng 10 2023

* Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng:

- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hoá tâm linh lớn nhất ở Việt Nam; hàng năm đến ngày Giỗ Tổ và tổ chức Lễ Hội, con cháu trên mọi miền Tổ quốc hành hương về với tấm lòng thành kính dâng lên Tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc.

- Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền Thượng; phần Hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.

+ Trong phần Lễ: từ chiều mồng 9, các làng rước kiệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng, đoàn đại biểu dừng lại kính cẩn dâng lễ vào Thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ thay mặt cho nhân dân cả nước (năm chẵn là đồng chí nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.

+ Phần Hội: diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng, như: đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần… Ngoài ra còn có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như: Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan….

- Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và đạo lý "Ăn quả nhớ người trồng cây", các Vua Hùng cùng các nhân vật liên quan thời kỳ Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Trong các tình huống trên, e sẽ khuyên các bạn cụ thể như sau:

a. Khuyên Ngọc và các bạn nên tham gia vì sẽ biết thêm được nhiều điều thú vị về đất nước cũng như con người Việt Nam. Đó cũng là một cách để học tập và thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước.

b. Khuyên Tuấn: Mỗi quê hương đều có những nét đẹp riêng, bạn nên giới thiệu về những cảnh đẹp của quê hương, đất nước mình.

c. Khuyên Linh: Bạn không sai khi cất đồ dùng cũ để làm kỉ niệm, tuy nhiên chúng sẽ có ích hơn khi bạn gửi chúng đến tay những bạn nhỏ kém may mắn hơn mình. 

d. Khuyên Trung: Bạn nhỏ tuổi nhưng vẫn có thể thể hiện tình yêu Tổ quốc qua những việc làm phù hợp với khả năng của mình như bảo vệ thiên nhiên, giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh, học tập thật tốt…

Qua dàn ý sau:1. Mở bài: Giới thiệu yêu cầu của đề: cảm nghĩ về thầy cô giáo- những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.Văn học dân gian từ xa xưa đã nói cho ta bao lần về công ơn của thầy cô giáo. Dù là thời đại nào, thì người thầy vẫn luôn là người ta mãi đề cao, trọng vọng. Và hơn cả, thầy cô giáo luôn để lại trong ta những suy nghĩ, tình cảm lớn lao!2. Thân bài:Lđ 1: Vai trò của...
Đọc tiếp

Qua dàn ý sau:

1. Mở bài:

 Giới thiệu yêu cầu của đề: cảm nghĩ về thầy cô giáo- những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.

Văn học dân gian từ xa xưa đã nói cho ta bao lần về công ơn của thầy cô giáo. Dù là thời đại nào, thì người thầy vẫn luôn là người ta mãi đề cao, trọng vọng. Và hơn cả, thầy cô giáo luôn để lại trong ta những suy nghĩ, tình cảm lớn lao!

2. Thân bài:

Lđ 1: Vai trò của thầy cô giáo trong cuộc sống của mỗi người.

_THầy cô là người truyền dạy tri thức.

_Thầy cô chắp cánh cho những niềm tin và ước mơ của mỗi người.

_Thầy cô đem đến những bài học làm người, dạy ta cách sống đúng đắn và giúp chúng ta trưởng thành hơn mỗi ngày.

_Tạo ra bước ngoặt đổi thay trong nhận thức, trong tình cảm của mỗi chúng ta.

LĐ 2: Thầy cô- hình ảnh của sự chuẩn mực và đức hi sinh.

_Ngoại hình, trang phục: thầy cô trong tà áo dài thướt tha, trong những bộ đồ công sở nghiêm túc nhưng không phải vẻ lạnh lùng xa cách mà luôn gần gũi, yêu thương học trò hết mực.

_Thấu hiểu từng tâm tư, tình cảm của học sinh thông qua những bài giảng, những câu chuyện nhỏ trong mỗi tiết học.

_Quan tâm đến học sinh bằng tất cả yêu thương của người cha, người mẹ và luôn lo lắng cho tương lai của học trò.

_Lời trách mắng của thầy cô không bao giờ là sự vùi dập hay trù ghét, tất cả đều xuất phát từ trái tim hi vọng học sinh khôn lớn trưởng thành mỗi ngày.

LĐ 3: Tình cảm của học trò với thầy cô giáo.

_Sự biết ơn trân trọng trước những nhọc nhằn của thầy cô. 

_Đôi khi  là sự giận hờn trước cái nhìn đầy nghiêm khắc của thầy cô nhưng sau này nhìn lại, mỗi người thêm nhận thức và hiểu được sự quan tâm lớn lao từ thầy cô dành cho mình.

_Mỗi bài học của thầy cô luôn là hành trang được học trò trân trọng dẫu có trở thành người đi đò nhưng tuyệt không quên bến đò cùng người lái đò năm xưa.

_Những cố gắn trong học tập của học trò, những bông hoa điểm mười, những đóa hoa, những sự biết ơn...là tình cảm lớn của học trò với thầy cô giáo- người chắp cánh tri thức và dựng xây tương lai cho ta.

3. Kết bài:

Thầy cô là người cha, người mẹ của mỗi người. Dưới tình thương của thầy cô, chúng ta mỗi ngày một trưởng thành. Và dù là người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hay đã sớm xa nơi trường xưa thì ta cũng không được quên đi công ơn cô thầy dạy dỗ ta nên người. 

Em hãy làm một bài văn theo dàn ý đó.

0
26 tháng 10 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

Hk tốt

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không m­ướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp. Ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng, nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên...

Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ "My pen" lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút. Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ước được cầm nó trong tay...

Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình...

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở, bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không... Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp! Sau khi nghe bạn lớp tr­ưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì, có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào... Cô yên lặng ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:

- Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi, nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như­ có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trư­ờng, chỉ một cái gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra...Bạn bè sẽ thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa...Tôi sợ hãi, ân hận, xấu hổ, bẽ bàng...Tôi oà khóc, tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn... Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng, cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ trôi qua...

Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp, gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

- Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng...Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu...

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường, coi rẻ...

Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tôi đã lớn, đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình, tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ

12 tháng 11 2021

 Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh........

đền Kim Liên nhé 

Theo người dân sống lâu năm gần Đình Kim Liên: Sau phần lễ, các dòng họ lần lượt dâng những mâm cỗ cầu kỳ tái hiện ẩm thực của người Hà Nội. Đã từng có những mâm cỗ 7 tầng chất ngất, đẹp như một tác phẩm nghệ thuật nhưng mang đầy đủ ý nghĩa của mối giao hoà giữa con người và trời đất, có những mâm cỗ “khắc” ông Lã Vọng áo tơi nón lá ngồi câu cá bên bờ ao mà tất cả chỉ bằng xôi và gà… Để làm được mâm cỗ ấy, người ta phải cầu kỳ chuẩn bị cả tháng trời. Tiếp sau đó là lễ rước với 4 kiệu: kiệu long đình, kiệu ông, kiệu bà và kiệu võng, người dân theo địa phận của làng đi từ phố Kim Hoa đến Đào Duy Anh rồi trở về đình Kim Liên tạo nên một hình ảnh rất đẹp.

Lễ hội thu hút đông đảo người dân không chỉ khu vực gần Đình Kim Liên mà còn là nhân dân Thủ đô tới tham dự. Lễ hội còn có nhiều trò chơi truyền thống như: chọi chim, cờ người, bóng bàn, thi đấu võ thuật… Việc tổ chức những trò chơi như thế này đã góp phần quảng bá thêm về lễ hội Đình – Đền Kim Liên, cũng như bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Với kiến trúc độc đáo và lễ hội đầy màu sắc, có thể nói, cùng với thần Bạch Mã ở đền Bạch Mã, thần Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, thần Linh Lang ở đền Thủ Lệ đã họp thành “Thăng Long tứ trấn” – nổi tiếng của trấn phía Nam Kinh thành Thăng Long xưa.

24 tháng 11 2023

Tham khảo: