K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2018

Hoa và An học cùng lớp với nhau. Hôm nay, đến lớp An nhận được thông báo nộp tiền sinh hoạt Đoàn. An vốn dĩ nhà nghèo, bố mẹ đau ốm nên không mấy khi cậu có tiền sẵn trong ngừoi. Nên An đã quyết định vay tiền của Hoa để nộp cho cán bộ lớp. Biết An là học sinh ngoan lại nhà nghèo nên Hoa ngay lập tức đồng ý cho bạn mượn. Khi nộp xong An quay lại cảm ơn Hoa và hứa ba ngày nữa sẽ trả cho Hoa. Đi học về, An định sẽ xin mẹ tiền trả Hoa, nhưng An vô tình nghe được câu chuyện của mẹ và bố về khoản tiền nợ mà bác Tư sắp phải trả. Nghĩ lại, An không muốn xin mẹ nữa, để mẹ đỡ phải lo thêm. An quyết định tranh thủ tan học đi bắt một ít cua để bán lấy tiền trả Hoa. Đúng như hẹn, ba ngày sau, An trả Hoa 60 nghìn tiền đã vay nộp quỹ. Hoa nghĩ thầm, An quả là một bạn học sinh có lòng tự trọng.

5 tháng 5 2017

Em hãy kể một câu chuyện về tính tự trọng của chính bản thân em, hay được nghe kể lại từ bạn bè, bố mẹ, hay được đọc trong sách báo, xem tivi.

3 tháng 4 2017

Em có thể kể một câu chuyện về tính tự trọng của chính bản thân em, hay được nghe kể lại từ bạn bè, bố mẹ, hay được đọc trong sách báo, xem tivi.

12 tháng 9 2017

Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ. Khách ăn khá đông, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mạ con tôi phải ngồi ở chiếc bàn ngoài cùng, sát vỉa hè.

Lúc hai tô phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng mời:

- Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!

Mẹ tôi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả lại tiền thừa.

Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng cả hai tay:

- Cháu gửi lại cô ạ!

Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lòng tự trọng.



13 tháng 9 2016

1) Rèn tính tự trọng:- Coi trọng , giữ gìn phẩm cách,biết điều chỉnh hành vi sao cho chuẩn mưc đạo đức xã hội.

                                  -Cư xử đàng hoàng , đúng mực.

                                     -Biết giữ lời hứa

                                  -Luôn làm tròn trách nghiệm được giao phó.

                                 -Không để người khác phải trê chách, nhắc nhở.

2)

Khí trời nóng nực, tôi ghé vào một quán cốc vỉa hè làm 1 chai sting cho mát họng. Ngồi cách tôi không xa, phía trước có 2 thanh niên đang ngồi nhâm nhi 2 chai Dr. Thanh. Bỗng từ đâu một em bán vé số lủi thủi giữa trời trưa nắng nóng ghé vào quán nước mời tôi mua. Thú thật là từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ mua vé số nên cũng “Thôi anh không mua đâu.

Em ấy bước ra ngoài mời vé số 2 thanh niên kia và cũng nhận được sự đáp trả không tốt. Thất bại, em ấy bước ra ngoài thì bỗng tiếng nhựa vang lên, 1 chai Dr. Thanh bị gã thanh niên kia ném ra ngoài đường. Em đi tới cúi lượm nó. Gã thanh niên còn lại thấy thế liền ném cả chai Dr. Thanh rỗng còn lại ra xa hơn, và em vẫn tiếp tục nhặt nó lên. Tôi đinh ninh rằng “Chắc nó lượm ve chai luôn kiếm thêm thu nhập” nhưng tôi đã lầm, em ấy mang 2 chai rỗng ấy bỏ vào sọt rác. Thấy thế tôi liền ngoắt nó vào, nó tưởng tôi mua giúp nó chăng nên nó chạy ù đến chìa xấp vé số ra mời. Tôi nói

_Anh không mua đâu em ơi, sao em không nhặt nó bán về tích trữ dần để bán ve chai?
Nó trả lời:
Cô giáo em từng dạy là không được xả rác bữa bãi.
Tôi liền hỏi:
_ Thế em học lớp mấy?
_ Em học lớp 5 nhưng mà em nghỉ học rồi. Em từng làm sao đỏ trong trường. Em sẽ lượm 2 chai đó về bán nếu như 2 anh đó làm rớt dưới bàn chứ không quăng ra đường như vậy. Nghèo nhưng mà em cũng có lòng tự trọng chứ anh!
Giọng nói của nó thật dễ nghe và tôi đã hiểu rõ vấn đề. Tôi liền nói với nó đưa vé số cho tôi mua ủng hộ 2 tờ, nó hỏi:
_ Tại sao lúc nãy em mời anh không mua mà bây giờ anh lại mua?
Cái miệng không cân nhắc của tôi buông câu trả lời:
_ Anh thấy em tội nghiệp nên anh mua ủng hộ.
Nó đứng dậy trả lời ngay:
_ Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp.
Nó đi vội vàng ra cửa, quẹo trái và đi nhanh hẳn. Tôi đứng nhìn theo, lòng thầm nghĩ ngợi lung tung. Tôi đã không đủ lòng tự trọng khi đối diện với nó và tôi cũng đã rút ra bài học quý giá về cách cư xử giữa con người với nhau, nhất là khi người lớn với con nít.

3)

-Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng.
        Joan Didion

-Hào phóng là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho. Tự trọng là lấy ít hơn những gì bạn cần lấy.
                Khalil Gibran

-Ai cũng có lòng tự trọng. Tôi sẵn sàng quên đi nó, nhưng do mình tự quyết chứ không phải vì ai đó bảo mình.
               Ngạn ngữ Tây Ban Nha

-Không gì xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu.
            Thomas Carlyle

-Danh dự quý hơn tiền bạc.Đói miếng hơn tiếng đời. Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn.

-Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng.
Nguyễn Bá Thanh

-Lòng tự trọng và sự khiêm nhường là những viên đá nền cho lòng trắc ẩn.
                             Theodore Isaac Rubin

-Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng.
Hồ Chí Minh

-Đói cho sạch, rách cho thơm – Ca dao tục ngữ Việt Nam

9 tháng 9 2016

“Vé số! Vé số! Chiều xổ đây!” Đó là tiếng rao của đứa trẻ trạc tuổi tôi mà mỗi lần đi ngang qua tiệm cà phê Ngọc Châu cạnh bờ hồ Trúc Giang thuộc trung tâm thị xã mà tôi thường nghe rất quen thuộc.

 

 

Thú thật là tôi không biết tên bạn ấy và cũng không rõ nhà bạn ây ở chỗ nào? Nghe tiếng rao chào mời dẻo quẹo, hay hay, tôi và Vượng dừng lại nhìn cậu bạn rao mời hết bàn này đến bàn khác: “Cặp vé số gánh đẹp lắm anh ơi, mua giùm em! Còn cặp này số đẹp rồng bay, hay ra lắm! Và đây nữa, cặp nguyên số thần tài, chú mua đi, chiều “dô” đây!”… Lời chào mời của cậu vừa dịu dàng vừa tha thiết, làm cho khách hàng không có ý định mua cũng phải xiêu lòng mua vài ba tờ. Bất chợt có một vị khách ăn mặc sang trọng vẫy cậu tới, nói:

–    Cặp “thần tài” bao nhiêu tờ hả cháu? –    Dạ, năm mươi ạ! Vị khách cầm lấy cặp vé số, rồi rút bóp đưa cho cậu tờ giấy bạc một trăm nghìn loại tiền mới. Cậu cầm lấy, vẻ mặt hớn hở, cám ơn vị khách. Vị khách đi rồi, cậu tần ngần nhìn theo như muôn gửi lời chào cám ơn. Thế rồi, cậu mân mê tờ giấy bạc. Bỗng cậu hớt hơ hớt hải đuổi theo vị khách. Vừa chạy cậu vừa kêu to: –    Chú gì ơi! Chờ cháu với! Chú trả dư tiền cho cháu một trăm ngàn, nè! Ông khách cảm động xoa đầu cậu, nói: –    Cảm ơn cháu! Cháu là một đứa trẻ thật thà trung thực có lòng tự trọng. Chú biếu luôn cho cháu đấy! –    Không! Cháu không nhận đâu. Chú mùa giùm cháu nhiều như thế là cháu cám ơn rồi. Nói xong, cậu nhét tờ giấy bạc năm mươi ngàn vào túi vị khách rồi tung chân sáo nhảy đi, miệng huýt gió bài gì đó không rõ. Chuyện về cậu bé bán vé số là thế. Nghèo mà không tham – một phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng mà tôi và Vượng chứng kiến từ đầu chí cuối. Tôi rất cảm phục người bạn không quen không biết tên đó. Nếu có điều kiện tôi sẽ kết thân với người bạn ấy.

 

4 tháng 2 2018

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

4 tháng 2 2018

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.

17 tháng 5 2020

tớ ko bt

nếu bạn nói ko sao chép trên mạng thì tiên biêt !

18 tháng 2 2022

5A mấy vậy trường nào

4 tháng 9 2018

              THAM KHẢO NHÓE           

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là 
hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai 
dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không 
thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn 
lòng… 
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người 
đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học 
tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên 
cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người 
tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.Mẹ đâu biết khi mẹ lên 
nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn 
học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, 
nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: 
“Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.Đứng trước cửa, tôi 
bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước 

vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như 
đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm 
tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không 
kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo 
rồi tắm rửa đi!”.Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, 
mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau 
ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn 
quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ 
cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không 
ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói 
dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn 
chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở 
ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá. 
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà 
thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ 
vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi 
lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…Khi Thượng đế tạo ra 
con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi 
người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên 
con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không 
thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống 
giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi 
lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn 
rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa 
sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã 
biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi 
cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi. 
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. 
Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra 

được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn 
vẫn đang có, đó là tình thương. 
“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử 
Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

4 tháng 9 2018

nhok lạnh lùng , mơn b nha ><

1 tháng 2 2018

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.