K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Câu 1: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng : (2đ) 1. Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là: A. Bóc lột tô thuế B. Cống nạp nặng nề C. Đồng hoá nhân dân ta D. Chia ra để trị 2. Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra vào năm: A. 248 B. 542 C. 722 D. 776 3. Nét độc đáo của văn hoá Chămpa là: A. Tháp Chăm B. Chữ...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Câu 1: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng : (2đ)

1. Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là:

A. Bóc lột tô thuế B. Cống nạp nặng nề

C. Đồng hoá nhân dân ta D. Chia ra để trị

2. Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra vào năm:

A. 248 B. 542 C. 722 D. 776

3. Nét độc đáo của văn hoá Chămpa là:

A. Tháp Chăm B. Chữ viết C. Tôn giáo D. Không có

4. Người lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm đấu tranh giành độc lâp là:

A. Mai Thúc Loan B. Khu Liên

C. Lý Bí D. Phùng Hưng

Câu 2: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng (2đ)

A (Thời gian)

B (Sự kiện lịch sử)

1. Năm 544

a) Hai Bà Trưng hy sinh

2. Năm 722

b) Cuộc kháng chiến chống quân Lương thắng lợi

3. Tháng 3/43

c) Lý Bí lên ngôi hoàng đế

4. Năm 550

d) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ

II. Tự luận: (6đ)

Câu 3: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I - thế kỉ VI có gì thay đổi? (2đ)

Câu 4: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí. Vì sao các hào kiệt hưởng ứng sôi nổi cuộc khởi nghĩa? Em có suy nghĩ gì về việc Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân? (4đ)

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN SỬ LỚP 6 NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Câu 1: Nối thời gian ở cột A với sự kiện tương ứng ở cột B cho đúng (2đ)

A (Thời gian)

B (Sự kiện lịch sử)

a) Năm 542

1. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

b) Năm 544

2. Nước Vạn Xuân thành lập

c) Năm 679

3. Khởi nghĩa Phùng Hưng

d) Năm 722

4. Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ

5. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ

Câu 2: Hãy chọn và điền những cụm từ cho sẵn dưới đây vào chỗ (…) cho đúng (2đ):

Đồng lầy lội. Cao khô ráo. Dùng thuyền nhỏ.

Lau sậy um tùm. Thuyền độc mộc.

Dạ trạch là một vùng …......……….......…mênh mông ........................................

………. Ở giữa có một bãi đất .........….................… , có thể ở được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn , chỉ có thể….................................., chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được.

II. Tự luận (6đ)

Câu 3: Trình bày nguyên nhân , diễn biến, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542. (4đ)

Câu 4: Hãy nêu tình hình kinh tế nước Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Người Chămpa và người Việt có mối quan hệ như thế nào trong cuộc sống. (2đ)

1

ai sắp thi sử vào luyện trước rồi thi

chúc các bạn thi tốthahahahahaha

22 tháng 3 2021

Về hành chính: Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã.

Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm. 

Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất.

Nhận xét: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến phương Bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta và chính sách đồng hóa của chúng là thâm độc nhất.

Thâm Độc:

Chính sách đồng hóa là thâm độc nhất bởi vì khi chúng thực hiện chính sách này, nhân dân ta và thế hệ sau này sẽ mất đi văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán dân tộc, mất đi ngôn ngữ, tiếng nói, dần dần biến người Việt thành người Trung Quốc, để dễ dàng cai trị, biến nước ta thành 1 tỉnh, thuộc địa của chúng mãi mãi.

22 tháng 3 2021

đồng hóa

3 tháng 5 2021

-đầu thế kỉ 3 , nhà ngô tách châu Giao thành Quảng Châu(Trung Quốc) và Giao Châu(Âu Lạc cũ)

-đưa người hán sang làm Huyện lệnh

-Lao dịch,cống nạp nặng nề

-đưa người hán sang ở lẫn với dân ta

-bắt dân ta học chữ hán và làm theo phong tục của ngf hán

-thu nhiều thứ thuế nhất là thuế muối và thuế sắt.

 

17 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:

+ Sử dụng chế độ tô thuế.

+ Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...).

+ Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt.

Chính sách đồng hóa nhân dân ta là nguy hiểm nhất vì chinh sách đó khiến nhân dân ta không thể tìm lại cội nguồn của chính mình

17 tháng 3 2022

-Bắt cống nạp sản vật quý

-Chính sách đồng hóa nhân dân ta

19 tháng 3 2022

refer

-Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế nặng nề: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,..

- Chính sách thâm hiểm nhất là: đồng hóa dân tộc ta. 

19 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắc những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt.

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

14 tháng 5 2021

HELP ME CHỦ NHẬT NỘP RÙI AI TRẢ LỜI ME K HẾT CHO

15 tháng 5 2021

giải giúp me k cho

I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm):              Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1:(0,5đ): Internet là mạng: A. Kết nối hai máy tính với nhau.                    B. Kết nối các máy tính trong một nước. C. Kết nối nhiều mạng máy tính trong phạm vi toàn cầu.      D. Kết nối các máy tính trong một thành phố. Câu 2: (0,5đ)): Đâu là địa chỉ thư điện tử? A....
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm):

             Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1:(0,5đ): Internet là mạng:

A. Kết nối hai máy tính với nhau.                   

B. Kết nối các máy tính trong một nước.

C. Kết nối nhiều mạng máy tính trong phạm vi toàn cầu.     

D. Kết nối các máy tính trong một thành phố.

Câu 2: (0,5đ)): Đâu là địa chỉ thư điện tử?

A. khoa123@gmail.com                        B. khoa123.gmail.com               

C. khoa123.google.com                         D. khoa123@google.com

Câu 3: (0,5đ): Muốn gửi thư điện tử máy tính phải được:

A. Kết nối mạng Internet.                                B. Cài đặt phần mềm diệt Virus.

C. Cài đặt phần mềm soạn thảo.                      D. Cài đặt phần mềm trình duyệt.

Câu 4: (0,5đ): Quy tắc khi sử dụng Internet là:

A. Được chấp nhận tin nhắn và gặp gỡ người chưa quen biết trên Internet.                     

B. Được tin tưởng và tải các phần mềm miễn phí không có kiểm duyệt.

C. Được chấp nhận và tham gia vào các trang web không lành mạnh.                          

D. Giữ an toàn, không gặp gỡ, không chấp nhận và kiểm tra độ tin cậy của thông tin.

Câu 5: (0,5đ): Thông tin trên Internet được tổ chức như thế nào?

A. Tương tự như trong sách.                            B. Thành từng văn bản rời rạc.

C. Thành siêu văn bản có liên kết.                   D. Một cách tùy ý.

Câu 6: (0,5đ): Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm thông tin ta dùng dấu nào?

A. Cặp dấu ngoặc đơn.                                    B. Cặp dấu ngoặc nhọn.

C. Cặp dấu ngoặc kép.                                    D. Dấu bằng.

Câu 7: (0,5đ): Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng dịch vụ trên Internet?

A. Mở thư điện tử do người lạ gửi.                 

B. Vào trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà.

C. Tải các phần mềm miễn phí không có kiểm duyệt.

D. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin.

Câu 8: (0,5đ): Để kết nối với Internet người dùng cần phải làm gì?

A. Đăng kí với nhà cung cấp dịch vụ

B. Đăng kí với chính quyền địa phương.

C. Đăng kí với công an

D. Không cần đăng kí.

II. Tự luận: (6,0 điểm):

Câu 1: (3,0 điểm): Em hãy nêu một số biện pháp để bảo vệ “an toàn thông tin” trên Internet?

Câu 2: (2,0 điểm): Em hãy đưa ra các bước để tìm kiếm thông tin trên Internet?

Câu 3: (1,0 điểm): Em hãy giải thích tại sao Internet lại được sử dụng rộng rãi và ngày càng 

1
20 tháng 12 2023

Câu 1:(0,5đ): Internet là mạng:

A. Kết nối hai máy tính với nhau.                   

B. Kết nối các máy tính trong một nước.

C. Kết nối nhiều mạng máy tính trong phạm vi toàn cầu.     

D. Kết nối các máy tính trong một thành phố.

Câu 2: (0,5đ)): Đâu là địa chỉ thư điện tử?

A. khoa123@gmail.com                       

B. khoa123.gmail.com               

C. khoa123.google.com                        

D. khoa123@google.com

Câu 3: (0,5đ): Muốn gửi thư điện tử máy tính phải được:

A. Kết nối mạng Internet.                                B. Cài đặt phần mềm diệt Virus.

C. Cài đặt phần mềm soạn thảo.                      D. Cài đặt phần mềm trình duyệt.

Câu 4: (0,5đ): Quy tắc khi sử dụng Internet là:

A. Được chấp nhận tin nhắn và gặp gỡ người chưa quen biết trên Internet.                     

B. Được tin tưởng và tải các phần mềm miễn phí không có kiểm duyệt.

C. Được chấp nhận và tham gia vào các trang web không lành mạnh.                          

D. Giữ an toàn, không gặp gỡ, không chấp nhận và kiểm tra độ tin cậy của thông tin.

Câu 5: (0,5đ): Thông tin trên Internet được tổ chức như thế nào?

A. Tương tự như trong sách.                            B. Thành từng văn bản rời rạc.

C. Thành siêu văn bản có liên kết.                   D. Một cách tùy ý.

Câu 6: (0,5đ): Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm thông tin ta dùng dấu nào?

A. Cặp dấu ngoặc đơn.                                    B. Cặp dấu ngoặc nhọn.

C. Cặp dấu ngoặc kép.                                    D. Dấu bằng.

Câu 7: (0,5đ): Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng dịch vụ trên Internet?

A. Mở thư điện tử do người lạ gửi.                 

B. Vào trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà.

C. Tải các phần mềm miễn phí không có kiểm duyệt.

D. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin.

Câu 8: (0,5đ): Để kết nối với Internet người dùng cần phải làm gì?

A. Đăng kí với nhà cung cấp dịch vụ

B. Đăng kí với chính quyền địa phương.

C. Đăng kí với công an

D. Không cần đăng kí.

II. Tự luận: (6,0 điểm):

Câu 1: (3,0 điểm): Em hãy nêu một số biện pháp để bảo vệ “an toàn thông tin” trên Internet?

1.     Không nhấp vào các đường link lạ ...

2.     Sử dụng mật khẩu khó đoán. ...

3.     Thay đổi mật khẩu định kỳ ...

4.     Không tin tưởng người quen biết thông qua mạng. ...

5.     Không chia sẻ thông tin cá nhân bừa bãi. ...

6.     Luôn kiểm tra website cung cấp dịch vụ ...

7.     Nhớ thực hiện đăng xuất.

Câu 2: (2,0 điểm): Em hãy đưa ra các bước để tìm kiếm thông tin trên Internet?

1.     Bước 1: Mở trình duyệt (chrome, cốc cốc, firefox, opera…)

2.     Bước 2: Nhập địa chỉ máy tìm kiếm.

3.     Bước 3: Nhập từ khóa tìm kiếm.

4.     Bước 4: Lựa chọn kết quả tìm kiếm.

Câu 3: (1,0 điểm): Em hãy giải thích tại sao Internet lại được sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển.

Internet là mạng máy tính toàn cầu, nhờ đó mà thông tin được trao đổi và truyền tải đi khắp nơi, mang lại nhiều lợi ích cho con người và cho sự phát triển của xã hội.

4 tháng 3 2022

Tham khảo: Trong các chính sách cái trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, chính sách thâm đọc nhất là chính sách đồng hoá. Vì chính sách đồng hoá nhằm xoá bỏ dân tộc ta

4 tháng 3 2022

Tham khảo

Trong các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, chính sách thâm độc nhất là chính sách đồng hoá. Vì chính sách đồng hoá nhằm xoá bỏ dân tộc ta.

5 tháng 5 2016

Vì chinh sách đó khiến nhân dân ta không thể tìm lại cội nguồn của chính mk.

 

5 tháng 5 2016

Vi muon bien nuoc ta thanh 1 phan cua lanh tho TQ , dan ta thanh quan TQ

20 tháng 3 2021

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

 

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

 

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

 

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

 

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

 

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

 

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

30 tháng 4 2023

loading...  

8 tháng 5 2016

1. Chính sách cai trị:

 - Với những chính sách cai trị thâm độc và tàn bạo, đã đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn vè mọi mặt. Đặc biệt, chính sách thâm hiểm nhất là chúng muốn đồng hóa nhân dân ta.

2. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ là;

 - Hành chính chia thành 6 châu: Giao Châu, Hoàn Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu.

 - Chủ trương: chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giữ chức quan trọng.

 - Đặt ra hàng trăm thứ thuế.

3. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là:

  a, Về xã hội:

 - Phân hóa ngày càng sâu sắc.

  b, về văn hóa:

- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận, huyện.

- Nho giáo, Phật giáo, Nho giáo và các luật lệ, phong tục du nhập vào nước ta.

- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói cỏa nước ta.

- Sinh hoạt theo nét sống và phong tục của mình: xăm hình, ăn trầu, nhộm răng, làng bánh trưng, bánh giầy,...

- Nhân dân ta học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

23 tháng 4 2016

5.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán nh­­ư thế nào?

 - Ngô Quyền ( 898- 944) Người Đường Lâm ( Hà Tây)

- Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức.

- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc giết Kiều Công Tiễn để trừ hậu hoạ. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán nhân cớ đó Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ 2.

- Năm 938 vua Nam Hán sai con Lư­­u Hoằng Tháo sang xâm lư­­ợc n­­ước ta.

- Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. Ông cho quân đóng bãi cọc ngầm xuống lòng sông Bạch Đằng ở nơi hiểm yếu  và bố trí quân mai phục 2 bên bờ.