K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

@Thảo Phương Đề thi hóa trường t đây nè :)) Câu 1 : Trình bày tính chất hóa học của hidro. Viết phương trình hóa học minh họa cho tính chất ấy ? Câu 2 : Hoàn thành các phương trình hóa học sau . Cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng hóa học nào ? (1) KClO3 ----> O2 + ....... (2) KMnO4 ----> O2 + .......... + ............. (3) H2 + ........ ----> H2O (4) ....... + O2 ----> CaO (5) ....... + CO2 ---> CaCO3 + ...... (6) Na2O + .........
Đọc tiếp

@Thảo Phương Đề thi hóa trường t đây nè :))

Câu 1 : Trình bày tính chất hóa học của hidro. Viết phương trình hóa học minh họa cho tính chất ấy ?

Câu 2 : Hoàn thành các phương trình hóa học sau . Cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng hóa học nào ?

(1) KClO3 ----> O2 + .......

(2) KMnO4 ----> O2 + .......... + .............

(3) H2 + ........ ----> H2O

(4) ....... + O2 ----> CaO

(5) ....... + CO2 ---> CaCO3 + ......

(6) Na2O + ...... ---> NaOH

(7) P2O5 + ...... ---> H3PO4

Câu 3 : Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch : natri hidroxit, kali clorua, canxi hidroxit, axit sunfuric

Câu 4 : Hãy gọi tên và phân loại các chất có CTHH sau : H2S ; HNO3 ; Fe2(SO4)3 ; SO3 ; NaHCO3 ; KOH ; NaH2PO4 ; NaCl ; FeO

Câu 5 : Cho 2,7g nhôm tác dụng vừa hết với 200ml dung dịch H2SO4

a) Tính thể tích khí H2 (đktc) và khối lượng muối thu được

b) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng

Câu 6 : Hòa tan hoàn toàn 2,3g 1 kim loại chưa biết vào nước dư. Sau khi phản ứng kết thúc người ta thu được 1,12 lít khí hidro (đktc). Xác định tên kim loại.

- Tin nổi ko, làm trong 45' đấy ^^

5
25 tháng 4 2018

Câu 1 : Trình bày tính chất hóa học của hidro. Viết phương trình hóa học minh họa cho tính chất ấy ?

+ Tác dụng với oxi

\(2H_2+O_2\underrightarrow{t^0}2H_2O\)

+ Tác dụng với oxit kim loại

\(ZnO+H_2\underrightarrow{t^0}Zn+H_2O\)

Câu 2 : Hoàn thành các phương trình hóa học sau . Cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng hóa học nào ?

(1) \(2KClO_3\underrightarrow{t^0}2KCl+3O_2\)

(2) \(2KMnO_4\underrightarrow{t^0}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)

(3) \(2H_2+O_2\underrightarrow{t^0}2H_2O\)

(4) \(2Ca+O_2\underrightarrow{t^0}2CaO\)

(5) \(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\underrightarrow{t^0}CaCO_3+H_2O\)

(6) \(Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\)

(7) \(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)

Câu 3 : Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch : natri hidroxit, kali clorua, canxi hidroxit, axit sunfuric

+ Nhúng quỳ tím vào các dung dịch

- Nếu dung dịch nào làm quỳ tím chuyển thành màu xanh → đó là NaOH,Ca(OH)2

- Nếu dung dịch nào làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ → đó là \(H_2SO_4\)

- Nếu quỳ tím ko đổi màu → đó là KCl

+ Phân biệt NaOH và Ca(OH)2 : Sục khí CO2 vào hai dung dịch

- Nếu dung dịch nào xuất hiện vẩn đục màu trắng → đó là Ca(OH)2

- Nếu ko có hiện tượng gì → đó là NaOH

Câu 4 : Hãy gọi tên và phân loại các chất có CTHH sau : H2S ; HNO3 ; Fe2(SO4)3 ; SO3 ; NaHCO3 ; KOH ; NaH2PO4 ; NaCl ; FeO

+ Oxit : \(SO_3:\) Lưu huỳnh trioxit \(FeO\) : Sắt (II) oxit + Axỉt \(H_2S\) : Hidro sunfua \(HNO_3:\) Axit nitric + Bazo \(KOH:\) Kali hidroxit + Muối \(Fe_2\left(SO_4\right)_3\) : Sắt (III) sunfat : Muối trung hòa \(NaHCO_3\) : Natri hidrocacbonat : Muối axit \(NaH_2PO_4\) : Natri dihidrophotphat : Muối axit \(NaCl\) : Natri clorua

Câu 5 : Cho 2,7g nhôm tác dụng vừa hết với 200ml dung dịch H2SO4

a) Tính thể tích khí H2 (đktc) và khối lượng muối thu được

\(2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\)

200 ml = 0,2 l

\(n_{Al}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{2,7}{27}=0,1\left(mol\right)\)

Theo PTHH : \(n_{H_2}=\dfrac{3}{2}.n_{Al}=\dfrac{3}{2}.0,1=0,15\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow V_{H_2}=n.22,4=0,15.22,4=3,36\left(l\right)\)

Theo PTHH : \(n_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=\dfrac{1}{2}.n_{Al}=\dfrac{1}{2}.0,1=0,05\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=n.M=0,05.342=17,1\left(g\right)\)

b) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng

Theo PTHH : \(n_{H_2SO_4}=n_{H_2}=0,15\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow C_M=\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,15}{0,2}=0,75\left(mol\right)\)

Câu 6 : Hòa tan hoàn toàn 2,3g 1 kim loại chưa biết vào nước dư. Sau khi phản ứng kết thúc người ta thu được 1,12 lít khí hidro (đktc). Xác định tên kim loại.

Gọi tên kim loại là A có hóa trị x

\(n_{H_2}=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{1,12}{22,4}=0,05\left(mol\right)\)

PTHH : \(2A+2xH_2O\rightarrow2A\left(OH\right)_x+xH_2\)

Theo PTHH : \(n_A=\dfrac{2}{x}.n_{H_2}=\dfrac{0,1}{x}\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow M_A=\dfrac{m}{n}=2,3:\dfrac{0,1}{x}=23x\left(g/mol\right)\)

Thử các gtri của x

+ Nếu x = 1 → \(M_A=23\) ( t/m) → A là Natri

+ Nếu x = 2 → \(M_A=46\) ( Ko t/m )

+ Nếu x = 3 → \(M_A=69\) ( ko t/m )

Vậy A là Natri ( Na )

25 tháng 4 2018

Oh My got!!Để t làm thử!!Bạn nào thích có thể làm thử đi

6 tháng 7 2021

Tính chất hóa học của nước :

Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường :

Pt : Ca + 2H2\(\rightarrow\) Ca(OH)2 + H2

        Na + 2H2\(\rightarrow\) 2NaOH + H2

Tác dụng với oxit bazo :

Pt : CaO + H2\(\rightarrow\) Ca(OH)2

       K2O + H2\(\rightarrow\) 2KOH

Tác dụng với oxit axit

Pt : SO3 + H2\(\rightarrow\) H2SO4

        P2O5 + 3H2\(\rightarrow\) 2H3PO4

 Chúc bạn học tốt

       

 

6 tháng 7 2021

       Tính chất hh của nước:

✱Tác dụng với kim loại:

VD: Na + H2O → NaOH + \(\dfrac{1}{2}\)H2

        Ca + 2 H2O → CaOH + H2

Tác dụng với oxit bazơ:

VD: K2O + H2O → KOH 

       BaO + H2O → Ba(OH)2

✱Tác dụng với oxit axit:

VD: CO+ H2O → H2CO3

       SO+ H2O → H2SO3

 

2 tháng 3 2022

Mình nghĩ cái này thuộc kiến thức cơ bản, bạn nên tự học trong SGK thì hơn là đi đăng câu hỏi ở Hoc24

17 tháng 4 2022

b. Tính chất hóa học của nước

- Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

    PTHH: K + H2O → KOH + H2

- Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

   VD: K2O + H2O → 2KOH

- Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…

- Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

   VD: SO3 + H2O → H2SO4

17 tháng 4 2022

-Tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit

\(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)

-Tác dụng với một số oxit bazơ tạo hành bazơ

\(Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\)

-Tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí H2

\(2K+2H_2O\rightarrow2KOH+H_2\)

27 tháng 2 2022

Những câu hỏi này là kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa em nhé. Em chịu khó lấy sách ra đọc nha, khi nào mà không hiểu thì em có thể hỏi chị nha!

25 tháng 2 2022

Dài nhỉ :> chia nhỏ ra

4 tháng 5 2023

a) \(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\)

b) \(n_{Mg}=\dfrac{2,4}{24}=0,1\left(mol\right)\)

Theo PTHH: \(n_{H_2}=n_{Mg}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{H_2}=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\)

c) \(C\%_{MgSO_4}=\dfrac{0,1.120}{2,4+100-0,1.2}.100\%\approx11,74\%\)