K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2018

cau 1,Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ tương lai của nước nhà"1; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người".

Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách. Người viết: "có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thuần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa".

Nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Hồ Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, đạo đức cán bộ và đạo đức công dân. Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người có công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.

- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh

Cũng như với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp sinh viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất đó được Người tóm tắt trong "Sáu cái yêu:

Yêu Tổ quốc, Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân.

Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm. Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.

Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.

Yêu khoa học và kỷ luật: bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ luật".

Theo người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, "không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hoi mình đã làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào". Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang"1. Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ rõ: "Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù... Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ".

câu 2,Câu 2 : Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng chí Bí thư Chi bộ Trường THPT Nguyễn Trân đã phát động sâu rộng phong trào đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Trong quá trình triển khai đã xuất hiện nhiều tấm gương học sinh nổi bật trong học tập và phong trào. Tiêu biểu nhất là em Hoàng Quốc Đạt, học sinh lớp 11AB1 (Niên khóa 2016 – 2019) đã đạt nhiều thành tích cao trong học tập, trong hoạt động phong trào của Đoàn trường, của lớp.
Đối với Hoàng Quốc Đạt, nhiệm vụ quan trọng nhất của người học sinh là học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức. Vì vậy việc học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ phải được thể hiện trong suy nghĩ và hành động một cách cụ thể, thiết thực nhất. Về học tập, Đạt đặt ra cho mình nguyên tắc để thực hiện: “Xác định đúng động cơ, mục đích học tập. Rèn luyện các kỹ năng để việc học tập đạt hiệu quả”. Theo lời Bác dạy: “Ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên, việc giáo dục đào tạo không phải là “cầm tay chỉ việc”, uốn nắn từng chút một, mà quan trọng là phải truyền được cho các em tinh thần tự học, tự khám phá, chủ động, sáng tạo, giúp các em định hướng được mục đích của việc tự học tập, tự xác định được con đường phấn đấu cho tương lai”. Hoàng Quốc Đạt luôn xây dựng một thời gian biểu một cách khoa học, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Vào giờ học, em luôn chăm chú lắng nghe lời thầy cô giảng bài, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài và thảo luận nhóm. Trong các cách học em luôn đặt tự học lên hàng đầu. Học là để biết rộng hiểu sâu, học đi đôi với hành. Không chỉ tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè mà Đạt còn tìm kiếm tài liệu từ các nguồn khác. Khi nghe giáo viên giảng một vấn đề nào đó mà bản thân quan tâm, Đạt đã tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng để hiểu sâu hơn về nó. Ở em không có kiểu học đối phó, lệ thuộc vào sách mẫu giải sẵn.


Với tính kỉ luật cao, niềm đam mê và phương pháp học tập đúng đắn, trong nhiều năm liền Hoàng Quốc Đạt đều đạt Học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra em còn sở hữu một số thành tích hết sức đáng khích lệ: giải Ba cuộc thi Chinh phục vũ môn (dành cho học sinh cấp THCS); là một trong hai học sinh thi tuyển vào trường THPT Nguyễn Trân với số điểm cao nhất (năm học 2016 - 2017). Năm học lớp 10, Đạt tham gia Kì thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh, em đã đạt giải Khuyến khích môn Toán khối 11; đạt Huy chương bạc Cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp quốc gia; kết quả năm học 2016 – 2017, với số điểm tổng kết là 8,9 Hoàng Quốc Đạt được xếp vị thứ nhất trong 10 học sinh giỏi nhất trường.

Vào đầu năm học mới 2017 - 2018, em Hoàng Quốc Đạt tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18, kết quả ban đầu gặt hái được: giải Nhì tuần thứ nhất với số điểm 285 điểm. Đây là số điểm nhì cao nhất trong ba tuần, Đạt đã được chọn vào kỳ thi tháng thứ nhất. Một kết quả bất ngờ và xứng đáng đã dành cho sự nỗ lực của em: giải Nhất tháng số điểm là 235 điểm. Với thành tích cao trong kỳ thi tháng, Hoàng Quốc Đạt đã trở thành thành viên đầu tiên có mặt trong kỳ thi Quý I sẽ tổ chức vào tháng 10/2017 này. Tất cả mọi người đều gửi đến em những lời chúc tốt đẹp với hy vọng về một cầu truyền hình Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 sẽ được đặt ở ngôi trường THPT Nguyễn Trân thân yêu này.

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, em Hoàng Quốc Đạt có lối sống giản dị, gần gũi, trung thực, khiêm tốn. Tính cách hồn nhiên, trong sáng, nhiệt tình của em luôn nhận được sự tin yêu, giúp đỡ của thầy cô và sự yêu mến của bạn bè. Những kết quả Đạt có được trong thời gian qua chính là nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy cô giáo, sự rèn cặp của gia đình, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân em trong việc học tập và “làm theo” lời Bác.

Đạt chia sẻ: mỗi đoàn viên, học sinh phải thường xuyên học tập và làm theo tấm gương của Bác từ chính những công việc, hoạt động liên quan đến mình, thể hiện cụ thể trên hai mặt học tập và tu dưỡng đạo đức. Trước hết, học sinh cần phải học tập tốt để có kiến thức, kỹ năng, khẳng định được bản thân và góp phần cống hiến cho xã hội mai sau. Hai là học sinh nên trau dồi đạo đức, sống đẹp, sống lành mạnh, có kiến thức xã hội, có văn hóa. Rèn đức luyện tài là hai yếu tố quan trọng để tự hoàn thiện bản thân của người học sinh. Đồng thời, mỗi người khi rèn luyện cho mình một lối sống đẹp, cũng nên tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phải luôn ý thức học tập từ tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Và việc học đó phải thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ không phải là những hoạt động chỉ có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn.
Nhận xét về em, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Trang, chủ nhiệm lớp 11AB1, chia sẻ: em Hoàng Quốc Đạt là một tấm gương tiêu biểu trong việc tự phấn đấu rèn luyện trong học tập và đã đạt được một số thành tích đáng tự hào. Ngoài việc học tập tốt, em còn là hạt nhân tham gia tốt trong công tác Đoàn và phong trào của lớp. Em Hoàng Quốc Đạt xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ; là tấm gương cho các em học sinh, đoàn viên toàn trường noi theo.

Mng giúp e với ạ, em cảm ơn Mng giúp e với ạĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Mọi người vẫn xem việc đến trường là con đường tốt nhất để tiếp thu kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh việc nghỉ học dài ngày hiện nay cộng với việc còn những tồn tại trong nhà trường, đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về việc...
Đọc tiếp

Mng giúp e với ạ, em cảm ơn Mng giúp e với ạĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Mọi người vẫn xem việc đến trường là con đường tốt nhất để tiếp thu kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh việc nghỉ học dài ngày hiện nay cộng với việc còn những tồn tại trong nhà trường, đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về việc học online. Việc tích lũy kiến thức trong môi trường online có những thách thức và thuận lợi mà bất kỳ một nền giáo dục tiên tiến nào cũng cần phải nghiên cứu cẩn thận, tỉ mỉ và có những đánh giá trung thực nhất trước khi thực hiện. Thuận lợi đầu tiên của học tập trực tuyến là nâng cao tính tự học và động lực học tập của học sinh, kể cả tính trách nhiệm lẫn kỷ luật tự giác trong học tập, đây là thuận lợi dễ thấy nhất. Tiếp theo là sự linh hoạt trong việc sắp xếp không gian, thời gian trong học tập của học sinh, đây cũng là một thuận lợi cho cả phụ huynh học sinh, giảm thiểu tai nạn giao thông, tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ngân sách nhà nước cho cơ sở vật chất nhà trường, giảm cơ số giáo viên... Một lợi ích nữa là việc dễ dàng tiếp cận các nguồn tài nguyên, bài học đa dạng nên tạo một sự công bằng trong học tập, một em học sinh ở Cà Mau có thể học với một thầy giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, dạy - học từ xa khó tránh khỏi những “gót chân Asin”, mà dễ thấy nhất là học sinh học online thiếu những tương tác giữa người với người. Tại trường học, các em học được tính thân thiện, kiên nhẫn, biết nhường nhịn bạn bè, yêu thương lẫn nhau. Đặc biệt là trường học tạo nên sự cạnh tranh giữa người học hay hợp tác với nhau trong các hoạt động nhóm, đây là điều rất cần thiết cho học sinh. Học tập online là phần mở rộng của việc dạy học trên lớp. Không có một khóa học online nào dù là tốt nhất có thể thay thế hoàn toàn việc giảng dạy trong nhà trường, đặc biệt là sự phát triển cá nhân trong xã hội. Vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào tạo nên một khung cơ chế, một chương trình gắn kết cả học tập online và học tập trường lớp sao cho phát huy tối đa mặt mạnh của từng loại. (Cần suy nghĩ nghiêm túc về dạy học từ xa, https://tuoitre.vn/can-suy-nghi-nghiem-tuc-ve-day-hoc-tu-xa-20200316105049563.htm) Câu 1: (0,5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Theo tác giả, những thuận lợi khi học online là gì? Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn sau: “Tuy nhiên, dạy - học từ xa khó tránh khỏi những “gót chân Asin”, mà dễ thấy nhất là học sinh học online thiếu những tương tác giữa người với người. Tại trường học, các em học được tính thân thiện, kiên nhẫn, biết nhường nhịn bạn bè, yêu thương lẫn nhau. Đặc biệt là trường học tạo nên sự cạnh tranh giữa người học hay hợp tác với nhau trong các hoạt động nhóm, đây là điều rất cần thiết cho học sinh” Câu 4: Qua nội dung văn bản, anh/chị rút ra được bài học gì để học tập online đạt hiệu quả? Em cảm ơn nhìu ạ

1
22 tháng 11 2021

Mng ơi giúp mình với ạ

Mọi người vẫn xem việc đến trường là con đường tốt nhất để tiếp thu kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh việc nghỉ học dài ngày hiện nay cộng với việc còn những tồn tại trong nhà trường, đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về việc học online. Việc tích lũy kiến thức trong môi trường online có những thách thức và thuận lợi...
Đọc tiếp

Mọi người vẫn xem việc đến trường là con đường tốt nhất để tiếp thu kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh việc nghỉ học dài ngày hiện nay cộng với việc còn những tồn tại trong nhà trường, đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về việc học online. Việc tích lũy kiến thức trong môi trường online có những thách thức và thuận lợi mà bất kỳ một nền giáo dục tiên tiến nào cũng cần phải nghiên cứu cẩn thận, tỉ mỉ và có những đánh giá trung thực nhất trước khi thực hiện. Thuận lợi đầu tiên của học tập trực tuyến là nâng cao tính tự học và động lực học tập của học sinh, kể cả tính trách nhiệm lẫn kỷ luật tự giác trong học tập, đây là thuận lợi dễ thấy nhất. Tiếp theo là sự linh hoạt trong việc sắp xếp không gian, thời gian trong học tập của học sinh, đây cũng là một thuận lợi cho cả phụ huynh học sinh, giảm thiểu tai nạn giao thông, tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ngân sách nhà nước cho cơ sở vật chất nhà trường, giảm cơ số giáo viên... Một lợi ích nữa là việc dễ dàng tiếp cận các nguồn tài nguyên, bài học đa dạng nên tạo một sự công bằng trong học tập, một em học sinh ở Cà Mau có thể học với một thầy giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, dạy - học từ xa khó tránh khỏi những “gót chân Asin”, mà dễ thấy nhất là học sinh học online thiếu những tương tác giữa người với người. Tại trường học, các em học được tính thân thiện, kiên nhẫn, biết nhường nhịn bạn bè, yêu thương lẫn nhau. Đặc biệt là trường học tạo nên sự cạnh tranh giữa người học hay hợp tác với nhau trong các hoạt động nhóm, đây là điều rất cần thiết cho học sinh. Học tập online là phần mở rộng của việc dạy học trên lớp. Không có một khóa học online nào dù là tốt nhất có thể thay thế hoàn toàn việc giảng dạy trong nhà trường, đặc biệt là sự phát triển cá nhân trong xã hội. Vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào tạo nên một khung cơ chế, một chương trình gắn kết cả học tập online và học tập trường lớp sao cho phát huy tối đa mặt mạnh của từng loại. (Cần suy nghĩ nghiêm túc về dạy học từ xa, https://tuoitre.vn/can-suy-nghi-nghiem-tuc-ve-day-hoc-tu-xa-20200316105049563.htm) Câu 1: (0,5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: (0,5 đ) Theo tác giả, những thuận lợi khi học online là gì? Câu 3: (1,0 đ) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn sau: “Tuy nhiên, dạy - học từ xa khó tránh khỏi những “gót chân Asin”, mà dễ thấy nhất là học sinh học online thiếu những tương tác giữa người với người. Tại trường học, các em học được tính thân thiện, kiên nhẫn, biết nhường nhịn bạn bè, yêu thương lẫn nhau. Đặc biệt là trường học tạo nên sự cạnh tranh giữa người học hay hợp tác với nhau trong các hoạt động nhóm, đây là điều rất cần thiết cho học sinh” Câu 4: (1,0 đ) Qua nội dung văn bản, anh/chị rút ra được bài học gì để học tập online đạt hiệu quả?

0
5 tháng 3 2018

VD: Có.

- Quyết tâm dạy sớm tập thể dục

- Quyết tâm luyện chữ đẹp

19 tháng 11 2018

 - Em đã có ý chí rèn luyện trong cuộc sống.

 - Sự cố gắng của em được thể hiện qua nỗ lực giảm cân và đã thành công.

Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên, vì sao?a) Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện;b) Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội;c) Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế;d) Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh;đ) Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và...
Đọc tiếp

Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên, vì sao?

a) Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện;

b) Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội;

c) Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế;

d) Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh;

đ) Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội;

e) Học tập vì quyền lợi của bản thân;

g) Học tập, làm việc vì sự phát triển thịnh vượng và bền vững của dân vì hạnh phúc của nhân dân;

h) Vượt mọi khó khăn thực hiện kế hoạch đặt ra;

i) Ngại tham gia các phong trào của Đoàn và nhà trường tổ chức;

k) Dồn hết sức lực vào việc học tập.

1
LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
5 tháng 1 2021

- Những việc làm thể hiện có trách nhiệm: (a), (b), (d), (đ), (g), (h).

- Những việc làm thể hiện thiếu trách nhiệm: (c), (e), (i), (k).

28 tháng 4 2018

thằng lực cũng tra à

11 tháng 2 2023

Nhóm nghề: Giáo viên

+ Kiến thức và kĩ năng giảng dạy.

+ Cẩn trọng, tỉ mỉ.

+ Có trách nhiệm.

1.Hãy nêu một vài tấm gương về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?Em học tập được những gì qua tấm gương đó?2.Hãy nêu tính siêng năng và kiên trì của em trong học tập,lao động và rèn luyện trong cuộc sống?3.Để thực hiện tốt đức tính tiết kiệm,HS cần phải làm gì?4.Em hãy nêu cách rèn luyện tính lễ độ của bản thân trong cuộc sống?5.Tôn trọng kỉ luật giúp chúng ta như thế nào...
Đọc tiếp

1.Hãy nêu một vài tấm gương về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?Em học tập được những gì qua tấm gương đó?
2.Hãy nêu tính siêng năng và kiên trì của em trong học tập,lao động và rèn luyện trong cuộc sống?
3.Để thực hiện tốt đức tính tiết kiệm,HS cần phải làm gì?
4.Em hãy nêu cách rèn luyện tính lễ độ của bản thân trong cuộc sống?
5.Tôn trọng kỉ luật giúp chúng ta như thế nào trong học tập?Em đã tôn trọng kỉ luật trong nhà trường chưa?Vì sao?
6.Hãy sưu tầm những câu ca dao,tục ngữ nói về lòng biết ơn?
7.Kể những việc làm của em thể hiện tính yêu thiên nhiên,sống hòa hợp với thiên nhiên?
8.Sống chan hòa với mọi người giúp ta những gì?Em đã sống chan hòa với mọi người như thế nào?
9.Hãy nêu một tấm gương tích cực,tự giác trong lao động,học tập ở trường mà em biết?Em học hỏi được những gì từ tấm gương đó?
10.Hãy nêu một việc làm của bản thân để thể hiện tính lịch sự và tế nhị?
11.Em hãy nêu mục đích học tập của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường?Vì sao em lại đặt ra mục đích đó?

11
1 tháng 1 2017

Trời ơi , sao nhiều thế bạn . Để mình làm , lúc nào đó mình đăng bài làm lên cho bạn nha. Sẽ nhanh thôi!!!

5 tháng 1 2017

Bạn đừng dựa vào người khác quá nhiều,nếu quá nhiều thì sẽ đánh mất lòng tin của họ đấy!