K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1.Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu đề. ''Ngôi trường xanh, sạch, đẹp. Đó là một ngôi trường được bao phủ bởi bóng mát của cây xanh. Đó có thể là nhuwnxng cây quen thuộc với lứa tuổi học trò như phượng , bằng lăng, bàng... Điều đặc biệt là học sinh trong ngôi trường ấy phải có ý thức nuôi trồng giữ gìn và bảo vệ những cây xanh ấy . Đó là ngôi...
Đọc tiếp

Câu 1.Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu đề.

''Ngôi trường xanh, sạch, đẹp. Đó là một ngôi trường được bao phủ bởi bóng mát của cây xanh. Đó có thể là nhuwnxng cây quen thuộc với lứa tuổi học trò như phượng , bằng lăng, bàng... Điều đặc biệt là học sinh trong ngôi trường ấy phải có ý thức nuôi trồng giữ gìn và bảo vệ những cây xanh ấy . Đó là ngôi trường sạch sẽ , không có bụi bẩn, không có rác bị vứt bừa bãi, hệ thống thùng rác được sử dụng một cách hữu hiệu, học sinh không tạo rác một cách vô ý thức''.

a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b) Đoạn văn lập luận bằng cách nào.

c) Từ đoạn văn ấy em sẽ làm gì với ngôi trường của mình.

Câu 2. Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài '' sống chết mặc bay''(đoạn văn)

Câu 3. Giải thích câu tục ngữ '' Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người''.

Các bạn ơi giúp mình với mốt mình nộp rùi,( giúp mình cái nha, mình like liền thank you luôn)

2
22 tháng 3 2018

Câu 3: Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.

Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.

Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.

Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.

Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.

Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.

Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.

Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.

Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.

22 tháng 3 2018

giúp mk 1 bài đc ko?

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính. Trong văn bản thông tin, thông tin cơ bản thường được tóm lược khái quát trong nhan đề, sa-pô. Thông tin chi tiết thường được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn lớn nhỏ trong văn bản, bao gồm cả...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính. Trong văn bản thông tin, thông tin cơ bản thường được tóm lược khái quát trong nhan đề, sa-pô. Thông tin chi tiết thường được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn lớn nhỏ trong văn bản, bao gồm cả chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ (số liệu sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu,...). Khái niệm “chi tiết” được hiểu linh hoạt theo nhiều cấp độ. Có thể sơ đồ hóa các cấp độ như sau:

[Thông tin cơ bản => Thông tin chi tiết bậc 1 => Thông tin chi tiết bậc 2 => v.v.]

a. Xác định các thuật ngữ có trong đoạn văn trên. Đây là các thuật ngữ của ngành khoa học nào?

b. Giải thích ý nghĩa của từ ngữ được in đậm trong đoạn văn trên. Em hãy tìm thêm một số từ ngữ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”

1
11 tháng 3 2023

a. Xác định các thuật ngữ có trong đoạn văn: Số liệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hóa

Đó là thuật ngữ của ngành khoa học xã hội.

b. Sơ đồ hoá kiến thức là một phương pháp dạy học trong đó người giáo viên sử dụng sơ đồ như một phương tiện giảng dạy trong các tiến trình lên lớp. Khi xây dựng sơ đồ, cần lưu ý những yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm, tư tưởng, tính mĩ thuật.

 Một số từ ngữ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Văn hóa, xã hội hóa. .

Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Thực tế, trong cuộc sống, biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó có thể được thể hiện qua những hành vi rất nhỏ như tự giặt quần áo, tự nấu nướng cho bản thân hay tự đi làm kiếm tiền, nỗ lực đến cùng để vượt qua khó khăn, thử thách....Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ ngại sống...
Đọc tiếp

Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Thực tế, trong cuộc sống, biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó có thể được thể hiện qua những hành vi rất nhỏ như tự giặt quần áo, tự nấu nướng cho bản thân hay tự đi làm kiếm tiền, nỗ lực đến cùng để vượt qua khó khăn, thử thách....

Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ ngại sống tự lập, có thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình. Đơn giản vì từ nhỏ, các bạn đã quen được có người làm thay mọi việc, không phải vào bếp giúp mẹ hay tự nấu nướng, làm việc nhà...Thậm chí, một số bạn trẻ không nỗ lực trong học tập, bỏ học, suốt ngày tụ tập chơi bời vì nghĩ đã có gia đình lo cho tương lai. Đó là một thực trạng đáng lo ngại.

1/ Em hãy tìm 1 từ láy có trong đoạn văn và đặt câu với từ láy vừa tìm được.

2/ Dựa vào đoạn văn em hãy chỉ ra biểu hiện của tự lập được thể hiện qua những mặt nào?

3/ Theo em, tại sao chúng ta không nên sống dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình mà cần phải có tính tự lập? 4/Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

5/Chỉ ra 1 phép tu từ có trong đoạn văn và nêu tác dụng của phép tu từ đó ( Điệp từ/ liệt kê/ so sánh/ nhân hoá)

6/Tìm cặp từ đồng nghĩa.

7/Tìm cặp từ đồng âm

8/Tìm 1 đại từ

9/Tìm 1 cặp từ trái nghĩa

10/ Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin nên học sinh có phần lơ là học tập,không còn tự học như trước. Bằng suy nghĩ của mình, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu về tầm quan trọng của việc học

0
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nấng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nấng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. (4) Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. (5) Qua nhà nào có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng.

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)

a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đọan văn trên.

b. Xác định và nêu chức năng của các phó từ có trong các câu (2), (4).

c. Tìm ít nhất ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên.

d. Chủ đề xuyên suốt đoạn văn trên là gì? Theo em, trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Vì sao?

1
11 tháng 3 2023

a. em không thấy dấu chấm lửng ạ

b. Xác định: luôn, thì, còn, đã.

Chức năng: giúp câu văn thêm mượt mà, tăng sức diễn đạt cho người viết khi nói về một sự vật sự việc.

c. 3 từ: rặt, cặm, bồ.

d. Chủ đề xuyên suốt: hoạt động của những ngôi nhà ở làng quê.

Trình tự sắp xếp không được liền mạch.

Vì theo ý nghĩa và nội dung câu văn, câu (1) phải liền tiếp với câu (4), rồi đến đoạn (2) và (5) cuối cùng.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể chúng ta. Nó là một yếu tố làm cơ thể thêm khỏe mạnh, mang lại cho con người niềm vui. Tiếng cười bắt đầu từ phổi và cơ hoành, tạo ra rung động ở khắp các cơ quan nội tạng, giúp thân thể vận động dễ chịu. Về mặt y học, nụ cười kích thích máu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể chúng ta. Nó là một yếu tố làm cơ thể thêm khỏe mạnh, mang lại cho con người niềm vui. Tiếng cười bắt đầu từ phổi và cơ hoành, tạo ra rung động ở khắp các cơ quan nội tạng, giúp thân thể vận động dễ chịu. Về mặt y học, nụ cười kích thích máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Cười nhiều cũng làm tăng tốc độ hô hấp, giúp toàn thân nóng lên, căng tràn sức sống. Khi cười, cơ thể được khôi phục về trạng thái sung sức, cân bằng và các chức năng của cơ thể vì thế cũng được cấu trúc lại vững chắc và hài hòa hơn.

(Theo O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn, Tiếng cười có lợi ích gì?)

a. Cho biết đoạn văn trên được viết theo kiểu diễn dịch, quy nạp, song song hay phối hợp.

b. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên (nếu có)

c. Tìm ít nhất ba từ Hán Việt trong đoạn văn trên và giải thích ý nghĩa của chúng.

1
16 tháng 9 2023

a. Kiểu diễn dịch

b. Câu chủ đề: “Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể của chúng ta”

c. Các từ Hán Việt:

- “Nhiệm vụ”: Công việc được giao phó, yêu cầu thực hiện đúng quy định, thời hạn

- “Nội tạng”: Các bộ phận bên trong cơ thể của con người hoặc con vật.

- “Hô hấp”: Hoạt động thở để duy trì sự sống của người hoặc vật.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghìn con vụt cất cánh bay lên. Chim áo già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ bóng như màu thuốc đánh móng tay, lại có bộ lông xám tro điểm những chấm trắng chấm đỏ li ti rất đẹp mắt… Những con chim nhỏ bay vù vù kêu líu ríu lượn vòng trên cao một chốc,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghìn con vụt cất cánh bay lên. Chim áo già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ bóng như màu thuốc đánh móng tay, lại có bộ lông xám tro điểm những chấm trắng chấm đỏ li ti rất đẹp mắt… Những con chim nhỏ bay vù vù kêu líu ríu lượn vòng trên cao một chốc, lại đáp xuống phía sau lưng chúng tôi.

                                                               (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

a. Liệt kê các từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn văn trên.

b. Phân tích tác dụng của một từ tượng hình và một từ tượng thanh trong đoạn văn.

1
NG
13 tháng 9 2023

a.

- Từ tượng hình: li ti

- Từ tượng thanh: lao xao, vù vù, líu ríu

b. 

- Từ “li ti” gợi hình ảnh những chấm trắng trên bộ lông của con chim manh manh, gợi khung cảnh đẹp và phong phú của đất rừng phương Nam.

- Từ “lao xao” gợi âm thanh thoảng nhẹ, mơ hồ của gió trong không gian im vắng, tĩnh lặng của núi rừng phương Nam.

ĐỀ SỐ 3Đoc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 3

Đoc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.

1.     Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả đoạn trích trên là ai?

2.     Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì?

3.     Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì?

4.     Câu văn : “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” thuộc kiểu câu nào? Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

5.     Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ của bộ phận gạch chân trong các câu: “ Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy” là gì?

6.     Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 10 – 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định mục tiêu học tập đối với học sinh. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu phủ định ( gạch chân và chỉ rõ)

2
25 tháng 5 2021

1. Bàn về phép học - Nguyễn Thiếp

2. Phương thức biểu đạt: nghị luận

Thể loại: tấu

3. Học cách sống và cách đối xử với mọi người

4. Kiểu câu rút gọn

Biện pháp nghệ thuật: so sánh

5.  Lên án gay gắt lối sống hèn kém, vị kỉ, tha hóa biến chất của bọn cầm quyền thời xưa, và thể hiện lòng thương cảm với nhân dân.

25 tháng 5 2021

Thamkhao

Câu 6

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:” Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình “Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Mục đích học tập chính là việc tạo ra một mục tiêu phấn đấu và nỗ lực. Học tập trau dồi trí thức và mục đích học tập định hướng những kiến thức cần thiết cho mỗi người. Ví dụ như, một người bác sĩ cần trau dồi các kĩ năng chuyên môn về sinh học, hóa học, một nhà thiên văn học lại cần có sự am hiểu sâu rộng về khoa học, kĩ thuật …Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.Có một số bạn cho rằng ông cha ta quan niệm: “Trăm hay không băng tay quen” là quan niệm sai lầm. Thực tế không phải như vậy! Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại.Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân “chân lấm tay bùn” suốt ngày “bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời” không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ không biết rèn luyện bản thân.

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:-...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

2

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng cuảng cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy trong gia đình không ai yêu thương, không cần nó nữa. 

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nới mà Tí sắp đến ở.

13 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn

Lời giải chi tiết:

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng của cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy gia đình không cần nó nữa.

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nơi mà Tí sắp đến ở.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:Riêng những câu thơ                                                   còn xanhRiêng những bài hát                                                   còn xanh                                                  Và đôi mắt em                                                                    như hai giếng nước(Văn Cao, Thời gian)a. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Riêng những câu thơ

                                                   còn xanh

Riêng những bài hát

                                                   còn xanh

                                                  Và đôi mắt em 

                                                                   như hai giếng nước

(Văn Cao, Thời gian)

a. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ trên.

b. Cho biết cách diễn đạt “những câu thơ còn xanh”, “những bài hát còn xanh” có gì đặc biệt.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. - Lặp cấu trúc giữa hai dòng thơ: Riêng những câu thơ còn xanh/ Riêng những bài hát còn xanh.

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự trường tồn của những giá trị tinh thần, nghệ thuật.

b. Cách diễn đạt Những câu thơ còn xanh/ Những bài hát còn xanh: Hữu hình hóa những đối tượng trừu tượng như câu thơ, bài hát; biển câu thơ, bài hát thành những thực thể có sự sống, có sức trẻ, chống lại sự tàn phá của thời gian.

16 tháng 9 2023

a. Nghĩa hàm ẩn: người vợ khéo léo châm biếm ông chồng viết xấu, tốn giấy khổ nhỏ

b. Thầy đồ không hiểu vì thầy tưởng vợ khen mình văn hay, chữ tốt, dùng giấy nhỏ thì không đủ chép mà phải sử dụng giấy to

c. Theo em không phải lúc nào cũng trùng nhau vì bạn đọc có suy nghĩ rất phong phú mà nhiều khi tác giả chưa nói được hết các nghĩa hàm ẩn.

a. Cả 4 câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ

b. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ:

- Câu 1: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lom khom” lẽ ra đặt sau cụm từ “tiều vài chú” và từ “tiều” đặt sau “vài chú”, nhưng ở đây lại được tác giả đảo vị trí lên trước, có tác dụng nhấn mạnh tư thế, hình dáng nhỏ bé của con người, từ đó làm nổi bật lên khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang.

- Câu 2: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lác đác” phải đặt sau cụm từ “chợ mấy nhà” và từ “chợ” đặt sau từ “mấy nhà”, nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng.

- Câu 3&4: từ “nhớ nước”, “đau lòng”, “thương nhà”, “mỏi miệng” được đảo vị trí, có tác dụng thể hiện nỗi niềm hoài cổ – nhớ tiếc quá khứ vàng son đã trôi qua và tâm trạng hoài hương – nhớ gia đình, quê hương.