K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2018

ích lợi của lối sống giản dị

với bản thân: được mọi người yêu mến tôn trọng tiết kiệm được thời gian của cải nhờ đó có thể đầu tư và nhiều công việc tốt hơn không phức tạp hóa vấn đề dễ hòa nhập hòa đồng với cộng đồng xã hội

Với gia đình góp phần làm nên xã hội văn minh

Với xã hội làm cho xã hội ngày một giàu đẹp hơn vì tiết kiệm được thời gian của phải đầu tư vào công việc cho nhà nước

Đó là ý kiến của mình mong bạn ủng hộ

5 tháng 3 2018

You're welcome.

Giúp nhau mà có sao đâu!!!😁😁😁😁😁

16 tháng 8 2017

Giản dị bao giờ cũng đẹp. Nhưng đừng làm quá trở thành xềng xoàng. Giản đị có nhiều tính cách, cách ăn mặc, ăn uống, nói năng, phong cách sống. Nhiều người ăn mặc nhìn rất đẹp rất giản dị nhưng thực ra từ đôi giày, bóp, đồng hổ, quần áo gần cả chục triệu bạc , đó cũng là 1 phong cách giản dị nhưng lịch lãm. Còn tùy theo nhận thức của từng người. Người giản dị ít gây được sự chú ý của người khác nhưng chính họ là người lại được nhiều thiện cảm nhất.

6 tháng 4 2022

Tham khảo:

 

Việt Nam vốn là một đất nước nông nghiệp nên con người thường sống gần gũi với thiên nhiên. Lại thêm con người Việt Nam rất trọng tình mến nghĩa, hướng đến đời sống thanh cao. Bởi thế, đức tính giản dị vốn cũng rất được đề cao ở mỗi con người. Không những thế, nó còn được xem là một đức tính cần có trong thời đại ngày nay.

Giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Sống giản dị còn là không lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. Người có đức tính giản dị thường biết quý trọng tình nghĩa, giữ gìn nhân cách trong sạch. Lối sống của họ hòa hợp với thiên nhiên và mọi người xung quanh. Người giản dị còn hiền hòa trong cả lời nói, cung cách ứng xử với mọi người. Lúc nào họ cũng chân tình, cởi mở và thân thiện với mọi người.

Giản dị vốn là một đức tính cao đẹp của dân tộc ta. Không những thế, nó còn là lối sống lành mạnh, được nhân dân thực hành từ bao đời nay. Sống giản dị góp phần tiết kiệm được của cải, vật chất cho bản thân và xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Người có giản dị luôn tìm được niềm vui và hạnh phúc. Cuộc sống đối với họ lúc nào cũng đầy ý nghĩa. Bởi thế, họ là người lạc quan, yêu đời và sáng suốt.

Người có đức tính giản dị luôn được mọi người yêu thương, kính trọng và giúp đỡ. Từ đức tính giản dị hình thành nên lối sống giản dị ở họ. Không gian sống của người giản dị thường đơn sơ, mộc mạc, không cầu kì, kiểu cách. Nó luôn tạo nên nét thanh bình và thân thiện với thế giới xung quanh.

Bởi những giá trị ấy mà người xưa thường sống rất giản dị. Trong sự thanh bình và hiền hòa của cuộc sống, con người tìm thấy được mối quan hệ của mình và vũ trụ. Thiên nhiên tươi đẹp giúp tâm hồn họ được an tịnh, mẫn tuệ và sáng suốt. Sống giản dị là cách để di dưỡng cái đẹp của tâm hồn.

Dù ở bất kì thời đại nào, đơn sơ, giản dị là luôn cần thiết. Bởi nó tiết kiệm được của cải. vật chất và giúp con người có được sự an bình trong cuộc sống và tâm hồn. Đặc biệt là trong cuộc sống ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, đời sống vật chất lên ngôi, để đảm bảo xã hội phát triển ổn định, rèn luyện đức tính giản dị và thực hành lối sống giản dị cần thiết hơn bao giờ hết.

Trước hết là phải ra sức học tập và rèn luyện nhân cách, nhân phẩm tốt đẹp. Hình thành ở bản thân những phẩm chất tốt đẹp, nâng cao bản lĩnh sống, sẵn sàng thực hành lối sống giản dị ngay trong cuộc sống đầy tiện nghi này.

Biết tiết kiệm của cải, vật chất của bản thân và của xã hội. Không được phung phí hay làm tổn hại bất kì tài sản nào trong xã hội, Không nên đua đòi hình thức hay chạy theo lối sống thời thượng hào nhoáng, xa hoa, lãng phí. Vật chất chỉ là hình thức bề ngoài. Bởi giá trị đích thực của đời người đó là tình yêu thương và cuộc sống hạnh phúc. Đừng vì vật chất mà tách mình ra khỏi xã hội, quên đi nghĩa tình ở đời.

Biết bồi dưỡng tâm hồn trong sạch, thanh cao. Biết xây dựng không gian sống bình dị, hiền hòa, thân thiện với thiên nhiên xung quanh và làm cho lối sống ấy được phổ biến trong đời sống.

Đối với mọi người phải nhẹ nhàng, thân thiện. Lời nói đúng mực. Ứng xử lịch sự, nhã nhặn, tế nhị. Vật chất chỉ mua được niềm vui nhất thời và mau chóng chìm vào lạnh leo. Chỉ có tình người mới giữ ấm trái tim ta mãi mãi.

 

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không có đức tính giản dị. Họ xem của cải, vật chất là trên hết. Họ phô trương, khoe mẽ vật chất hoặc chú trọng hình thức quá mức cần thiết. Trong lời nói, họ kiêu ngạo, hợm hĩnh. Chỉ vì lợi ích, họ sẵn sàng bất chấp thủ đoạn để đoạt lấy. Bởi thế, họ thường bị mọi người xa lánh, khinh thường và thù ghét. Những người như thế thật đáng chê trách.

Đức tính giản dị làm nên cái đẹp đích thực có ở con người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính cao quý ấy.

Không phải là phép màu nhưng sống giản dị có thể giúp con người được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được ưu tư, phiền muộn. Hãy rèn luyện đức tính giản dị và thực hành lối sống ấy ngay từ bây giờ.

6 tháng 4 2022

tham khảo nha.

Tôi không tự nhận mình là người có lối sống giản dị bởi mẹ tôi đã đôi lần nhắc nhở vì sự cầu kỳ, trau chuốt cho hình thức bên ngoài của bản thân. Nhưng tôi nghĩ chúng ta, ai cũng có một quan niệm của riêng mình vì mọi điều trong cuộc sống. Với những gì đã tự rút cho bản thân và những bài học học được từ mẹ, tôi muốn thể hiện một vài suy nghĩ của mình về lối sống giản dị.

Từ xưa, giản dị là một nếp sống đáng quý, trân trọng và cần được gìn giữ. Có thể, giờ đây lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng nó vẫn là truyền thống lâu đời của người phương Đông.

Trước hết, giản dị được thể hiện rõ nét trong cách ăn mặc ở hình thức bên ngoài của mỗi người. Đừng cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất đi nét bình dị, đời thường của mình! Chỉ cần có một bộ cánh gọn gàng, sạch đẹp là bạn đã có thể khiến cho mọi người ấn tượng tốt. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí và không biết trân trọng tiền bạc của bố mẹ để có thể bằng bạn, bằng bè, điện mốt này mốt kia. Tại sao, chúng ta lại phải quá cầu kỳ, chăm chút cho hình thức bên ngoài đến vậy? Nếu bạn diện quần áo quá sành điệu, không đúng chủ đề lại thiếu văn minh, lịch sự thì nó chẳng còn là nét bình dị thân thương mà lại trở thành những kẻ lố bịch, thiếu tôn trọng những người xung quanh.

Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có một nét đẹp riêng nhưng điểm chung nhất của chúng ta đó là mang nét giản dị vốn có của người Việt Nam. Vậy nên, đừng bao giờ để cho đức tính đẹp đó bị phai mờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chỉ khiến cho chúng ta nể phục vì tài năng mà còn nể phục, trân trọng hơn nữa vì một lối sống giản dị, văn minh. Liệu trên thế giới này, có một vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần áo ka ki đã sờn vải, bạc màu, vẫn ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản?

Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thể hiện rất nhiều trong cách ứng xử hằng ngày. Mẹ tôi đã từng dạy rằng, đừng bao giờ anh nói cầu kỳ, qua Mỹ mà hãy diễn tả những lời nói, Ý hiểu của mình bằng ngôn từ dễ hiểu, trong sáng. Đúng như vậy, dù khi lời nói của bạn chị làm cô bình dị nhưng chân thành thì nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người bởi nó rất đáng yêu. Nhưng, không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên và vô tư một cách khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch của con người. Sự cư xử trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến cho những người xung quanh càng ngày càng yêu quý. Trong lối sống hằng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kỳ mà bạn vẫn có thể thể hiện rõ được mình là người giản dị, đáng mến, văn minh và lịch sự.

Chắc hẳn, bạn không thể quên được hình ảnh một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân? Đó là ông Hai – . một nhân vật văn học đã để lại cho chúng ta bao ấn tượng sâu sắc. Tâm hồn ông vốn đã người sáng bị lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn lại càng đẹp hơn nữa bởi vẻ đẹp đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên giản dị chân quê. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh của ông khi ngồi sẵn quần, kể chuyện bên nhà hàng xóm về cách mạng. Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính nhờ vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam…

Đôi khi, ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi người qua cách suy nghĩ của họ. Khi bạn đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy giữ cho mình sự bình tĩnh. Đơn giản hóa mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn sao quá dễ dàng. Vậy tại sao bạn không chứng tỏ mình là người giản dị qua cách nghĩ?

Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phải gìn giữ và nâng niêu.

Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trở thành người giản dị trong suy nghĩ của riêng mình. Chẳng cần rườm rà, lan man, tôi đang thẳng thắn trình bày ý kiến và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi đó chính là sự nghèo nàn, vụng về trong hiểu biết. Nhưng dù sao đó là giản dị theo cách của tôi.

12 tháng 2 2019

Nhận xét khái quát

Các biểu hiện cụ thể

1.Bác Hồ là người quý trọng kết quả sản xuất của con người

Lúc ăn Bác không để rơi vãi hạt cơm nào

2. Kính trọng người phục vụ

Cái bát của Bác ăn xong lúc nào cũng sạch.Thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất
3.Việc gì mà Bác tự làm được thì không phải nhờ người khác giúp

Người phục vụ của Bác có thể đếm trên đầu ngón tay

12 tháng 2 2019
Nhận xét khái quát Các biểu hiện cụ thể
1. Bữa cơm

-Chỉ vài 3 món đơn giản

- Lúc ăn ko để rơi 1 vãi hột cơm

- Ăn xog cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì đc sếp tươm tất .

2. Cái nhà - Cái nhà sàn chỉ vỏn vẹn có 3 phòng .
3 .Lối sống

-Bác suốt đời làm việc , suốt ngày làm việc ,làm từ việc nhỏ đến lớn .

- Bác giản dị trog quan hệ, đời sống , tác phong , ăn nói , bài viết ,..

28 tháng 2 2017

Vấn đề nào thế bạn?

9 tháng 3 2017

sách viên a

25 tháng 2 2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập và noi theo. Ở con người của Bác, ta học được rất nhiều điều, đặc biệt là đức tính giản dị. Đời sống của Bác giản dị như thế nào, tất cả chúng ta đều biết. Bác rất giản dị trong đời sống sinh hoạt. Bữa cơm của Bác chỉ có vài ba món giản đơn. Khi ăn, Bác không để rơi vãi hột cơm nào. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Cái nhà sàn của Bác tuy chỉ vẻn vẹn có vài ba phòng nhưng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Trong quan hệ với mọi người, Bác cũng rất giản dị. Tuy bận rộn, nhưng Người vẫn luôn dành thời gian để nói chuyện với các cháu thiếu nhi, viết thư cho một đồng chí hay đi thăm nhà tập thể của công nhân,… Trong lời nói và bài viết, Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình, bởi Bác muốn mọi người hiểu được, nhớ được, làm được. Bác đã để lại rất nhiều chân lý như: “Không có gì quý hôn độc lập, tự do”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, “Thành công, thành công, đại thành công”,… Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Bác là một tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Là học sinh, em sẽ cố gắng noi theo những phẩm chất quý báu của Người, để sau này trở thành người công dân có ích cho xã hội.

4 tháng 3 2017

ức ảnh miêu tả vô cùng rõ nét hình ảnh ngời mẹ đang chật vật đẩy xe dưới mưa tầm tã, nước ngập ngang chân. Điều đáng nói chính là trên chiếc xe ấy có con trai, một thanh niên trẻ tuổi đang ngồi và được bọc kỹ càng dưới cái áo mưa thân không dính một hạt nước.

Một bức ảnh mẹ đón con đi học về tưởng chừng bình thường nhưng thực chất đang tố cáo sự tiêu cực trong nhân phẩm của bạn trẻ trong tấm ảnh nói riêng và giới trẻ nói chung: Sự dựa dẫm, thiếu tính tự lập.

Ỷ lại, một thói quen thường gặp hay cụ thể hơn là những bạn trẻ Việt. Ỷ lại, tức sống bám, sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần có của một người. Nếu bạn cảm thấy quen với việc có người luôn sẵn lòng giải quyết mọi vấn đề cho mình, thấy khó chịu khi thiếu sự chăm lo từng ly từng tí của người thân hay thích thú trước những cái được bày sẵn trước mắt, điều đó có nghĩa là bạn đã mắc bệnh sống dựa, sống bám. Hay nói một cách tổng quát, ỷ lại là sống nhờ vả vào người khác, cảm thấy khó khăn, luôn né tránh việc “tự lực cánh sinh”.

Có một sự khác biệt ở thế hệ trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ của các nước bạn, đó là khi ở tuổi 18, họ đã phải chuyển ra ngoài sống tự lập thì ở nước ta, thanh niên 23-24 tuổi vẫn ngồi ở nhà ngửa tay xin tiền bố mẹ là chuyện thường.

Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa con đi học, đến giờ về lại đón mặc cho con mình đã là học sinh cấp ba hay sinh viên đại học.

Ở nhà lại xuất hiện hình ảnh mẹ dọn dẹp phòng ốc cho con cái, giặt giũ, phơi phóng. Bố thì luôn miệng nhắc con học bài và đáp lại là đứa con “bảo bố” con đang bận chơi, hưởng thụ.

Lại nói đến ở trên trường, giáo viên đọc, học sinh chép, Toán thì làm theo bài mẫu, Văn thì không có dàn ý – mười bài giống như một, không có sáng tạo, không một chút tư duy…

Tất cả những điều trên chính là bức tranh toàn cảnh về những mầm non tương lai của đất nước mà bức tranh trên chỉ là một mảnh ghép nhỏ.

Vậy còn đâu một tương lai của một dân tộc khi con người không thể tự lập, tự lo cho chính bản thân mình? Sự ỷ lại tạo ra lớp thanh niên lười nhác, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống, luôn rụt rè, nhút nhát. Không những thế ỷ lại còn bào mòn cả trí thông minh, sáng tạo của những cá nhân vốn tràn đầy nhiệt huyết, sự mới mẻ của tuổi trẻ.

Vậy nguyên nhân của thói xấu ấy là ở đâu? Kỳ lạ thay nói lại xuất phát từ tình thương, niềm hy vọng. Cha mẹ quá yêu con, xót con nên “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, không dám cho con tiếp xúc với đời, sợ con vấp ngã mà bao bọc con thật kỹ dưới đôi cánh của mình.

Nhưng một sai lầm mà bậc phụ huynh không nhận ra đó là họ đã vô tình ngăn cản sự trưởng thành, phát triển của con mình khiến chúng trở nên nhút nhát, hướng nội, hình thành tâm lý trông đợi ở người khác.

Sau này khi ra đời chúng sẽ không tránh được sự bỡ ngỡ, hoảng sợ trước cuộc sống quá sức bấp bênh do chúng tựa như cây dương xỉ sống bám cây cổ thụ. Một khi cổ thụ già yếu như cha mẹ có lúc không trụ vững nữa thì dương xỉ cũng khó mà tồn tại.

Lại nói đến ở trường do chạy theo thành tích, điểm cao mà vô tình tạo ra phương pháp “học vẹt”, “học tủ”. Đây chính là sự giết chết tri thức, tạo ra vỏ ngoài hào nhoáng nhưng bên trong mục ruỗng. Đây cũng là một trong những lý do mà hiệu quả làm việc nhóm của người Việt luôn thấp.

Người này ỷ lại người kia, người kia dựa kẻ nọ tạo ra phản ứng dây chuyền để tất cả đều sụp đổ. Cũng không thể hoàn toàn do bố mẹ và thầy cô mà còn ở chính những con người trẻ tuổi lười nhác, luôn lợi dụng sự quan tâm của mọi người để trốn tránh trách nhiệm, thiếu tinh thần cầu tiến, thiếu đam mê và ước mơ.

Đó là tất cả những gì đang kìm hãm sự tiến bộ của thế hệ trẻ Việt hiện tại. Một minh chứng cụ thể là thay vì đứng xuống phụ mẹ để xe có thể đi nhanh hơn thì cậu thanh niên cao lớn lại để mẹ ốm yếu đẩy xe còn mình thì ung dung ngồi sau. Điều này vừa khiến bản thân mình bị người khác chê cười, xem thường vừa thể hiện một nhân cách dựa dẫm “bám váy mẹ”. Trong khi ở cái tuổi đó đáng lẽ phải chở mẹ đi chứ không phải ngồi co ro trú mưa như thế.

Để cải thiện liệu có còn kịp! Không có gì là không thể nhưng cần có quyết tâm. Trước hết là ở chính các bạn trẻ, phải có tính tự giác, tự phụ giúp cha mẹ, tự làm việc của chính mình. Thoát ra khỏi cuộc sống khuôn mẫu, sự áp đặt để thoát ra khỏi cuộc sống ăn bám, nhàm chán, tạo cho bản thân một hình tượng tự lập “Đầu đội trời, chân đạp đất”.

Về cha mẹ thì nên nới vòng tay để con mình có thể thỏa sức vươn đôi cánh ra ngoài, để chúng bước đi, tự đứng lên khi ngã, dạy cho chúng kỹ năng sống, đẩy chúng ra đời, tự sống, tự sinh tồn.

Nhà trường thì nên bỏ việc giải đáp mọi thắc mắc của học sinh, thay vào đó nên để học sinh tự tìm hiểu, khám phá, khơi dậy trong trong chúng sự tò mò, đam mê để tự thấy hứng thú và có động lực để làm tốt. Theo phương châm: Không có người giúp thì sẽ chẳng có kẻ nhờ, khi chúng thiếu cần, chúng ta có thể cho họ mượn cần để tự câu một con cá.

Thay đổi phương pháp giáo dục là biện pháp tốt nhất để thay đổi các thói quen ỷ lại trước khi chúng cắm rễ vào giới trẻ. Đây là công cuộc cần sự hỗ trợ của tất cả mọi người, của toàn xã hội vì một tương lai tươi đẹp của toàn đất nước.

Tóm lại, thói xấu ăn bám vào gia đình, thầy cô là vấn nạn cấp thiết được xử lý ở nước ta. Nên cha mẹ đừng vì tình cảm của mình mà lỡ tay làm hại con cái. Đừng vì thành tích ảo mà phá vỡ trí tưởng tượng của mầm non đất nước. Và quan trọng nhất, đừng vì biếng nhác mà làm hỏng tương lai.

Vì giúp Tổ quốc vươn lên, theo kịp các nước bạn, mỗi người dân cần có trách nhiệm đẩy lùi thói ỷ lại, phòng ngừa việc sống bám, đừng là cây dương xỉ mà hãy là một gốc cổ thụ.

I. TRẮC NGHIỆMCâu 1 : Sống giản dị là :A. Sống phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh của bản thân , gia đình , xã hội .B. Sống theo sở thích của bản thân .C. Không quan tâm đến suy nghĩ của người khác .D. Cả A , B , C đúng .Câu 2: Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường . Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi...
Đọc tiếp

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 : Sống giản dị là :

A. Sống phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh của bản thân , gia đình , xã hội .

B. Sống theo sở thích của bản thân .

C. Không quan tâm đến suy nghĩ của người khác .

D. Cả A , B , C đúng .

Câu 2: Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường . Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi đến lớp . Hành động đó nói lên điều gì ?

A. Lối sống không giản dị .

B. Lối sống tiết kiệm .

C. Đức tính cần cù .

D. Đức tính khiêm tốn .

Câu 3 : Đối lập với giản dị là ?

A. Tiết kiệm .

B. Cần cù , siêng năng .

C. Xa hoa , lãng phí .

D. Thẳng thắn .

Câu 4 : Biểu hiện của sống không giản dị là ?

A. Nói ngắn gọn , dễ hiểu .

B. Không chơi với bạn khác giới .

C. Ăn mặc gọn gàng .

D. Cả A , B , C đúng

Câu 5 : Sếc – xpia đã từng nói : “ Phải thành thật với mình , có thế mới không dối trá với người khác ” . Câu nói đó nói đến điều gì ?

A. Đức tính thật thà . 

B. Đức tính khiêm tốn .

C. Đức tính tiết kiệm .

D. Đức tính trung thực .

Câu 6: Tục ngữ : “ Cây ngay không sợ chết đứng ” nói về đức tính gì ?

A. Giản dị .

B. Tiết kiệm .

C. Trung thực .

D. Khiêm tốn .

Câu 7 : Biểu hiện của đức tính trung thực là ?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất .

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra .

C. Không nói dối .

D. Cả A , B , C đúng

Câu 8 : Biểu hiện của không trung thực là ?

A. Nhặt được của rơi trả lại người mất .

B. Ngay thẳng , thật thà .

C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook .

D. Cư xử lịch sự , tế nhị , đúng mực .

Câu 9 : Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ .

B. Nâng cao phẩm giá , uy tín cá nhân .

C. Nhận được sự quý trọng của mọi người .

D. Cả A , B , C đều đúng .

Câu 10 : Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ . Nhiều lần nhắc nhở nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗ. Điều đó cho thấy V là người như thế nào ?

A. V là người không có lòng tự trọng .

B. V là người sống xa hoa .

C. V là người lãng phí .

D. V là người vô cảm .

1
6 tháng 10 2021

1A; 2A; 3C; 4B; 5A; 6C; 7D; 8C; 9D; 10A

6 tháng 10 2021

Không chơi với bạn khác giới là tốt sao ?

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 12 2023

- Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ.

- Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.