K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2021

Cô ơi em muốn xóa hết bài viết của mình làm thê nào cô ơi

7 tháng 9 2021

e thưa cô bn này ko trl cứ nói những từ như này vô đây mong CTV và GV xử lí ạ

Gợi ý

Em đồng tình một phần với ý kiến trên bởi: 

- Chúng ta không ít nhất bắt gặp hình ảnh trong cuộc hẹn trong gia đình mà mọi thành viên đều sử dụng điện thoại không ai nói gì với nhau. Họ lẳng lặng lướt web, chụp ảnh mà không mở lời nói với nhau câu nào.  

- Mỗi người cầm 1 chiếc điện thoại không quan tâm đến thứ xung quanh khiến liên kết giữa các thành viên

- Song đối với một vài người xa gia đình, điện thoại trở thành công cụ kết nối khoảng cách xua tan nỗi nhớ gia đình cho họ. 

=> Bài học do cá nhân bạn rút ra

14 tháng 2 2019

Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động...Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.

Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.

=> Suy nghĩ về vấn đề này : nếu chúng ta vô cảm với nhau cũng chính là vô cảm với chính bản thân mình vì sẽ mất đi tình làng nghĩa xóm, không biết quan tâm chia sẽ lẫn nhau thì mọi người sẽ không thể cùng tồn tại, tự đấu đá, tranh giành lợi ích cho bản thân làm cho ta mất đi lòng người. Vì vậy mọi người cần phải sống tích cực, vui vẻ, hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau để xã hội ngày càng phát triển.

4 tháng 12 2016
Nếu sống không có tình cảm thì khác nào tự huỷ hoại hai tiếng “con người”. Truyền thống người Việt từ xưa “thương người như thể thương thân”. Đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời mà dân ta giữ gìn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, lại xuất hiện những con người có lối sống gặm nhấm dần mòn những truyền thống tốt đẹp ấy. Vậy nhưng điều đáng nói là những điều đó gây ra lại khiến con người ta phải xót xa, đau đớn thay. Tuy nhiên nó vẫn chỉ là căn bệnh và với sự tiến bộ y học vẫn hy vọng có thể được chữa khỏi.
25 tháng 4 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm tệ nạn xã hội là gì?

Hậu quả của tệ nạn xã hội đối với học sinh:

+ Khiến cho ý thức học sinh đi xuống

+ Khiến cho xã hội ngày càng bị ảnh hưởng tiêu cực

+ Khiến cho tỉ lệ tội phạm tăng cao

...

Dẫn chứng:

Tệ nạn sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng diễn ra hơn...

Nguyên nhân: 

+ Do ý thức của học sinh kém

+ Do sự quản lí lỏng lẻo của gia đình và nhà trường

+  Do sự cám dỗ và những lời dụ dỗ của các đối tượng xấu

...

Biện pháp khắc phục:

+ Tuyên truyền ý thức cho học sinh về tác hại của tệ nạn xã hội

+ Nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình quản lí học sinh

+ Xử phạt thật nghiêm minh những kẻ dụ dỗ học sinh vào con đường tệ nạn

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

24 tháng 4 2023

cắt đề bài với cả thêm 1 câu là ra mà 

công nghệ ngày càng phát triển mọi người bị cuốn vào những ứng dụng mạng xã hội như facebook,tiktok,..công nghệ khiến các thành viên trong gia đình trở nên ''gần mà xa''. vậy mạng xã hội là gì và tại sao các thành viên trong gia đình trở nên như vậy

 sau đó thì giải thích r viết tiếp ( mở bài t toàn làm v )

30 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm. Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.

25 tháng 12 2017

hahah

25 tháng 12 2017

MÌNH CHỊU BÀI NÀY LUÔN ĐẤY BẠN!!

21 tháng 9 2023

Trg muôn vàn điều tốt đẹp mà cuộc đời mag lại cho mỗi người có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất. Vậy hòa bình là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới mỗi con người? Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo loạn hay xung đột quân sự. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trg điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mik. Đó cx chính là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi – nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ, MalalaYousafzai – cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan, Tổng thống Mẽico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc…Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽ không thể nào phủ nhận được. vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như RalphWaldoEmerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thôg hiểu”.

21 tháng 9 2023

tổng thống Mexico nha chứ không phải Mexico mik viết nhầm

 

Ở phần Viết, em đã học cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phê phán một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Khi viết, ta thường nêu ý kiến một cách thẳng thắn, phân tích vấn đề rõ ràng, có trình tự. Cũng đề tài ấy, khi đối thoại trực tiếp với người nghe, làm thế nào để ý kiến phê phán của mình thuyết phục được người nghe mà không gây cảm giác căng thẳng? Ở bài học này, em...
Đọc tiếp

Ở phần Viết, em đã học cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phê phán một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Khi viết, ta thường nêu ý kiến một cách thẳng thắn, phân tích vấn đề rõ ràng, có trình tự. Cũng đề tài ấy, khi đối thoại trực tiếp với người nghe, làm thế nào để ý kiến phê phán của mình thuyết phục được người nghe mà không gây cảm giác căng thẳng? Ở bài học này, em sẽ học cách trình bày ý kiến phê phán sao cho hiệu quả. Mặt khác, trước một vấn đề xã hội cần phê phán, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Phải có những kĩ năng cần thiết mới có thể nắm bắt được nội dung chính của các ý kiến khác và xử lí thông tin đúng hướng. Muốn như vậy, em cần luyện thao tác nghe và tóm tắt nội dung trình bày của người khác về vấn đề được quan tâm.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Có một thực tế không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay, đó là cùng với mức sống ngày càng cao, lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những thói quen, lối sống không tốt. Trong đó, thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay rất đáng chú ý.

Vậy thói ăn chơi đua đòi là gì? “Thói” là lối, cách sống hay hoạt động có chiều hướng tiêu cực, được lặp đi lặp lại, lâu ngày thành quen khó bỏ.  “Ăn chơi đua đòi” chỉ hành động a dua, tụ tập thành một đám đông để làm gì đó theo ý muốn, sở thích cá nhân. Thói ăn chơi đua đòi là lối sống có xu hướng bắt chước, học theo, đua theo người khác và thể hiện nó một cách tự tin thái quá. Thói ăn chơi đua đòi trái ngược với sống giản dị, hài hòa.

Thói ăn chơi đua đòi là tình trạng phổ biến trong xã hội, có ở tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng thường nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ nước ta mắc phải “căn bệnh” này. Nó biểu hiện ở việc đua nhau mặc “mốt” mới, học nhau xài đồ hiệu, hút thuốc lá cho thật “ngầu”, xăm trổ thật “nghệ thuật”, phì phèo điếu shisha nhả làn khói trắng cho “đúng điệu”… rồi khoe khoang, đo xem ai “hoàng gia” hơn. Đa phần những thói quen đó không chỉ tiêu tốn nhiều tiền của mà còn tạo nên những “phong cách” vô cùng dị hợm, quái thai, kệch cỡm và mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thói xấu này là do cám dỗ. Trong mỗi con người luôn tồn tại hai bộ mặt: thiên thần và ác quỷ. Chính mặt ác quỷ khiến cho con người luôn bị cái xấu hấp dẫn, cám dỗ. Trong khi đó tuổi trẻ luôn tò mò, ham thú cái mới, cái lạ, lòng tự trọng cao luôn muốn khẳng định bản thân. Cùng với đó là một nền giáo dục chưa đủ sát sao trong vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, sinh viên. Do đó, giới trẻ rất dễ rơi vào vòng xoáy của những thói quen xấu. Phụ huynh học sinh phải chịu một phần trách nhiệm khi không có sự quan tâm đúng mức, chỉ lo làm ra thật nhiều tiền rồi về cho con vài đồng tiêu “vặt”. Nói là tiêu vặt nhưng số tiền đó không hề ít một chút nào. Tuy nhiên, tôi tin rằng, bản thân mỗi người vẫn là nguyên nhân chính. Bởi bộ phận nhóm trẻ không hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, không tự rèn luyện lối sống hợp lí cho bản thân cũng là nhóm mắc phải thói ăn chơi đua đòi.

Và hậu quả mà thói xấu này không hề nhỏ. Thói ăn chơi đua đòi làm suy đồi thuần phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam, làm tha hóa bản chất giản dị, thanh cao của người Việt, khiến chúng ta trở nên xấu xí, tầm thường, thảm hại trong con mắt của bạn bè quốc tế. Thậm chí, nó không chỉ còn là vấn đề đạo đức, văn hóa đơn thuần mà còn vấn đề về tính mạng của con người. Thói đua xe là một thí dụ điển hình. Không ít những vụ tai nạn thương tâm xảy ra dẫn tới cái chết của bản thân những thanh niên tham gia và cả thương vong không đáng có của những người đi đường.

Thí dụ trên là lời cảnh tỉnh với các bạn trẻ hãy thực hiện nghĩa vụ học tập thật tốt, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để luôn tỉnh táo và cẩn trọng trước mọi điều trong cuộc sống. Tri thức mới là sức mạnh thực sự chứ không phải ở điện thoại “xin” trên tay hay chiếc xe “sang” bạn ngồi mỗi sáng đến trường.

Tóm lại, ăn chơi đua là một hiện tượng xấu cần loại bỏ trong xã hội. Mặc dù nó thuộc về bộ phận nhỏ song không ngăn chặn sớm nó sẽ thành “bệnh dịch” lây lan ra toàn xã hội. Câu hỏi đặt ra là bản thân giới trẻ cũng như các phụ huynh, nhà trường và Nhà nước cần làm gì để ngăn chặn và loại bỏ căn bệnh đó mà thôi. Câu trả lời có ở tự thân mỗi người.