K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

*Giống nhau :Cơ thể thực vật và động vật đều có khả năng tiếp nhận các kích thích từ các tác nhân của môi trường và phản ứng với các kích thích đó.

* Khác nhau : về phương thức tiếp nhận và trả lời lại các kích thích đó:

- Ở thực vật :

+ Cảm ứng ở thực vật thường là các phản ứng thường diễn ra chậm ,biểu diễn bằng ứng động và hướng động.

+ Cảm ứng của thực vật do các thành phần đặc biệt bên trong thực hiện

- Ở động vật:

+ Phản xạ ở động vật diễn ra nhanh hơn.

+ Phản xạ ở động vật có sự tham gia của hệ thần kinh.

22 tháng 10 2017

- Giống nhau: Đều là phản ứng trả lời kích thích => giúp sinh vật thích nghi với môi trường.

- Khác nhau: Phản xạ được điều khiển bởi hệ thần kinh (cảm ứng ở TV ko thông qua hệ TK), tốc độ nhanh, chính xác và hình thức đa dạng (cảm ứng ở TV tốc độ Pư chậm, thiếu chính xác và hình thức kém đa dạng)

26 tháng 12 2022

A

26 tháng 12 2022

Sự khác nhau cơ bản giữa phản xạ ở động vật và cảm ứng ở thực vật là:

A: có sự tham gia của hệ thần kinh         B. có sự tham gia của nhiều cơ quan

C: phản xạ ở động vật nhanh hơn           D: Phản xạ ở động vật chính xác hơn

6 tháng 4 2017

Đáp án D

- Ở thực vật:

+ Cảm ứng thường là các phản ứng diễn ra chậm, gồm ứng động và hướng động

+ Do các thành phần bên trong thực hiện.

- Ở động vật:

+ Phản xạ ở động vật diễn ra nhanh hơn

+ Có sự tham gia của hệ thần kinh

19 tháng 12 2019

Giống nhau: Là sự tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích của cơ thể.

     Khác nhau:

  Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật
Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng Chưa có Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích.
Cơ chế Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước). Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại kích thích.
24 tháng 9 2017

Sự khác biệt giữa phản xạ của động vật với hiện tượng cảm ứng thực vật:
- Phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
Sự khác biệt:
- Phản xạ ở động vật có sự tham gia của hệ thần kinh phản xạ phản ứng.
- Cảm ứng ở thực vật do thành phần đặc biệt bên trong thực hiện.
Ví dụ: Hiện tượng cụp lá ở cây hoa trinh nữ chủ yếu là những biến đổi về trương nước ở các tế bào gốc, không phải do thần kinh điều khiển

24 tháng 9 2017

- Phản xạ của động vật có sự kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh

- Cảm ứng của thực vật thì không chịu ảnh hường của hệ thần kinh do thành phần bên trong thực hiện

26 tháng 4 2017
  • Giống nhau: Cơ thể thực vật và động vật đều có khả năng tiếp nhận kích thích từ các tác nhân của môi trường và phản ứng với các kích thích đó.
  • Khác nhau: Về phương thức tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích:
    • Ở thực vật: chưa có cấu trúc đặc hiệu đảm trách việc tiếp nhận và truyền kích thích cũng như phản ứng trả lời như ở động vật. Phản ứng trả lời đối với các kích thích của các tác nhân môi trưởng ở thực vật dựa trên 2 cơ chế:
      • Sự sai lệch về tốc độ sinh trưởng của các tế bào được kích thích và không được kích thích tại miền sinh trưởng của 2 phía đối diện nhau của cơ quan (ví dụ, hướng động và ứng động sinh trưởng).
      • Sự biến động về hàm lượng nước và lan truyền kích thích trong các tế bào và mô chuyển hoá của cơ quan (ví dụ, ứng động sức trương nước ở cây trinh nữ và ứng động bắt côn trùng ở cây gọng vó).
    • Ở động vật, sự xuất hiện cảm ứng liên quan đến tổ chức đặc hiệu gồm cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh với chức năng phân tích, tổng hợp thông tin để quyết định hình thức, mức độ phản ứng và bộ phận thực hiện phản ứng trả lời.
10 tháng 8 2018

Đáp án D.

Nguyên nhân là vì biểu hiện của cảm ứng ở thực vật thường gắn với sự sinh trưởng của cây hoặc các vận động chất nguyên sinh với tốc độ thực hiện chậm nên khó nhận thấy hơn các cảm ứng của động vật

12 tháng 12 2016

6.Các phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh, được di truyền, mang tính chất của loài, tương đối ổn định trong suốt đời sống của cá thể, là phản xạ phát sinh khi có kích thích thích ứng tác động lên các trường thụ cảm nhất định. Các phản xạ có điều kiện là các phản xạ tập nhiễm được trong đời sống của cá thể, mang tính chất của cá thể, có thể bị mất đi khi điều kiện tạo ra nó không còn nữa, là phản xạ có thể được hình thành với các loại kích thích khác nhau tác động lên các trường thụ cảm khác nhau.

Các phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở của bất cứ phản xạ không điều kiện nào, nên có thể phân loại các phản xạ có điều kiện theo các phản xạ không điều kiện. Tuy nhiên, theo cách thức hình thành, theo tính chất của các kích thích có thể phân chia các phản xạ có điều kiện thành các phản xạ có điều kiện tự nhiên, phản xạ có điều kiện nhân tạo.

12 tháng 12 2016

1.Sinh sản là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật riêng biệt mới. Sinh sản là một đặc điểm cơ bản của tất cả sự sống.

30 tháng 12 2018

Sự khác biệt:
- Phản xạ ở động vật có sự tham gia của hệ thần kinh phản xạ phản ứng.
- Cảm ứng ở thực vật do thành phần đặc biệt bên trong thực hiện.

29 tháng 4 2017

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Phản xạ không chỉ trả lời các kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng các kích thích của môi trường trong. Ví dụ, sự tăng nhịp hô hấp và sự thay đổi nhịp co bóp của tim... khi lao động, sự tiết mồ hôi khi trời nóng, da tái lại (do co mạch dưới da khi trời lạnh)... đều là các phản xạ.

- Phân biệt phản xạ với cảm ứng ỏ thực vật:

   + Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.

   + Cảm ứng ở thực vật: là những p

Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.hản ứng lại kích thích của môi trường.