K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2021

Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh trong câu
Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Lòng hiếu thảo là sự báo đáp công ơn nuôi dưỡng, sinh thành... đối với bố mẹ, ông bà, tổ tiên...

Lí giải: 

- Cha mẹ vất vả nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Đó là ơn trời bể mà chúng ta cần phải báo đáp. 

- Cách chúng ta báo hiếu với cha mẹ cũng là một cách thể hiện phẩm chất của chúng ta và để những người khác có cách nhìn nhận về bản thân mình là người như thế nào ( kẻ vô ơn quên công cha, ơn mẹ đối xử tệ bạc với họ sẽ bị người đời khinh bỉ ) 

- Lòng hiếu thảo là sợi dây mạnh mẽ kết nối cha mẹ và con cái...

- Dẫn chứng bạn tự chọn lọc. 

- Bài học: Chúng ta cần có lòng hiếu thảo với cha mẹ... 

 

 

 

dạy chúng ta phải biết cách yêu thương đùm bọc người có hoàng cảnh khó khăn bất hạnh hơn mình(hi vọng đúng thôi bạn êy

)

15 tháng 3 2022

là câu rút gọn vì nó lược bỏ bớt thành phần chủ ngữ nhưng ng đọc ng nghe vẫn hiểu đc

19 tháng 9 2020

gọi số tuổi của ông hiện nay là là:ab

suy ra số tuổi của ba là ba

ta có:

ab+ba+a+b=144

vậy a+b=12

suy ra b sẽ là số chãn nên a cũng là số chẵn

ta có

(a;b)=(4;8)

vậy tuổi ông sẽ là 84

bố sẽ là 48

con sẽ là 12

19 tháng 9 2020

làm sao bạn bt được là 12

23 tháng 3 2022

Em tham khảo nhé:

 Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn nhau mà bổ sung ý nghĩa cho nhau. Vì câu “Không thầy đố mày làm nên” muốn khẳng định vai trò của người thầy, bên cạnh đó  câu “học thầy không tày học bạn” muốn nhấn mạnh vai trò của việc học bạn. Từ đó cả 2 câu đi đến một mục đích chung đó là khuyên ta nên biết chọn người để học không chỉ là thầy mà còn là bạn.

25 tháng 10 2022

leuleu

Ông cha ta có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Quả thực, trong đời sống mọi thứ đều đáng giá, quý báu vô cùng, vô tận khi ta nhìn nhận nó bởi niềm vui, niềm hạnh phúc. Một nụ cười mang hơi ấm, mang niềm tin và cho con người gắn kết với nhau hơn bao giờ hết. Chỉ khi mang nụ cười yêu thương thì con người mới có thể hạnh phúc và thêm hiểu nhau. Nụ cười xua tan mệt nhọc, nụ cười tiếp thêm động lực. Và ta, ta cười để chính ta hạnh phúc hơn trong cuộc đời nhiều chông gai, trắc trở này.

12 tháng 4 2022

Không copy hay tham khảo!

12 tháng 4 2022

em hiểu ý nghĩa của câu 

"Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ chăm đường con hư". là:

Lời dạy của cha mẹ luôn đúng là người từng trải ba mẹ không muốn con mình lớn lên sẽ như nghề bốc vác , phụ hồ ,. . . cha mẹ luôn quan tâm con cái của mình tuy dạy luôn đánh mắng nhưng cũng vì muốn tốt cho con sau này lớn lên sẽ ông này, bà kia . Khi thật sự con ko nghe buộc cha mẹ phải dùng cách đánh mắng như khi nói ra những câu như vậy con đau 1 cha mẹ đau 10 . Chỉ cần nhìn thấy con mình ngày 1 lớn lên theo hướng tích cực ba mẹ sẽ tự thay đổi cách dạy , nếu con đi sai hướng ba mẹ bắt buộc phải dùng roi để chỉnh lại hướng đi cho con sao cho đúng nhất có thể . Con khi ho sốt , cha mẹ lo cả đêm thao thức vì con . những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

25 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên” như một lời nhắc nhở gửi gắm đến con cháu.

“Thầy” dùng để chỉ những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “làm nên” có nghĩa là thành công trong sự nghiệp hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Như vậy, “Không thầy đố mày làm nên” ý muốn nói nếu như không có người định hướng đúng đắn, dẫn dắt và chỉ bảo cho ta từng bước đi, từ những bước đơn sơ ban đầu đến những bước ngoặt quan trọng, dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng hướng thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy tương lai tươi sáng chứ chưa nghĩ đến chuyện đạt được tới thành công.

 

Với truyền truyền thống hiếu học, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng người thầy. Không chỉ riêng câu tục ngữ trên mà tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:

“Kính thầy mới được làm thầy”

Hay:

“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Nếu cha mẹ đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, còn người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Khi đến trường, chúng ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành.

Chính vì vậy mà ngày 20 tháng 11 hàng năm đã được lựa chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc nhằm tri ân thầy cô giáo - những người lái đò cần mẫn đã đưa biết bao thế hệ học sinh đến với bến bờ của thành công. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô? Có ai trưởng thành mà không nhớ đến những người dạy dỗ chúng ta năm xưa. Ngay cả đến những vị nguyên thủ quốc gia đứng đầu đất nước, mỗi khi đến dịp lễ 20 tháng 11, họ cũng đều dành những lời tri ân sâu sắc đến những người thầy năm xưa…

Đúng thôi nhưng chưa đủ, bởi bên cạnh thầy cô, con người cũng có thể học được nhiều bài học bổ ích từ người thân, bạn bè hoặc ngay từ một người xa lạ. Bởi vậy mà câu tục ngữ trên có phần hơi tuyệt đối hóa vai trò của thầy cô. Cần hiểu được rằng vai trò của những thầy giáo, cô giáo là quan trọng. Nhưng họ không chiếm tuyệt đối.

Đối với bản thân, em luôn cố gắng học tập thật tốt, vâng lời dạy dỗ của thầy cô để gặt hái được thật nhiều điểm tốt. Bởi đó chính là món quà ý nghĩa nhất để gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo.

Tóm lại, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã để lại bài học quý giá cho con người. Chúng ta hãy ghi nhớ công ơn của thầy cô - những người lái đò cần mẫn.