K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2017

1) tên loài động vật :
2)địa điểm : chăn nuôi tại gia đình, địa phương
+điều kiện sống: sống trong chuồng nuôi các hộ gia đình hoặc trang trại
3)cách nuôi
Làm chuồng trại:đủ ấm về mùa đông thoáng về mùa hè
Số lượng loài : nhiều ( khoảng 400-500 con trong toàn xã)
Cách chăm sóc :thức ăn : cỏ, rơm
lượng thức ăn: nhiều, vì bò là động vật nhai lại nên buổi ngày nên cho ăn nhiều, để ban đêm bò nhai lại.
loại thức ăn : khô hoặc để nguyên (cỏ)
Cách chế biến : để nguyên hoặc làm khô
Thời gian ăn: ban ngày
Vệ sinh chuồng nuôi: thường xuyên dọn sạch sẽ chuồng, không để phân ủ trong chuồng
4)giá trị kinh tế
Gia đình : đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình
Địa phương : tăng nguồn thu nhập kinh tế,địa phương nhờ chăn nuôi động vật


1) tên loài động vật : trâu
tương tự như bò

1) tên loài động vật : gà
2)địa điểm : chăn nuôi tại gia đình, địa phương
+điều kiện sống: sống trong chuồng nuôi các hộ gia đình hoặc trang trại
3)cách nuôi
Làm chuồng trại:đủ ấm về mùa đông thoáng về mùa hè
Số lượng loài : nhiều ( khoảng 10 con trong một gia đình nuôi bình thường)
Cách chăm sóc :thức ăn : cám, ngô, các loại hạt, giun
lượng thức ăn: vừa, gà có thể ăn cả ngày nên thả vườn thì tốt
loại thức ăn : khô hoặc hỗn hợp
Cách chế biến : làm khô hoặc trộn
Thời gian ăn: ban ngày đến chập tối
Vệ sinh chuồng nuôi: thường xuyên dọn sạch sẽ chuồng, không để phân ủ trong chuồng
4)giá trị kinh tế
Gia đình : đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình
Địa phương : tăng nguồn thu nhập kinh tế,địa phương nhờ nuôi gà

1) tên loài động vật :
2)địa điểm : chăn nuôi tại gia đình, địa phương
+điều kiện sống: sống trong ao, hồ của hộ gia đình
3)cách nuôi
Làm ao, hồ thả cá đủ tiêu chuẩn (tham khảo thêm trong sách công nghệ)
Số lượng loài : nhiều
Cách chăm sóc :thức ăn : cám, bột ngô, giun, cỏ
lượng thức ăn: vừa đủ (thời gian ăn: buổi sáng, chiều)
loại thức ăn : bột hoặc hỗn hợp
Cách chế biến : cắt nhỏ (cỏ), trộn đối với cám bột
Thời gian ăn: ban ngày, chập tối
Vệ sinh chuồng nuôi: thường xuyên dọn sạch bèo, sen trên hồ, ao. Bón phân cho ao nếu ao nước là loại nước gầy.
4)giá trị kinh tế
Gia đình : đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình
Địa phương : tăng nguồn thu nhập kinh tế,địa phương nhờ nuôi cá

chúc bạn học tốt

16 tháng 5 2017

Hầu hết các địa phương Việt Nam đều nuôi các loại gia súc (trâu, bò, dê, lợn,...), gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng...), cá, tôm, ba ba, lươn,... Các hình thức nuôi tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình và từng địa phương. Có trường hợp thì chăn thả đế con vật tự kiếm ăn và cho ăn thêm. Có trường hợp nuôi nhốt trong chuồng trại và cung cấp toàn bộ thức ăn cho vật nuôi.

Vai trò:

- Trâu bò cung cấp sức kéo (cày bừa, kéo xe...) và để lấy thịt, sữa,...
- Lợn là nguồn cung cấp thịt chủ yếu của các địa phương.
- Chó, mèo là vật nuôi trong nhà: chó giữ nhà và cũng cung cấp thịt, mèo diệt chuột...
- Gà, vịt, ngan, ngỗng: cung cấp thịt và trứng...
- Cá, tôm là nguồn thực phẩm có giá trị...
Ngoài ra, ở một số vùng nhân dân còn nuôi một số động vật khác: dê, hươu, gấu, ba ba, lươn, rắn và chim cảnh... với mục đích cung cấp thực phẩm đặc sản có giá trị hoặc để làm cảnh, làm dược liệu,...

Bạn dựa vào các ý trên và viết thành bài nhé!

1 tháng 5 2022

Trình bày về một loài vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương ?

- Mik chỉ lấy 1 vd thôi nha, bn làm tương tự :

* Bò vàng :

- Đời sống : Ăn cỏ, thích nghi vs đời sống chăn thả, chịu lạnh kém , là động vật nhai lại, ......vv

- Tập tính : Nhai lại, là động vật đơn thai, .....vv

- Vai trò : 

+ Cung cấp thực phẩm là thịt, sữa , .....

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp (da bò làm trống)

+ Cung cấp sức kéo

+ ..........vv

=> Có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương 

18 tháng 4 2017

Bò vàng Việt Nam là giống bò địa phương thuộc nhóm giống bò vàng phương Nam, do vóc dáng nhỏ bé nên người ta hay gọi nó là loài bò cóc, bò cỏ. Bò phân bố tương đối tập trung (57 – 60 % tổng đàn) từ Thanh Hoá dọc theo Quốc lộ 1A đến miền Đông Nam Bộ. Giống bò này nuôi chủ yếu làm sức kéo từ lâu đời chưa được cải tạo, nên không có thiên hướng sản xuất rõ rệt, không có tên riêng mà gọi theo địa danh: Bò Thanh Hoá, bò Nghệ An, bò Bình Định, bò Phú Yên.

Bò dễ nuôi, thích nghi rộng, chống chịu bệnh tốt, thành thục sinh dục sớm và mắn đẻ. Bò vàng Việt Nam nhỏ con, khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt, ít bệnh tật. Ngoại hình chúng xấu, thấp ngắn, mình lép, mông lép, ngực lép, trán lõm... Tầm vóc nhỏ bé, nên không thể dùng làm nền để lai tạo với các giống bò chuyên thịt hoặc sữa.

7 tháng 11 2023

Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản

Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.

Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.

Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.

Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.

27 tháng 4 2022

gà, vịt, bò, trâu, cừu...

27 tháng 4 2022

Con người động vật tiến hóa cấp cao làm nghề lao động

22 tháng 4 2017

- Giới thiệu chung :

Thỏ ta hay thỏ nội hay thỏ Việt Nam là các giống thỏ nhà thuần chủng tồn tại ở các địa phương thuộc Việt Nam để phân biệt với các giống thỏ ngoại. Quần thể thỏ ở Việt Nam được du nhập từ Pháp khoảng 70-80 năm trước đây. Chúng đã bị lai tạp nhiều giữa các giống khác nhau nên cũng có những biến hoá khác nhau về ngoại hình.

- Đặc điểm :

Ở Việt Nam hiện nay có các giống thỏ gồm thỏ mắt ngọc, thỏ đen, thỏ xám, thỏ dé, thỏ cỏ. Giống thỏ nội ở Việt Nam đang có xu hướng lai tạo với các giống thỏ ngoại để hình thành thế hệ con lai, nâng cao năng suất, tạo ra các giống cao sản và những năm trở lại đây, các giống thỏ ngoại dần khẳng định những ưu điểm vượt trội, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong đó, thỏ đen giống, và thỏ xám thích hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình các vùng ở Việt Nam và cũng là giống sử dụng con nái nền lai tạo với giống thỏ ngoại nâng cao năng suất chăn nuôi lấy thịt, lông da.

Giống thỏ Việt Nam hiện nay lai tạp nhiều nên màu lông không thuần nhất. Tầm vóc thỏ nội bé hơn so với thỏ ngoại nhưng có khả năng chịu đựng được điều kiện kham khổ và dinh dưỡng thấp, khối lượng trưởng thành 3-5,5 kg. Trọng lượng con trưởng thành là 2–3 kg/con. Trọng lượng thỏ sơ sinh là 35-50g/con. Đặc tính nổi trội của các loại thỏ nội là chịu đựng kham khổ tốt. Tuy nhiên, trọng lượng con trưởng thành chỉ đạt từ 2,5 - 3,3 kg, thỏ thịt xuất chuồng nặng 1,5 - 2,0 kg, mỗi năm đẻ 5 - 6 lứa, mỗi lứa 5 - 6 con. Những năm gần đây giống thỏ Việt Nam tuy đã được lai tạo, song vẫn bị một số hạn chế, các giống thỏ cũ lâu ngày bị thoái hoá, thỏ nuôi chậm lớn, nhiều bệnh tật như bệnh viêm hô hấp, viêm ruột cấp tính, dẫn tới sự đột tử ở thỏ sau tách mẹ cao.[1]

Thỏ nội mắn đẻ, một năm có thể đẻ tới 6-7 lứa nếu nuôi dưỡng và chăm sóc tốt. Thời gian động dục lại sau khi để rất ngắn nên nếu nuôi dưỡng chăm sóc tốt và cho phối giống sớm sau khi đẻ thì khoảng cách hai lứa đẻ chỉ còn 40-45 ngày. Sinh sản cao là đặc điểm lớn nhất của thỏ nội. Khả năng liêu hoá thức ăn xanh làm cho chi phí nuôi thỏ trong dân thấp, dễ mở rộng sản xuất nếu được tiêu thụ tốt. Thỏ nội đẻ nhanh, nếu nuôi dưỡng tốt mỗi thỏ cái mỗi năm đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con, sau 3 tháng nuôi khối lượng giết thịt 1,7–2 kg, một thỏ mẹ có thể sản xuất 70-80%kg thịt thỏ/ năm. Thỏ cho tỷ lệ thịt xẻ 46-49% tỷ lệ thịt lọc/ thịt xẻ là 85-86%. Thịt thỏ giàu và cân đối chất dinh dưỡng: tỷ lệ đạm 21%, mỡ 10%, khoáng 1,2%.

- Một số giống :

  • Thỏ cỏ: Loại thỏ này được nuôi nhiều trong dân, màu lông rất khác nhau như: trắng pha vàng hoặc đen pha trắng, xám loang trắng nhưng hầu hết mắt đen, rất ít con mắt đỏ, đầu to, mõm dài, trọng lượng trưởng thành khoảng 2,5 – 3 kg/con, khả năng sử dụng thức ăn, sinh sản, chống đỡ bệnh tật tốt, đã có hiện tượng đồng huyết, năng suất ngày càng giảm.
  • Thỏ dé hay thỏ ré: Là giống thỏ được chọn lọc từ các giống địa phương của Việt Nam, thỏ có mắt đen, thỏ ré thường màu lông không thật thuần khiết khối lượng 2,6–3 kg. Nói chung chúng đa dạng về màu lông: khoang trắng đen, vàng, xám, đầu to, tai dài, bụng to, chân dài, trọng lượng từ 2,5 - 3,5 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ khoảng 46%.
  • Thỏ đen: Thỏ này có màu lông và mắt đen tuyền, đầu to vừa phải và mõm nhỏ, cổ không vạm vỡ nhưng thân hình chắc chắn, thịt ngon, lông thỏ ngắn, lưng khum, bụng thon, thân hình chắc chắn, 4 chân dài thô, xương to. Khối lượng trưởng thành 3,2 – 3,5 kg, thỏ mắn đẻ, mỗi năm đẻ lứa, mỗi lứa 6 - 7 con. Đây là loại thỏ giông cỏ địa phương đựa đưa về trang trại chọn lọc lại những tính trạng của chúng thông qua hệ chọn lọc cá thể, với màu lông và mắt đen tuyền, đầu và mõm nhỏ, cổ không vạm vỡ nhưng thân hình chắc chắn, thịt ngon. Khối lượng trưởng thành 3,2 – 3,5 kg, thỏ mắn đẻ.

Thỏ đẻ 5-5,5 con/lứa, mỗi lứa 5,5-6 con, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa đạt 85%. Đặc điểm nổi bật của thỏ đen là sức chống đỡ với bệnh tật tốt, thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng thấp, khí hậu ở các vùng trong cả nước ta, vì vậy giống thỏ này có thể chăn nuôi tốt trong khu vực gia đình và sử dụng làm nền lai với thỏ ngoại dùng để lấy thịt và lông da. Đây là giống thỏ được nuôi nhiều tại Gia Lai từ năm 2000 đến nay. Giống thỏ được chọn lọc từ các giống thỏ địa phương của Việt Nam. Giống thỏ này tuy không đạt bằng thỏ ngoại song chúng có khẳ năng khán bệnh rất tốt.

  • Thỏ xám: Thỏ có màu lông xám tro hoặc xám ghi, Lông ngắn, màu lông thay đổi từ xám tro đến xám ghi. Riêng phần dưới ngực, bụng, đuôi có màu lông trắng. Mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, đầu nhỏ, cổ dài, lưng khum, bụng hơi xệ, 4 chân dài, xương to, thân hình không chắc chắn như thỏ đen. Khối lượng trưởng thành nặng 3,5 – 3,8 kg. Thỏ đẻ khỏe, mỗi năm 6 – 7 lứa và mỗi lứa 6 - 7 con.

Thỏ có màu lông xám tro hoặc xám ghi. Riêng phần dưới ngực, bụng, đuôi có màu lông trắng. Mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, khối lượng trưởng thành nặng 3,5 - 3,8kg. Thỏ đẻ khoẻ, mỗi năm 5- 7 lứa và mỗi lứa 6 - 7 con. tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa đạt 85%. Thỏ xám thường có màu lông không thật thuần khiết. Cũng như thỏ đen giống thỏ Xám thích hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình các vùng ở Việt Nam và cũng là giống sử dụng con nái nền lai tạo với giống thỏ ngoại nâng cao năng suất chăn nuôi lấy thịt, lông da.

- Các giống lai:

Có hai giống thỏ mới được lai tạo từ giống Việt Nam và của Pháp (2005 VNGB và 2006 VNGBF), chúng có nhiều ưu điểm, lớn hơn so với thỏ Việt Nam thuần chủng, thích nghi hơn với điều kiện khí hậu Việt Nam, tránh được các loại bệnh về tiêu hóa, hô hấp. Người cho lai thỏ Việt Nam và thỏ bướm (Pháp), lai thỏ vằn hung (Pháp) và thỏ Việt Nam. Sau khi thuần dưỡng hai loài thỏ lai được, người ta tiếp tục cho lai với nhau để tạo nên giống thỏ 2005 VNGB. Loài thỏ này có hình dáng đẹp như đầu nhỏ, nửa thân sau to, đùi to, lông mượt, thích nghi với khí hậu, nhưng vẫn còn nhược điểm là khá nhỏ so với thỏ nhập ngoại (đạt 5–6 kg), sau đó tiếp tục thuần dưỡng và cho lai tạo với thỏ khổng lồ Pháp, cho ra đời loài thỏ 2006-VNGBF, đạt trọng lượng 7 kg, các loài thỏ lai này cần rất ít cỏ, có thể dùng để nuôi công nghiệp mà vẫn bảo đảm được chất lượng thịt.

Một giống thỏ lai khác là dòng nghiên cứu lai tạo thành công giống thỏ ngoại với thỏ Việt Nam như: Thỏ New Zealand, Califonia, BuocGon cho ra đời giống thỏ mới sạch bệnh, đầy đủ những tính năng, chọn 8 nòi thỏ (PenTaLaGus, Himalayan, Dutch, NewZeland, California, BuocGon, FlanDre, GuaDeLon pe) sau đó cho lai phức tạp (lai tạo chéo) giữa nhiều nòi để bổ sung ưu điểm qua lại, sau đó chọn lọc và đào thải theo tỷ lệ lai: 1: 2: 1, cho ra nòi thỏ mới, sạch bệnh và lớn nhanh tại Việt Nam, được viết tắt là 2008 VINA SB (Thỏ sạch bệnh Việt Nam 2008)

Người ta cũng cho thỏ Tân Tây Lan phối giống với thỏ mắt ngọc ở địa phương, kết quả là đàn thỏ lai lớn nhanh lại ít bệnh so với giống thỏ mắt ngọc mà người dân trong thôn đang nuôi, thịt thỏ lai ngon hơn

P/s: Nếu sai thì mình xin lỗi bạn nha !!!

23 tháng 4 2017

cám ơn ban nhìu lắm nha

5 tháng 5 2017

bạn tham khảo về 1 số loài sau nhé

1) tên loài động vật : bò
2)địa điểm : chăn nuôi tại gia đình, địa phương
+điều kiện sống: sống trong chuồng nuôi các hộ gia đình hoặc trang trại
3)cách nuôi
Làm chuồng trại:đủ ấm về mùa đông thoáng về mùa hè
Số lượng loài : nhiều ( khoảng 400-500 con trong toàn xã)
Cách chăm sóc :thức ăn : cỏ, rơm
lượng thức ăn: nhiều, vì bò là động vật nhai lại nên buổi ngày nên cho ăn nhiều, để ban đêm bò nhai lại.
loại thức ăn : khô hoặc để nguyên (cỏ)
Cách chế biến : để nguyên hoặc làm khô
Thời gian ăn: ban ngày
Vệ sinh chuồng nuôi: thường xuyên dọn sạch sẽ chuồng, không để phân ủ trong chuồng
4)giá trị kinh tế
Gia đình : đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình
Địa phương : tăng nguồn thu nhập kinh tế,địa phương nhờ chăn nuôi động vật

5 tháng 5 2017

1) tên loài động vật : trâu
tương tự như bò

1) tên loài động vật : gà
2)địa điểm : chăn nuôi tại gia đình, địa phương
+điều kiện sống: sống trong chuồng nuôi các hộ gia đình hoặc trang trại
3)cách nuôi
Làm chuồng trại:đủ ấm về mùa đông thoáng về mùa hè
Số lượng loài : nhiều ( khoảng 10 con trong một gia đình nuôi bình thường)
Cách chăm sóc :thức ăn : cám, ngô, các loại hạt, giun
lượng thức ăn: vừa, gà có thể ăn cả ngày nên thả vườn thì tốt
loại thức ăn : khô hoặc hỗn hợp
Cách chế biến : làm khô hoặc trộn
Thời gian ăn: ban ngày đến chập tối
Vệ sinh chuồng nuôi: thường xuyên dọn sạch sẽ chuồng, không để phân ủ trong chuồng
4)giá trị kinh tế
Gia đình : đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình
Địa phương : tăng nguồn thu nhập kinh tế,địa phương nhờ nuôi gà

7 tháng 5 2021

CÂU TRẢ LỜI NÈ:

- Là nguồn cung cấp thức ăn cho con người

- Cung cấp gien quý, nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa

- Động vật ko chỉ có vai trò  quan trọng trong thiên nhiên mà còn trong đời sống con người về mặt có lợi như cung cấp nguyên liệu: thực phẩm( ốc, cá, lợn, bò ,...), lông( thỏ, cừu, dê, vịt,...), da(hổ, tuần lộc, trâu,...), làm thí nghiệm khoa học(ếch, chuột bach,...), thuốc(thỏ, chuột bạch), hỗ trợ cho con người: lao động(trâu,bò,voi,...), giải trí(voi,cá heo,hải cẩu,vẹt,...), bảo vệ an ninh(chó,...). Bên cạnh đó động vật còn gây hại không nhỏ cho con người như truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi,muỗi, chuột,...)

CHÚC BẠN HỌC TỐT

7 tháng 5 2021

MÌNH VIẾT HƠI DÀI, BẠN THÔNG CAMleuleu

28 tháng 12 2017

Hôm qua là sinh nhật ông nội tớ! Ông mất khi tớ vừa tròn 6 tháng tuổi! Ông mất khi tớ chưa kịp có những khái niệm hay nhận biết cụ thể về ông nhưng tớ luôn có những cảm giác rõ ràng về ông qua những chuyện kể của bà và mọi người trong gia đình.

Người ta nói “sống gửi thác về” và khi con người ta trở về với cát bụi thì người trần gian lấy ngày giỗ để tưởng nhớ họ... Nhưng gia đình tớ hơi khác một chút, ngày giỗ đã đành nhưng vào ngày sinh nhật của ông bà, hay bác tuy đã mất rồi nhưng cả nhà đều làm gì đó để tưởng nhớ.

Nếu ông còn sống thì lần này là ngày sinh thứ 98 của ông, bố mẹ sửa lễ, còn tớ đi làm thật sớm để mua hai chục sen thắp hương bàn thờ ông bà. Tớ cũng không biết có phải ông nội thích hoa sen hay không, nhưng một năm trước khi bà mất, vào ngày giỗ ông bà đã nhất định nói tớ phải tìm mua bằng được chục sen trắng thắp hương ông... Tớ nhớ điều đó và hôm qua dậy thật sớm, mua hai chục sen mang về nhà rồi mới vòng xe đi làm. Sáng sớm nay tớ nghe tiếng bố mẹ trò chuyện trên tầng 4, khen rằng tớ mua sen đẹp quá, những cánh sen trên bàn thờ ông bà đã xòe cánh và tỏa ngát hương... Tớ biết bố mẹ tớ đang rất vui...

Ông ngoại mất trước khi tớ ra đời 10 năm, ông nội mất khi tớ được nửa tuổi… Ông ngoại là thầy giáo, còn ông nội là nhà ngoại giao, đôi khi tớ ao ước lắm lắm rằng tuổi thơ của mình có cả hai người ông dạy bảo. Tớ không có những phút được ông đưa đi chơi, được ông dạy cho mọi điều trong cuộc sống. Tớ thèm cảm giác được có ông. Có ông sẽ tuyệt thế nào nhỉ? Bố mẹ cả ngày bận rộn với công việc, bà có thời gian trông nom các cháu nhưng có những phút bận cơm nước, anh chị em có lúc còn phải học... vậy là trong gia đình đương nhiên ông sẽ là người có nhiều thời gian nhất để “thủ thỉ” với cháu rồi.

Và thế là tớ thích tưởng tượng cảnh nếu từ nhỏ tớ còn cả ông nội và ông ngoại, tớ sẽ hỏi ông những điều gì, ông sẽ trả lời tớ ra sao.

Tớ thích tưởng tượng cảnh ông ngồi trên chiếc ghế sắt Liên Xô ở hiên nhà và đọc tờ báo Nhân Dân.

Tớ thích tưởng tượng cảnh chiều chiều ông dạy tớ học bài, cho tớ đi Bách Thảo và nói cho tớ tên của từng loại cây.

Tớ thích tưởng tượng cảnh ông bà hàng chiều dắt tay nhau sang nhà các con cháu chơi và trở về vào đúng giờ cơm tối...

Hồi học cấp I, có lần tớ phải ở nhà một mình, tớ rất sợ, và bạn có biết tớ đã làm gì không? Tớ nhìn lên bàn thờ ông, và nghĩ rằng, đừng sợ, vì ông luôn ở bên cạnh mình! Thấy bạn bè có ông đưa đi học, ông kể cho bao nhiêu chuyện, dậy bao nhiêu điều thú vị... tớ ghen tỵ lắm. Tớ có bà, điều đó đã là hạnh phúc hơn bao nhiêu người rồi, bà chăm sóc tớ từ nhỏ, bà dậy tớ rất nhiều điều, nhưng vẫn khác lắm nếu tớ còn ông...

Trong cảm nhận và tưởng tượng của tớ, ông là một nhà ngoại giao tuyệt vời, ông là người yêu nước, là người chịu hy sinh, là người chồng tình cảm, là người cha tận tụy với 9 người con, người bố chồng luôn tâm lý với cô con dâu là mẹ tớ, là người ông cực nghiêm khắc với các anh chị tớ... Ông không nói nhiều, ông cười rất hiền, và ông biết không, ánh mắt ông trong tấm ảnh trên bàn thờ đã tiếp sức cho tớ rất nhiều!

28 tháng 12 2017

Ông em là người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết một bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo.

Ông em đã bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn phong độ, khoẻ mạnh lắm. Da ông hồng hào dù có nhiều nếp nhăn đùn lại ở đuôi mắt, khoé miệng. Tóc ông đã có nhiều sợi bạc và dù đã già, làn tóc xoăn tự nhiên của ông vẫn gọợn sóng, rũ loà xoà xuống vầng trán rộng. Tia mắt ông  ấm áp, vui vẻ, có chút dí dỏm, trào lộng nên nhìn cứ như mắt biết cười. Lông mày ông to như con tằm, hơi cong cong làm cho đôi mắt của ông dịu dàng hẳn đi.

Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh hoạ của các báo, gật gù biểu đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, có lúc đọc nhanh phía sau, có lúc gật gù, có lúc chặc lưỡi lắc đầu. Khi ông đọc báo xong, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà: “Hôm nay, báo có nhiều tin hay đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!”. Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa: “Dạ, con cảm ơn ba.”.

Ông vui vẻ đi ra hiên nhà ngắm mấy chậu hoa cảnh. Nắng lên cao một chút chiếu sáng loá mái tóc bạc của ông. Giữa những chậu cảnh, ông em ung dung, thư thái làm sao! Đọc báo là thói quen tốt. Đọc báo hằng ngày giúp em cập nhật trông tin về nhiều mặt. Ở gia đình em, sau khi ông em đọc báo xong đến ba mẹ em đọc, sau rốt là hai anh em em. Ông em thích đọc báo và em cũng thích ngắm ông lúc ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc ấyông già nhiều đi, em sẽ đọc báo cho ông nghe.