K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2017

Phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương rất độc đáo, tinh tế. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện cho ta thấy, đấy cũng chỉ là một phát hiện "cũ".

- "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".

- Đôi mắt tinh tường, "nhà nghề" của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp "trời cho" trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy ảnh chỉ gặp một lần. Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc đó là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã cảm nhận vẻ đẹp toàn bích, hài hòa, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm hồn mình được thanh lọc.

6 tháng 12 2018

Phát hiện nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa trên biển độc đáo, tinh tế:

+ Bức tranh mực tàu, cảm tưởng như vừa khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện, trong khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn

+ Đôi mắt tinh tường, nhà nghề phát hiện ra vẻ đẹp của mặt biển mờ sương

+ Người nghệ sĩ thấy hạnh phúc khi khám phá và sáng tạo, cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu

+ Sự hài hòa, toàn bích, lãng mạn của cuộc đời khi thấy tâm hồn được thanh lọc

17 tháng 7 2017

Phát hiện thứ hai chứa đầy nghịch lí:

Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ trong màn sương là người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu

+ Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, ác độc, xem việc hành hạ, đánh đập vợ như cách để giải tỏa uất ức, đau khổ

→ Ẩn sau cái đẹp tưởng như “toàn bích, toàn thiện’ mà anh bắt gặp là sự việc thô bạo, vô lí như một trò đùa quái ác của cuộc sống

- Khi chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ nhân vật Phùng kinh ngạc… vứt chiếc máy xuống đất

11 tháng 3 2022

Câu 1: có thể tham khảo:

Quý ngữ và cảm thức thẩm mĩ về cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền

- Qúy ngữ chính là “cánh hoa đào” gợi lên:

   + Mùa xuân tươi đẹp

   + Cảm thức thẩm mĩ đơn sơ của bài thơ hai- cư này chính là triết lí sâu sắc rút ra được bức tranh mùa xuân tươi đẹp

- Bài thơ 7 quý ngữ “tiếng ve ngâm”: âm thanh vang vọng mùa hè, cảm thức thẩm mĩ nằm trong sự u huyền, tịch mịch nhưng cũng gợi sự thẩm thấu vào kẽ lá

- Quý ngữ bài 8: “những cái đồng hoang vu”, những cánh đồng hiện lên giấc mơ tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như gợi lên mùa thu hiu quạnh, cảm thức ẩn sâu trong sự vắng lặng đó.

Câu 2: 

  Yêu cầu về nội dung:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Phân tích tấm lòng với cuộc đời và con người của nghệ sĩ Phùng:

* Lần thứ nhất chứng kiến cảnh bạo hành gia đình:

_ Sẵn sàng vứt chiếc máy ảnh xuống đất để  nhào tới can thiệp giúp đỡ người đàn bà khốn khổ mặc dù chiếc máy ảnh rất quý, đặc biệt là đối với người nghệ sĩ như anh, nhất là khi nó còn đang chứa đựng kiệt tác nghệ thuật. Tuy nhiên, hơn cả sự quý giá về vật chất và tinh thần, đó là con người.

* Lần thứ hai chứng kiến cảnh bạo hành gia đình:

_ Tuy đã thực hiện xong nhiệm vụ được giao nhưng vẫn ở lại vì anh quan tâm đến gia đình hàng chài này, thấy mình không thể đứng ngoài cuộc mà phải làm điều gì đó.

_ Khi chứng kiến cảnh bạo hành gia đình lần hai nghệ sĩ Phùng đã lao ra can thiệp kịp thời và bị thương.

_ Nhờ bạn mình là chánh án tòa án huyện giúp đỡ gia đình này.

Tổng kết.

10 tháng 10 2017

Phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương rất độc đáo, tinh tế. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện cho ta thấy, đấy cũng chỉ là một phát hiện "cũ".

- "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".

- Đôi mắt tinh tường, "nhà nghề" của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp "trời cho" trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy ảnh chỉ gặp một lần. Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc đó là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã cảm nhận vẻ đẹp toàn bích, hài hòa, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm hồn mình được thanh lọc.

10 tháng 10 2017

Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu, một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau... Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp "toàn bích, toàn thiện" mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ,, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.

- Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Phùng đã "kinh ngạc đến mức, trong mây phút đầu... vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy ào tới". Hành động đó nói lên nhiều điều.

8 tháng 2 2017

Xem lại bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

NG
5 tháng 10 2023

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm nhận của người lao động về vẻ đẹp huy hoàng, thơ mộng của thiên nhiên là: Mặt Trời xuống biển như hòn lửa, Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, Mặt Trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Bạn tham khảo và thêm ý cho bài viết của mình thêm đặc sắc nhé: 

Huy Cận là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là trong phong trào Thơ mới. Thơ của ông luôn có một phong cách rất riêng với những nhà thơ khác. Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông trong thời kì mới là bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ là lời ca ngợi thiên nhiên và con người lao động Việt Nam thời kì đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đoàn thuyền đánh cá có những hình ảnh thơ vô cùng đẹp đẽ, đặc biệt là ba khổ thơ:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
...
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào"

Ba khổ thơ trên là bức tranh thiên nhiên và con người lao động giữa biển khơi mênh mông. Đó là hình ảnh của những con người đang cố gắng hết sức mình đánh bắt từng đàn cá lớn để làm giàu cho quê hương đất nước. Hình ảnh những con người đang lao động giữa biển khơi to lớn thật hào hùng, kiên cường và mạnh mẽ biết bao.

Bài thơ là sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. Thế nên, khi viết về những người lao động đang ra khơi đánh bắt cá, Huy Cận đã vẽ ra một khung cảnh lãng mạn vô cùng:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"

Đoàn thuyền của con người đang lướt đi dưới ánh trăng vàng đang chiếu trên mắt biển long lanh. Vốn đoàn thuyền ấy chỉ là những con thuyền nhỏ bé, bình thường, thế nhưng giờ đây nó đang dần trở lên khổng lồ, to lớn, để hòa nhập với kích thước bao la của vũ trụ. Con thuyền ấy giờ đây có bánh lái là gió, có cánh buồm là ánh trăng vàng, đang lướt đi thật nhẹ giữa mênh mông không trung bao la. Những hình ảnh "lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng" đã biến đổi đoàn thuyền bình thường trở thành một đoàn thuyền của vũ trụ, vừa to lớn, kì vĩ, lại vừa đẹp lộng lẫy dưới ánh trăng. Giữa lúc này đây, dường như không trung vô tận kia đang hòa cùng với mặt biển làm một thể thống nhất đưa con thuyền trôi ra ngoài dặm xa. Ở ngoài đây, con thuyền đang chăm chú đậu lại, để "dò bụng biển". Hành động dò tìm này phải chăng là hành động tìm kiếm những đàn cá lớn, tìm tòi những điều bí ẩn thế giới biển cả để đánh bắt, để học hỏi của những người ngư dân trên biển? Hành động ấy vừa để phát hiện ra luồng cá lớn vừa như để thăm dò ẩn ý của mẹ biển cả, liệu người có bằng lòng để chúng con được mang về thật nhiều cá lớn mà làm giàu cho quê hương? Con người và thiên nhiên ở đây hiện lên đều thật hùng vĩ và to lớn. Con người chẳng phải là những vật thể nhỏ bé giữa vũ trụ biển cả bao la nữa, mà họ cũng vụt trở lên thật to lớn, thật sinh động vô cùng. Họ đang trong tư thế làm chủ thiên nhiên, bởi vậy nên họ mới mạnh dạn "dàn đan thế trận lưới vây giăng". Đây là một hành động chuẩn bị cho việc đánh bắt một mẻ cá lớn.

Huy Cận đã vẽ lên một bức tranh với thiên nhiên và con người lao động cùng nhau hòa quyện. Thiên nhiên trong đó thật vừa rộng lớn, bao la, lại vừa đẹp đẽ muôn phần nhưng con người trong bức tranh ấy của Huy Cận chẳng còn là những chủ thể yếu đuối trước thiên nhiên vũ trụ nữa. Ở đây, trong bức tranh này, họ đang đứng hiên ngang trước thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên, sánh ngang tầm với thiên nhiên, dù thiên nhiên ấy còn biết bao điều bí ẩn mà họ chưa khám phá được hết. Thế mới hiểu rõ, con người Việt Nam sau chiến tranh đã trưởng thành, lớn lao, mạnh mẽ, kiên cường như thế nào trước bao sóng gió bão tố!

Bước sang một khổ thơ khác, người đọc chúng ta lại được Huy Cận dẫn tới một bức tranh khác. Bức tranh ấy vẫn là chủ đề thiên nhiên, thế nhưng thiên nhiên trong đó không chỉ có mỗi ánh trăng vàng, mặt biển xanh mà giờ đây nó còn lấp lánh đầy sắc màu khác nữa. Đó là sắc màu của những loài cá biển:

"Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long"

Quả là một bức tranh rực rỡ sắc màu và thật sống động. Nào là màu lấp lánh, "vàng chóe", nào đen, nào hồng,... đủ màu đủ sắc, đủ thanh âm, thật đặc sắc biết chừng nào! Khổ thơ mở đầu bằng một loạt tên của những loài cá biển vốn là những loài cá đặc biệt chỉ có của vùng biển Hòn Gai, Quảng Ninh. Nào cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song - toàn là những loài cá đặc sản, thế mới thấy được biển cả Việt Nam giàu có, phong phú đến nhường nào! Không chỉ vậy, biển cả còn hiện lên thật đẹp khi:

"Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe"

Cá song - một loài cá đặc sản của vùng biển Việt Nam, với đặc trưng là chiếc đuôi đen đỏ, giờ đây trong con mắt đa tình của người thi sĩ, nó bỗng trở thành một bó đuốc giữa lòng biển khơi. Bó đuốc ấy thắp sáng lên cả một vùng biển rộng tăm tối, để vùng biển ấy vụt sáng lên, óng ánh lên thứ ánh đuốc đen hồng. Chưa từng có trong thi ca một hình ảnh so sánh mĩ miều đến vậy! Phải là người có trí tưởng tượng thật phong phú, đôi mắt quan sát thật tinh tường thì Huy Cận mới có thể nhận ra được cái thứ đặc trưng đặc sắc này của mỗi loài cá biển. Không chỉ thắp lên một ánh đuốc sáng bừng cả đại dương, trong mắt Huy Cận, những chú cá biển ấy như những cô em gái lém lỉnh, tinh nghịch, đang quẫy thật mạnh chiếc đuôi lóng lánh của mình trên mặt nước. Và thế là, giữa mặt nước mênh mông, ánh trăng "vàng chóe" bắn lên không trung vừa đẹp lóng lánh, lại tươi mát lạ lùng. Ở đây Huy Cận đã dùng một tính từ tả màu sắc rất nổi bật "vàng chóe" - thứ ánh vàng vừa óng ánh lại vừa đặc biệt, nó đã làm câu thơ bật lên nghe rất âm vang. Kết lại khổ thơ, Huy Cận viết:

"Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long"

Đây là một hình ảnh nhân hóa, nhưng lại độc đáo một cách thật thú vị. Màn đêm đang thở, đang dùng những nhịp thở của mình để thổi vào không gian tĩnh mịch của biển cả bao la. Cái tiếng thở ấy của đêm phải chăng là âm thanh của tiếng nước thủy triều đang nhấp nhô nâng hạ? Từng đợt thủy triều cuốn vào bờ cát rồi lại chạy thật nhanh ra xa và Huy Cận như cảm thấy như màn đêm đang phập phồng hơi thở: sao lùa nước Hạ Long? Những miền, những chiều không gian khác nhau nhưng lại được Huy Cận nối lại thành một cách liền mạch. Không gian của đêm, của biển, của sao trời và ánh trăng đã nối thành một điểm và ở giữa điểm đó là hình ảnh của những con người lao động đang miệt mài với công việc của mình.

Cả khổ thơ là lời ca ngợi của Huy Cận đối với sự giàu có của biển cả mênh mông. Bằng con mắt của nhà thi sĩ yêu đời, Huy Cận đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên cùng muôn vàn loài cá khác nhau thật đẹp đẽ. Bức tranh ấy vừa đầy màu sắc, nhưng lại không kém phần lung linh, sinh động biết bao.

5 tháng 5 2021

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.
Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồngKhi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.
Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

 

5 tháng 5 2021

Cảm ơn bạn nhiều🥰