K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2016

Quốc tế thứ hai tan rã vì :
- Sau khi Ph. Ăng-ghen qua đời, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại học thuyết Mác dần dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai. Tiếp tục sự nghiệp của Ph. Ăng-ghen, một số lãnh tụ cách mạng trong các đảng công nhân như : La-phác-giơ (Pháp), Bê-ben, Rô-da Lúc-xem-bua (Đức)... đã lên tiếng phê phán xu hướng cơ hội, xét lại trái với chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh này còn nhiều hạn chế.
- Trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc đấu tranh tư tưởng qua các đại hội tiếp theo của Quốc tế thứ hai diễn ra gay gắt và phức tạp giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa. Đại diện cho khuynh hướng cách mạng là V.I.Lê-nin đã kiên quyết lên án ách thống trị của các nước đế quốc đối với thuộc địa, tích cực đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc và kiên trì bảo vệ học thuyết Mác.
- Do sự thiếu nhất trí về đường lối chiến lược, chia rẽ về tổ chức, Quốc tế thứ hai dần đi đến chỗ phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. 

17 tháng 9 2017

Đệ Nhị Quốc tế còn gọi Quốc tế thứ hai là liên minh quốc tế của các đảng công nhân, được thành lập ngày 14 tháng 07 năm 1889 ở Paris, được phục hưng lại vào các năm 1923 và 1951. Tham dự đại hội thành lập có hầu hết đại biểu các tổ chức công nhân của các nước Châu Âu, Mỹ. Đệ Nhị Quốc tế thông qua các nghị quyết quan trọng: nêu lên sự cần thiết phải thành lập các chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động.... Dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, Đệ Nhị Quốc tế có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới. Năm 1895, Friedrich Engels mất, những người theo chủ nghĩa chống lại học thuyết Marx như K. Kautsky, E. Bernstein(1850-1932) dần dần chiếm ưu thế trong Đệ Nhị Quốc tế. Do không thống nhất về chiến lược, chia rẽ về tổ chức nên Đệ Nhị Quốc tế tan rã khi Chiến tranh thế giới I bùng nổ.

19 tháng 1 2022

Nguyên nhân sâu xa: do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội, dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

- Nguyên nhân trực tiếp : binh lính người Ấn Độ trong quân đội của thực dân Anh bị đối xử tàn tệ , bị xúc phạm về tinh thần dân tộc và tín ngưỡng nên đã nổi dậy khởi nghĩa.

2 tháng 1 2017

- Hoàn cảnh ra đời:

     + Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở các nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

     + Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

- Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:

Do sự xâm nhập của chủ nghĩa cơ hội, Quốc tế thứ hai đã từ bỏ lập trường vô sản, ủng hộ chính phủ tư sản, đẩy công nhân, nông dân các nước vào cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

tham khảo:

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở các nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

* Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:

- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.

 

Tham khảo :

- Hoàn cảnh ra đời:

     + Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở các nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

     + Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

- Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:

Do sự xâm nhập của chủ nghĩa cơ hội, Quốc tế thứ hai đã từ bỏ lập trường vô sản, ủng hộ chính phủ tư sản, đẩy công nhân, nông dân các nước vào cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

26 tháng 9 2017

- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.

12 tháng 4 2017

Quốc tế thứ hai tan rã vì :
- Sau khi Ph. Ăng-ghen qua đời, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại học thuyết Mác dần dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai. Tiếp tục sự nghiệp của Ph. Ăng-ghen, một số lãnh tụ cách mạng trong các đảng công nhân như : La-phác-giơ (Pháp), Bê-ben, Rô-da Lúc-xem-bua (Đức)... đã lên tiếng phê phán xu hướng cơ hội, xét lại trái với chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh này còn nhiều hạn chế.
- Trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc đấu tranh tư tưởng qua các đại hội tiếp theo của Quốc tế thứ hai diễn ra gay gắt và phức tạp giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa. Đại diện cho khuynh hướng cách mạng là V.I.Lê-nin đã kiên quyết lên án ách thống trị của các nước đế quốc đối với thuộc địa, tích cực đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc và kiên trì bảo vệ học thuyết Mác.
- Do sự thiếu nhất trí về đường lối chiến lược, chia rẽ về tổ chức, Quốc tế thứ hai dần đi đến chỗ phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

12 tháng 4 2017

Quốc tế thứ hai tan rã vì :
- Sau khi Ph. Ăng-ghen qua đời, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại học thuyết Mác dần dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai. Tiếp tục sự nghiệp của Ph. Ăng-ghen, một số lãnh tụ cách mạng trong các đảng công nhân như : La-phác-giơ (Pháp), Bê-ben, Rô-da Lúc-xem-bua (Đức)... đã lên tiếng phê phán xu hướng cơ hội, xét lại trái với chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh này còn nhiều hạn chế.
- Trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc đấu tranh tư tưởng qua các đại hội tiếp theo của Quốc tế thứ hai diễn ra gay gắt và phức tạp giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa. Đại diện cho khuynh hướng cách mạng là V.I.Lê-nin đã kiên quyết lên án ách thống trị của các nước đế quốc đối với thuộc địa, tích cực đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc và kiên trì bảo vệ học thuyết Mác.
- Do sự thiếu nhất trí về đường lối chiến lược, chia rẽ về tổ chức, Quốc tế thứ hai dần đi đến chỗ phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

2 tháng 4 2018

Chọn A

17 tháng 1 2021

trình độ phát triển kinh tế giữa các nước khác nhau khá rõ nét . nhưng cx có điểm tương đồng vs nhau .

phân tích ra theo từng đặc điểm . gợi ý : dịch vụ khá giống nhau còn nông và công nghiệp lại khác nhau

4 tháng 2 2023

– Trần Thủ Độ với sự ra đời của nhà Trần:

+ Người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần.

+ Sau khi nhà Trần thành lập, ông được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín của mình, ông đã củng cố nước Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự…

– Vai trò của Trần Quốc Tuấn:

Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

+ Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

+ Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

+ Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

+ Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

– Vai trò của Trần Nhân Tông:

+ Xây dựng một đất nước cường thịnh, xã hội rất ổn định, biết cách thu phục nhân tâm. Dân chúng cả nước đồng lòng, đồng sức vì Vua.

+ Trường lớp rất được mở mang. Việc thi cử đã được mở theo định kỳ để lấy người tài giỏi ra giúp nước.

+ Sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm và được xem như là Phật Tổ của trường phái này. Ông có vai trò rất lớn trong việc chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam.