K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2016
- Những giá trị của tài nguyên sinh vật:+Giá trị với phát triển kinh tế:+ Trước hết do tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú, đa dạng và rất giàu về nguồn gen như các số liệu nêu trên. Trước hết đó là các cơ sở tao ra nhiều nguồn nguyên liệu sinh vật để phát triển nhiều ngành công nghiệp khai thác và chế biến như: khai thác gỗ lâm sản, chế biến bột giấy, sản xuất xenlulô…+ Tài nguyên sinh vật nước ta có nhiều loài rất quý, có giá trị thương mại cao.·               Ta có nhiều loài thú quý như voi, bò tót, tê giác, trâu rừng…·               Ta có nhiều loài gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, mật, giáng hương; nhiều loài lâm sản quý khác như song, mây, mộc nhĩ, sa nhân.·               Nhiều loài chim quý như: yến, công trĩ, gà lao, sến cổ trụi; nhiều loại hải sản quý như cá thu, cá chim, tôm hùm, đồi mồi, trai ngọc...·               Nhiều loại dược liệu quý: tam thất, sâm quy, đỗ trọng, hà thủ ô…Những nguồn tài nguyên sinh vật này không những có giá trị to lớn ở thị trường trong nước mà còn có giá trị to lớn với xuất khẩu thương mại.- Giá trị đối với môi trường.+ Tài nguyên sinh vật trước hết là tài nguyên rừng có giá trị to lớn trong việc phòng hộ đó là rừng đầu nguồn, rừng ven biển. Trong đó rừng đầu nguồn có tác dụng điều tiết mực nước ngầm hạn chế lũ lụt đồng bằng. Còn rừng ven biển có tác dụng chống bão, cát bay, cát lấn, xói lở bờ biển và chống nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền.+ Rừng có tác dụng chống xói mòn đất, giữ cân bằng nước, chống gió lạnh, chống gió nóng.

+ Tài nguyên sinh vật nói chung có giá trị to lớn trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái tạo ra cảnh quan thiên nhiên trong sáng, đồng hoá môi trường có lợi cho việc nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho con người.

Hơi dài bạn nhé!

17 tháng 3 2017

_ Về kinh tế: cung cấp gỗ xây dựng làm đồ dùng sinh hoạt gia đình; cung cấp lương thực, thực phẩm; làm thuốc chữa bệnh; cung cấp nhiên liệu sản xuất
_ Về văn hóa, du lịch: làm thực vật, động vật cảnh; tham quan, du lịch; dùng để an dưỡng, chữa bệnh; là nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học; tạo cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đa dạng.
_ Về môi trường sinh thái: giúp điều hòa khí hậu, tăng lượng Oxi, làm sạch không khí; giảm các loại ô nhiễm môi trường; giảm nhẹ thiên tai, hạn hán, hạn chế xói mòn, giữ nước; ổn định độ phì nhiêu của đất; cân bằng hệ sinh thái

25 tháng 9 2018

- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống:

   + Tài nguyên thực vật cung cấp gỗ, tinh dầu, nhựa, ta-nanh, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…

   + Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.

   + Là cơ sở để phát triển dụ lịch, tham gia, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…

- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái.

   + Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.

   + Bảo vệ đất, chống xói mòn.

   + Cố định bồi đắp, chắn gió.

   + Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá…

31 tháng 3 2017

- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp...
+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...
- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.
+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng...
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá...

31 tháng 3 2017

- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp...
+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...
- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.
+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng...
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá...

25 tháng 4 2023

– Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.

+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…

+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.

+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…

– Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:

+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.

+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.

+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng…

+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá…

6 tháng 4 2022

Tham Khảo

– Nước ta còn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, nên khí hậu  nước ta có 2 mùa rõ rệt:  

– Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng  sâu sắc của biển Đông.  

– Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương nên có tài nguyên khoáng sản phong phú. 

– Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên tài  nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. 

– Vị trí và hình thể tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên giữa các vùng miền.

– Về kinh tế: 

+ Tạo thuận lợi trong phát triển kinh tế và vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 

+ Điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan  hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. 

– Về văn hoá – xã hội:  

+ Tạo thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển  với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. 

+ Góp phần làm giàu bản sắc văn hóa, kể cả kinh nghiệm sản xuất…  

– Về chính trị và quốc phòng: 

+ Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Một khu vực kinh  tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

+ Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong  công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. 

– Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, tính thất thường của thời tiết, các tai  biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh…) thường xuyên xảy ra gây tổn thất lớn đến  sản xuất và đời sống. 

– Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược quan trọng ở nước ta. – Đặt nước ta vào thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.

28 tháng 10 2021

phát triển 

 

28 tháng 10 2021

nhờ có công cụ mới bằng kim loại như lưỡi cày, cuốc, rìu, ... con người có thể khai hoang , mở rộng diện tích trồng trọt. Nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi cũng có bước phát triển. Nghề luyện kim và chế tạo đồ đồng theo yêu cầu kĩ thuật cao, cùng với nghề dệt vải, làm đồ gốm, đố mộc,... dần trở thành nghành sản xuất riêng. Quá trình chuên môn hoá trong sản xuất lại có tác dụng thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội. Con người không chỉ đủ ăn mà còn có của cải dư thừa

5 tháng 9 2021

tìm hiểu về những nội dung sau :

1. Các số liệu về dân số thế giới và Việt Nam     https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2n_s%E1%BB%91_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi

2. Dân số gia tăng nhanh từ những năm nào và có ảnh hưởng gì đến kinh tế xã hội, đời sống, tài nguyên môi trường....

 - Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

 

 

25 tháng 10 2021

Việc phát minh ra kim loại có ý nghĩa đối với đời sống kinh tế và xã hội của người nguyên thuỷ:

- Đẩy mạnh sản xuất, nhiều ngành sản xuất mới được ra đời: nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi, nghề luyện kim và chế tạo đồ đồng cùng với các nghề dệt vải, làm đồ gốm,...; trao đổi, buôn bán cũng phát triển.

- Sản xuất phát triển, tạo ra của cải ngày càng nhiều. Con người không chỉ đủ ăn mà còn tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.

- Một bộ phận người chiếm hữu của dư thừa làm của riêng, ngày càng giàu lên, xã hội bắt đầu có sự phân hoá giàu - nghèo. Chế độ công xã thị tộc bị rạn vỡ, xã hội nguyên thuỷ dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.