K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2017

Đoạn văn tự sự là kể về người kể nhé và pha lẫn một chút miêu tả ngoại hình va phải có hình ảnh trong đoạn văn

22 tháng 9 2019

Bạn có một kỷ niệm nào thời đi học thật đáng nhớ và ghi dấu sâu đậm trong trí nhớ của mình không? Đối với tôi, kỷ niệm đáng nhớ ấy không phải là một lần đạt thành tích cao được khen thưởng mà lại là một lần tôi phạm phải lỗi lầm. Đó là vào một kì thi văn hồi tôi học lớp 7. Vì chủ quan cho rằng đề thi sẽ không ra lại vào bài đã thi năm trước, tôi đã bỏ qua và không ôn bài đó. Thật không may, trong đề thi năm ấy vẫn tiếp tục có câu hỏi về văn bản này. Tất nhiên, do không ôn tập kĩ càng nên điểm thi của tôi tệ vô cùng. Khi cô giáo trả bài thi, tôi vô cùng buồn và thất vọng về điểm số của mình. Vậy là chỉ vì sự chủ quan và lười biếng của mình, năm học này tôi đã để tuột mất danh hiệu học sinh giỏi mà mình đã cố găng duy trì suốt nhiều năm. Khi về nhà, tôi chán nản, buồn bã nhốt mình trong phòng và òa khóc. Khi đã thấm mệt, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy mẹ ngồi cạnh giường và vuốt ve mái tóc tôi đầy âu yếm. Mẹ không trách mắng tôi một câu vì điểm thi đáng thất vọng ấy. Trái lại, mẹ ân cần nói với tôi rằng: “Trong cuộc sống, con sẽ gặp phải vô vàn những điều khó khăn và đáng thất vọng. Đây là điều con phải học cách chấp nhận và cố gắng đối mặt, vượt qua nó chứ không phải chán nản, buông xuôi như vậy. Thất bại là mẹ của thành công. Hãy coi đây là một bài học kinh nghiệm để sau này làm tốt hơn con nhé!” Những lời mẹ dạy giúp tôi hiểu ra nhiều điều và trở thành bài học cuộc sống mà tôi ghi nhớ mãi về sau.

1 tháng 12 2017

Văn tự sự chủ yếu là văn người và kể việc. Khi kể thì người kể có thể giới thiệu về tên, tuổi, lai lịch,... Khi kể việc thì kể cáchành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại..

Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính, diễn đạt thành 1 câu gọi là câu chủ đề. Các câu hác diễn đạt những ý phụ rồi dẫn tới ý chính hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.

26 tháng 9 2018

THAM KHẢO NHÉ:

1. Khái niệm: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.

3. Cấu trúc : gồm ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.

- Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trìmh tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể.

4. Đặc điểm :

- Nhân vật: Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…

- Sự việc: Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Chủ đề: Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Ý nghĩa đó được toát lên từ những sự việc, cốt truyện. Mỗi văn bản tự sự thường có một chủ đề; cũng có văn bản có nhiều chủ đề, trong đó có một chủ đề chính.

- Lời văn tự sự : chủ yếu là kể người, kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, lai lịch, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. Đoạn trong văn tự sự thường là đoạn diễn dịch.

- Thứ tự kể: Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tứ tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.

- Ngôi kể: Người đứng ra kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau. Ngôi kể trong văn tự sự có thể là ngôi thứ nhất, bộc lộ được những tâm tư tình cảm, suy nghĩ trực tiếp của nhân vật một cách sâu sắc; có thể được kể theo ngôi thứ ba, thể hiện được sự khách quan với câu chuyện được kể, phạm vi câu chuyện được kể trong không gian lớn hơn và có thể cùng lúc. Người kể giấu mình nhưng lại có mặt khắp nơi trong văn bản.

- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, như giới thiệu nhân vật tình huống, tả người, tả cảnh, đưa ra các nhận xét, đánh giá hay bộc lộ thái độ, cảm xúc trước những điều được kể.

Mỗi ngôi kể đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, nên cần lựa chọn ngôi kể cho phù hợp và có thể chuyển đổi ngôi kể trong câu chuyện.

5. Sự đan xen yếu tố của các phương thức biểu đạt khác:

Văn tự sự nếu chỉ kể sự việc không sẽ khô khan, không hấp dẫn nên có sự kết hợp các yếu tố của các phương thức biểu đạt khác.

  • Miêu tả trong văn tự sự:

Miêu tả bên ngoài: miêu tả ngoại hình nhân vật, làm cho các nhân vật có hình dáng riêng, cụ thể; miêu tả cảnh vật làm cho sự việc thêm cụ thể, chi tiết chân thực, sinh động, gợi cảm.

Miêu tả nội tâm nhân vật: diễn tả tâm tư tình cảm, cảm xúc, những trạng thái tình cảm của nhân vật, khiến cho nhân vật đước thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn.

Miêu tả nội tâm là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng nhà văn về cuộc đời, nhân vật tạo nên sức hấp dẫn và ấn tượng đối với người đọc.

Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn đạt những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, cử chỉ, nét mặt, trang phục của nhân vật.

  • Biểu cảm trong văn tự sự:

Biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp đều giúp cho nhân vật thể hiện được thế giới nội tâm của mình, thể hiện cảm xúc chân thực, có khi là cảm xúc của chính tác giả, người kể chuyện trong quá trình kể chuyện.

  • Lập luận trong văn tự sự:

Lập luận thể hiện thông qua đối thoại; đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại với chính mình, trong đó người kể chuyện hoặc nhân vật nêu lên những nhận xét, suy luận, phán đoán, lí lẽ, dẫn chứng, …nhằm bày tỏ quan điểm, thuyết phục người nghe (đọc) về một vấn đề nào đó. Hình thức lập luận làm cho câu chuyện thêm phần triết lí sâu sắc.

Hi vọng thông qua bài này, học sinh chúng ta sẽ nẵm rõ hơn về văn tự sự để có thể vận dụng và tạo lập văn bản một cách linh hoạt .

NÓ SẼ CÓ ÍCH CHO BẠNok

CHÚC BẠN LÀM BÀI TỐTvui

2 tháng 1 2021

Ngôi kể thứ nhất:

- Đặc điểm:

+ Người kể xưng "tôi".

+ Có thẩm tham gia vào các sự việc trong truyện.

+ Kể chuyện trải qua, chứng kiến, suy nghĩ của bản thân.

- Vai trò:

+ Tạo sự thuyết phục.

+ Dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tư tưởng.

Ngôi kể thứ ba: 

- Đặc điểm:

+ Người kể không xuất hiện.

+ Các nhân vật được gọi bằng tên.

- Vai trò:

+ Có thể thấy đổi địa điểm, thời gian một cách linh hoạt.

+ Tạo tính khách quan, tăng độ tin tưởng cho độc giả.

2 tháng 10 2016

Bư­ớc 1: Trư­ớc khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.

 

B­ước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, ngư­ời viết phải t­ưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.

Bư­ớc 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật…

B­ước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.

 

2 tháng 10 2016

Ví dụ:

  Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

       Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.

+         Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào ? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu ? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào ?…).

+         Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao ? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào ?…).

       Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu?

b. Trường hợp 2

       Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

       Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.

+         Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào?

+         Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì ? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu ?…).

       Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.

5 tháng 11 2016

ko chép mạng ko ai lm

22 tháng 9 2019

Đặc điểm của văn tự sự

1. Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
– Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
– Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ) – Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
– Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

22 tháng 9 2019

Đặc điểm của văn tự sự

1. Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:

– Sự việc: Các sự kiện xảy ra.

– Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)

– Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.

– Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

23 tháng 9 2016

1. Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
– Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
– Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ) – Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
– Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

II. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6

1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
– Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
– Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
– Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.

2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
– Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
– Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)

III. CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6

Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic đây là một vài gợi dẫn khi làm bài Văn tự sự.

1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em – Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.

– Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
– Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.

2. Với dạng bài: Kể về người
– Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.

3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
– Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế. – Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện – Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.

4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng *Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
– Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
– Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
– Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ…. *Cách làm:
– Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người) – Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
– Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

23 tháng 9 2016

Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì có thể kể hành động, việc làm, diễn biến sự việc thông qua hành động, việc làm ấy cũng như kết quả, những thay đổi do hành động, việc làm ấy đem lại cho câu chuyện.

Chúc bạn học tốt!

19 tháng 7 2019

Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

     + Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

- Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:

     + Gióng ra đời

     + Gióng biết nói và nhận lời sứ giả

     + Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc

     + Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời

     + Vua lập đền thờ Gióng