K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2019

Bạn có một kỷ niệm nào thời đi học thật đáng nhớ và ghi dấu sâu đậm trong trí nhớ của mình không? Đối với tôi, kỷ niệm đáng nhớ ấy không phải là một lần đạt thành tích cao được khen thưởng mà lại là một lần tôi phạm phải lỗi lầm. Đó là vào một kì thi văn hồi tôi học lớp 7. Vì chủ quan cho rằng đề thi sẽ không ra lại vào bài đã thi năm trước, tôi đã bỏ qua và không ôn bài đó. Thật không may, trong đề thi năm ấy vẫn tiếp tục có câu hỏi về văn bản này. Tất nhiên, do không ôn tập kĩ càng nên điểm thi của tôi tệ vô cùng. Khi cô giáo trả bài thi, tôi vô cùng buồn và thất vọng về điểm số của mình. Vậy là chỉ vì sự chủ quan và lười biếng của mình, năm học này tôi đã để tuột mất danh hiệu học sinh giỏi mà mình đã cố găng duy trì suốt nhiều năm. Khi về nhà, tôi chán nản, buồn bã nhốt mình trong phòng và òa khóc. Khi đã thấm mệt, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy mẹ ngồi cạnh giường và vuốt ve mái tóc tôi đầy âu yếm. Mẹ không trách mắng tôi một câu vì điểm thi đáng thất vọng ấy. Trái lại, mẹ ân cần nói với tôi rằng: “Trong cuộc sống, con sẽ gặp phải vô vàn những điều khó khăn và đáng thất vọng. Đây là điều con phải học cách chấp nhận và cố gắng đối mặt, vượt qua nó chứ không phải chán nản, buông xuôi như vậy. Thất bại là mẹ của thành công. Hãy coi đây là một bài học kinh nghiệm để sau này làm tốt hơn con nhé!” Những lời mẹ dạy giúp tôi hiểu ra nhiều điều và trở thành bài học cuộc sống mà tôi ghi nhớ mãi về sau.

21 tháng 11 2017

Đoạn văn tự sự là kể về người kể nhé và pha lẫn một chút miêu tả ngoại hình va phải có hình ảnh trong đoạn văn

mong các bạn trả lời nhanh mình đang cần gấp

 

đây là một bài trong sách giáo khoa cánh diều bài 5 trang 67

 

1 tháng 12 2017

Văn tự sự chủ yếu là văn người và kể việc. Khi kể thì người kể có thể giới thiệu về tên, tuổi, lai lịch,... Khi kể việc thì kể cáchành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại..

Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính, diễn đạt thành 1 câu gọi là câu chủ đề. Các câu hác diễn đạt những ý phụ rồi dẫn tới ý chính hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.

26 tháng 9 2018

THAM KHẢO NHÉ:

1. Khái niệm: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.

3. Cấu trúc : gồm ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.

- Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trìmh tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể.

4. Đặc điểm :

- Nhân vật: Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…

- Sự việc: Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Chủ đề: Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Ý nghĩa đó được toát lên từ những sự việc, cốt truyện. Mỗi văn bản tự sự thường có một chủ đề; cũng có văn bản có nhiều chủ đề, trong đó có một chủ đề chính.

- Lời văn tự sự : chủ yếu là kể người, kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, lai lịch, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. Đoạn trong văn tự sự thường là đoạn diễn dịch.

- Thứ tự kể: Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tứ tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.

- Ngôi kể: Người đứng ra kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau. Ngôi kể trong văn tự sự có thể là ngôi thứ nhất, bộc lộ được những tâm tư tình cảm, suy nghĩ trực tiếp của nhân vật một cách sâu sắc; có thể được kể theo ngôi thứ ba, thể hiện được sự khách quan với câu chuyện được kể, phạm vi câu chuyện được kể trong không gian lớn hơn và có thể cùng lúc. Người kể giấu mình nhưng lại có mặt khắp nơi trong văn bản.

- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, như giới thiệu nhân vật tình huống, tả người, tả cảnh, đưa ra các nhận xét, đánh giá hay bộc lộ thái độ, cảm xúc trước những điều được kể.

Mỗi ngôi kể đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, nên cần lựa chọn ngôi kể cho phù hợp và có thể chuyển đổi ngôi kể trong câu chuyện.

5. Sự đan xen yếu tố của các phương thức biểu đạt khác:

Văn tự sự nếu chỉ kể sự việc không sẽ khô khan, không hấp dẫn nên có sự kết hợp các yếu tố của các phương thức biểu đạt khác.

  • Miêu tả trong văn tự sự:

Miêu tả bên ngoài: miêu tả ngoại hình nhân vật, làm cho các nhân vật có hình dáng riêng, cụ thể; miêu tả cảnh vật làm cho sự việc thêm cụ thể, chi tiết chân thực, sinh động, gợi cảm.

Miêu tả nội tâm nhân vật: diễn tả tâm tư tình cảm, cảm xúc, những trạng thái tình cảm của nhân vật, khiến cho nhân vật đước thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn.

Miêu tả nội tâm là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng nhà văn về cuộc đời, nhân vật tạo nên sức hấp dẫn và ấn tượng đối với người đọc.

Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn đạt những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, cử chỉ, nét mặt, trang phục của nhân vật.

  • Biểu cảm trong văn tự sự:

Biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp đều giúp cho nhân vật thể hiện được thế giới nội tâm của mình, thể hiện cảm xúc chân thực, có khi là cảm xúc của chính tác giả, người kể chuyện trong quá trình kể chuyện.

  • Lập luận trong văn tự sự:

Lập luận thể hiện thông qua đối thoại; đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại với chính mình, trong đó người kể chuyện hoặc nhân vật nêu lên những nhận xét, suy luận, phán đoán, lí lẽ, dẫn chứng, …nhằm bày tỏ quan điểm, thuyết phục người nghe (đọc) về một vấn đề nào đó. Hình thức lập luận làm cho câu chuyện thêm phần triết lí sâu sắc.

Hi vọng thông qua bài này, học sinh chúng ta sẽ nẵm rõ hơn về văn tự sự để có thể vận dụng và tạo lập văn bản một cách linh hoạt .

NÓ SẼ CÓ ÍCH CHO BẠNok

CHÚC BẠN LÀM BÀI TỐTvui

11 tháng 2 2022

tham khảo

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Giôn-xi

Giôn xi là một cô họa sĩ trẻ tài năng giàu ước mơ và khao khát. Nhưng đáng buồn thay, cô lại mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính - một căn bệnh mà trong thời kỳ đó người ta không thể nào chữa trị. Giôn-xi cũng nghèo khổ, và cô mất niềm tin ở tương lai. Cô đã buông xuôi cuộc đời mình cho số phận,phó mặc đời mình theo chiếc lá thường xuân và nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô rời xa cõi đời.Năm đó là một năm mùa đông vô cùng khắc nghiệt Giôn -xi đang chờ đón cái chết của mình, thì cô bỗng tìm thấy niềm tin. Chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân mãi không rụng xuống nó kiên cường chống chọi lại cả một mùa đông rét mướt. chiếc lá ấy khiến cho Giôn -xi cũng trở nên kiên cường, cô bắt đầu có niềm tin trở lại cô nghĩ chắc chắn mình có thể sống sót, mình sẽ khỏe mạnh trở lại. Chính niềm tin đó đã giúp Giôn – xi vượt qua bệnh tật. Nghị lực sống của cô gái trẻ cùng câu chuyện đầy cảm động ẩn sau chiếc lá của cụ Bơ men đã gieo vào lòng bạn đọc ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương, cho ta thấy được khát vọng sống và tình người tốt đẹp vẫn còn hiện hữu ngay trên cõi đời này.

13 tháng 8 2021

Tham khảo

Tôi là một chàng dế có thân hình cường tráng nhưng tính tình kiêu ngạo. Cũng bởi tính khí ấy mà tôi đã vô tình đã gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt, người bạn hàng xóm đáng thương của mình.

Tôi có một chỗ ở khá khang trang. Hằng ngày, tôi thường đào đất, sửa hang, làm chỗ ngủ, lại lo xa làm đường tắt, cửa sau, ngách thượng, phòng nguy hiểm. Nhờ ăn uống điều độ và chừng mực, nên tôi thân thế tôi cường tráng lắm. Đôi càng của tôi mẫm bóng, những cái vuốt cứng và nhọn hoắt; đôi cánh thành cái áo dài chấm kín đuôi. Cái đầu của tôi to ra còn hai cái răng đen nhánh như hai lưỡi liềm máy. Cặp râu dài hùng dũng.

Tôi thường hay cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Thấy mọi người không nói gì, tôi tự cho mình là đã giỏi, ai cũng phải nể nợ mình. Mấy anh chị Cào Cào, anh Gọng Vó ở gần luôn bị tôi làm phiền. Đặc biệt phải kể đến người bạn hàng xóm của tôi, vẫn luôn bị tôi khinh thường. Dế Choắt - một cậu dế gầy gò và yếu đuối. Một hôm, tôi sang chơi nhà Dế Choắt, thấy nhà cửa luộm thuộm, tôi liền bảo:

- Sao chú mày sinh sống cẩu thả vậy? Nhà cửa thì tuềnh toàng, ngộ nhỡ có kẻ nào đến phá thì chú mày gặp nguy ngay. Đúng là có lớn mà chẳng có khôn.

Dế Choắt buồn bã nhờ tôi đào ngách thông sang nhà của tôi, để phòng khi có chuyện sẽ giúp đỡ nhau. Nhưng tôi nào có thèm để tâm, tôi nhìn cậu ta khinh khỉnh rồi từ chối.

Một hôm, sau cơn mưa, các loại chim tụ hội về vũng nước kiếm mồi. Chị Cốc đậu gần hang. Tôi tỏ vẻ rủ Choắt đùa chị Cốc chơi, Choắt sợ hãi từ chối. Mèn kiêu ngạo, hát đùa Cốc, khiên Cốc tức giận tìm kiếm kẻ vừa trêu chọc mình. Thấy chị ta đến gần, tôi nhanh chân chui tót vào hang nấp kín, rồi vắt chân lên giường nằm nhe. Bỗng tôi thấy tiếng của chị Cốc:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu?

- Chối hả? Chối này! Chối này.

Sau đó là liên tiếp những tiếng kêu của Choắt. Tôi nằm im thin thít cũng không dám động đậy gì. Chỉ đến khi Cốc bay đi, tôi mới bò lên, thấy Choắt thoi thóp. Thấy thế tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Tôi không ngờ mọi chuyện lại ra thế này. Tôi hối hận lắm! Tất cả là lỗi của tôi, phải làm sao bây giờ.

Lúc này, Dế Choắt thì thào nói với tôi:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng đành. Nhưng tôi khuyên anh rằng ở đời mà có thói hung hăng, không biết suy nghĩ thì rồi cũng gây họa vào thân.

Sau cái chết của Dế Choắt, tôi cảm thấy rất buồn. Chôn cất Dế Choắt xong xuôi tại một bãi cổ, tôi đã đứng trước mộ hàng giờ để tự kiểm điểm những lỗi lầm của mình. Điều ân hận nhất đó chính là tôi đã đối xử với Dế Choắt một cách quá quắt. Nếu như tôi chịu can đảm đứng ra nhận tội về mình, rồi xin lỗi chị một cách tử tế. Thì có lẽ Dế Choắt đã không bị đánh một cách oan ức. Tôi đã kiêu ngạo cho mình là là kẻ có sức mạnh, nhưng lại không sử dụng sức mạnh để bảo vệ Dế Choắt. Mà còn làm hại Dế Choắt. Không chỉ buồn bã, tôi còn cảm thấy hụt hẫng khi phải đối diện với sự thật rằng cậu ấy đã chết. Và tôi thì phải chịu trách nhiệm về cái chết đó. Tôi phải sống sao cho sống chan hòa, tôn trọng mọi người xung quanh.