K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2018

Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỷ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ. Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 8 ngốc nghếch, dại dột.

Hằng ngày tôi đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường. Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu… tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.

- Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn hạt máu.

– Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện. Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỷ với bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:

- Có chuyện gì thế? - Học sinh này dùng vé giả!

Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran

- Đây là em Phương Thu, lớp 8I của cô Liên. Cô bảo chú Thành, giọng buồn buồn.

– Tôi bảo lãnh cho em ấy.

Rồi cô bảo tôi:

- Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa. Dối trá là xấu lắm. Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:

- Vâng ạ.

Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa” với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc.

Tôi nhận lỗi nhưng không xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm… Tôi chỉ xin đừng nêu việc này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án kỷ luật cao nhất: buộc thôi học. Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỷ luật nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:

- Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân. Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.

Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỷ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường… chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học… án kỷ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.

5 tháng 7 2018

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ... Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

5 tháng 9 2017


I. Giới thiệu : nêu hoàn cảnh mắc lỗi
Con người sinh ra, trong đời ai cũng có một lần mắc lỗi. mỗi người có mỗi lỗi khác nhau và vào hoàn cảnh khác nhau. Và tôi cũng thế, tôi mắc rất nhiều lỗi với ba mẹ và thầy cô. Nhưng lần mắc lỗi mà tôi thấy có lỗi nhất là vào thứ 7 vừa qua. Tôi đã đi chơi và không nói với ba mẹ khiến ba mẹ lo lắng. tôi rất hối hận vò không nói trước với mẹ. tôi sẽ kể các bạn nghe về lần mắc lỗi của tôi.

II. Thân bài
1. Mở đầu sự việc

- Thứ 7 cuối tuần được nghỉ học, nên tôi quyết định đi chơi
- Tôi đi tới tối khuya mà không nói ba mẹ, khiến ba mẹ lo lắng
2. Diễn biến sự việc
- Chuyến đi chơi khá hấp dẫn khiến tôi về khá trễ
- Tôi đi la cà trên đường về và về trễ hơn nữa
- Ba mẹ gọi tôi mà điện thoại tôi hết pin nên k pik
- Ba me gọi hoài không được nên rất lo lắng
- Khi về nhà, ba mẹ tôi đang xem ti vi
- Tôi rón rén bước vào nhà
- Ba gọi tôi lại và mắng tôi đi chơi không xin phép
- Tôi phụng phịu cải lại
- Tôi không biết lỗi mà cải lại với ba
- Ba mẹ tôi rất buồn
- Tôi bỏ lên phòng
3. Kết thúc sự việc
- Sang hôm sau ngủ dậy mẹ gọi ăn sang
- Ba tôi thì không nói một lời, mặt của ba rất buồn
- Tôi cảm thấy rất có lỗi
- Tôi xin lỗi ba và hứa không như thế nữa

III. Kết bài
- Tôi vô cùng hối hận về hành động của mình
- Tôi tự hứa với bản than sẽ không ham chơi mà cố gắn chăm ngoan học hành

24 tháng 12 2023

                                                    **Tham khảo**

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ... Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

24 tháng 12 2023

Cậu chép mạng hả

30 tháng 9 2018

Bạn bè ai cũng nghĩ rằng em hoàn toàn có thể tự hào về tất cả những gì mình có: một học sinh giỏi xuất sắc với nhiều giải thưởng, một liên đội trưởng năng nổ, hoạt bát. Dường như với mọi người, em không hề có khiếm khuyết. Vậy mà, đã có một lần em khiến cô giáo dạy văn rất buồn, thậm chí thất vọng về em. Đó là một bài học em không bao giờ quên. Năm học trước, nhân kỉ niệm Ngày mồng 8 tháng 3, trường em tổ chức cuộc thi sáng tác và bình thơ, truyện về chủ đề người phụ nữ. Mỗi học sinh sẽ sáng ãc một bài thơ, một truyện ngắn... hoặc bình về một tác phẩm văn học viết về người bà, người mẹ, hoặc về cô giáo,... tác một bài thơ, một truyện ngắn... hoặc bình về một tác phẩm văn học viết về người bà, người mẹ, hoặc về cô giáo,... Cô giáo dạy văn của em luôn động viên chúng em dự thi và hứa sẽ đọc giúp chúng em và sửa những lỗi nhỏ. Cô nói với chúng em đầy tin tưởng: — Lớp chúng ta có rất nhiều bạn học tô't và có năng khiếu văn học. Những giải cao nhất của cuộc thi này không thể không có tên học sinh lớp ta được các em ạ! Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, em có cảm giác cô đã nhìn và cười với em. Niềm kiêu hãnh trào lên và em tưởng tượng ra hình ảnh của mình đang đứng trên bục nhận phần thưởng, dưới kia cả trường đang vỗ tay rào rào hoan nghênh. Em mơ màng mỉm cười với chính mình. Nhất định em sẽ làm được! Suốt những ngày sau đó, em mơ màng với những ý thơ trong đầu. Em sẽ sáng tác thơ. Viết truyện thì bình thường quá, chỉ vài ba chi tiết là có thể thành truyện. Chỉ có thơ mới là địa hạt của sáng tạo. Ban đầu, em nghĩ sẽ viết về mẹ — người mẹ tảo tần sớm hôm nuôi nấng dạy dỗ em nên người. Nhưng viết về mẹ sẽ chỉ có những cơm nước, lợn gà, ruộng đồng,... rất khó nên thơ. Vậy em chuyển sang làm thơ về cô giáo: Cô giáo em với mái tóc mây bồng bềnh, dáng người tha thướt như một nàng tiên bước dưới những vòm cây xanh mướt... Em nắn nót những dòng thơ cầu kì: Cô giáo em một nàng tiên xinh đẹp. Mái tóc mây lướt nhẹ dưới vừng dương. Cô giáo em một thiên thần hạ thế. Viên phấn xinh là chiếc đũa thần kì. Cô giáo dạy văn cau mày lắc đầu: “Không được em ạ! Nên viết điều giản dị thôi. Sự cầu kì sẽ thành sáo rỗng đấy!”. Em run người vì tự ái. Cô không khen được chút nào trong khi những câu thơ kiều diễm thế kia... Vậy em sẽ viết truyện. It nhất đó cũng là sáng tạo chứ không phải là bình thơ — đi tán tụng sự sáng tạo của người khác! “Văn chưa được em ạ! Cô đã nói em nên viết điều giản dị thôi. Câu chuyện của em hơi cầu kì. Các em còn nhỏ, chưa có kinh nghiệm sáng tác, em thử viết những cảm nhận về một bài thơ hay xem sao!”. Em mệt mỏi lật lật xấp báo trước mặt. uể oải dừng lại ở những bài thơ. xấp báo này đến vài trăm tờ bao gồm cả những tờ báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong của chị gái em. Nay chị đã tốt nghiệp Đại học và đã đi làm, có nghĩa là những tờ báo “cổ xưa” lắm! Em lơ mơ giữa những trang báo đã nhuốm màu thời gian. Chợt một ý tưởng lóe lên: Hay... hay là em sẽ lấy một bài thơ trong những tờ báo cũ ấy...? Những tờ báo cũ không ai còn đọc. Có đọc cũng không nhớ... Ban giám khảo là các thầy cô giáo có ai đi đọc báo học sinh bao giờ? Em vội vàng lọc riêng những tờ báo Thiếu niên Tiền phong cũ kĩ của chị. Hồi hộp lật giở những trang thơ. Tìm những bài thơ viết về mẹ, về bà, về cô... Sau khi đọc đi, đọc lại nhiều lần, em tâm đắc nhất bài “Hoa đất” của một chị mãi tận Bắc Ninh. Em sướng run người. Đây chỉ là một cuộc thi nhỏ của trường em, tác giả bài thơ mãi tận Bắc Ninh thì làm sao biết được? Bài thơ viết về mẹ, lời thơ rất giản dị nhưng sâu sắc - đúng như yêu cầu của cô giáo em. Em sẽ gửi thẳng lên trường mà không thông qua cô giáo: Chắc hẳn cô sẽ bất ngờ lắm! Cô giáo bước vào lớp, tươi cười nói với chúng em. (Em đã vô cùng hồi hộp và sung sướng khi thấy cô như vậy): — Các thầy, cô đã chấm xong vòng sơ khảo của cuộc thi sáng tác và bình văn. Đúng như cô dự đoán, lớp ta có rất nhiều bài đạt chất lượng tốt, rất có khả năng đạt giải cao! Cả lớp vỗ tay ào ào. Buổi học hôm đó vui hơn bao giờ hết. Tan giờ học, cô bất ngờ gặp riêng em. Em run run hồi hộp. Cô gặp em làm gì nhỉ? Để khen ngợi, động viên? Để bày tỏ sự bất ngờ? Em bước về phía bàn giáo viên, cố tỏ ra vẻ ngượng nghịu. Tươi cười đáp lại những lời chào ra về của học sinh rồi cô giáo quay sang em nghiêm nghị: — Bài thơ của em dược các thầy cô đánh giá rất cao. (Em ngây ngất sung sướng khi nghe cô nói những lời này). Nhưng cô muốn hỏi em một câu: chắc chắn đó là bài thơ do chính em sáng tác chứ? Em giật bắn người nhưng theo phản xạ vẫn lắp bắp: — Dạ... Vâng ạ! Cô nhìn sâu vào mắt em nghiêm khắc: — Em chắc chứ? Em có nhớ tác giả bài thơ đó là ai không? Trời ơi! Chuyện gì thế này? Tác giả bài thơ đó... Lê Nguyên Hương... Và tên cô giáo em cũng là... không, không thể như vậy được. Một người ở Hà Nội, một người ở Bắc Ninh... — Cô không muốn trách phạt em nhưng phải nói rằng cô rất thất vọng... Em là một học sinh giỏi có năng khiếu và cô đã hướng dẫn em đúng hướng... Nhưng em đã không phát huy khả năng của mình mà lại hành động rất thiếu suy nghĩ. Cô mong em sẽ có quyết định đúng. Mặt đất như sụp xuống dưới chân em. Em lặng người, đứng trơ ra vì xấu hổ. Cô giáo đã đi rồi nhưng em vẫn đứng đó, chỉ nhúc nhích một chút thôi là em sợ mọi người nhìn thấy bộ mặt dối trá của mình. Cô giáo không nói sự thật này với ai hết nên cả lớp sửng sốt khi biết tin em rút tên mình khỏi danh sách dự thi. Điều này càng khiến em xấu hổ hơn nữa: Em đã khiến cô buồn bã, thất vọng về mình, tệ hơn nữa có thể em đã làm mất cả niềm tin nơi cô. Hơn một năm đã trôi qua, em chưa nói lời xin lỗi cô một lần. Em biết, chỉ có những việc làm cụ thể để sửa sai mới là lời xin lỗi đáng tin nhất. Đó là một bài học đắt giá thúc đẩy em học tập, rèn luyện để đạt được những kết quả cao nhất. Và trong thâm tâm, lúc nào em cũng muốn gửi đến cô lời xin lỗi chân thành.

10 tháng 3 2017

Ngày hôm ấy, là sinh nhật bạn. Bữa tiệc ấy có lẽ sẽ rất vui nếu như không có chuyện đó xảy ra. Trước khi buổi tiệc bắt đầu, tôi là người đến sớm nhất để giúp bạn trang hoàng tiệc. Sau khi trang trí xong, tôi lên phòng Trân nghỉ xả hơi và bật nhạc nghe. Khi nằm lên giường, cảm thấy có gì cồm cộm dưới gối, tôi liền lấy ra xem thì ra đó là nhật kí của Tran tranh thủ lúc Trân còn đang ở dưới lầu tôi đọc lướt qua cuốn sổ. Tôi giở ra từng trang thích thú đọc những dòng chữ hiện ra trước mắt. Quá chăm chú đọc nên tôi không biết rằng Trân đã đứng đó từ lúc nào, gói bánh trên tay bạn rơi xuống. Nụ cười trên môi vụt tắt,đôi môi bạn mím chặt lại, mắt mở to. Khuôn mặt hồng hào của bạn giờ đây trắng bệch.Trân hét thất thanh:

-Cậu thật quá đáng!

Tiếng hét của Trân làm tôi chợt tỉnh, tôi vô cùng sợ hãi và bất ngờ, tay tổiun lên, quyển nhật kí rơi xuống đất. Mọi thứ diễn ra quá nhanh làm tôi không thể tưởng tượng được. Đôi mắt Trân nhìn tôi trở nên đầy lạnh lẽo và xa cách.Tôi im lặng không noi lời nào khi thấy trên khuôn mặt bạn là hai hàng nước mắt.

-Thôi! Cậu xuống lầu nhập tiệc đi! Vừa nói Trân vừa nhặt cuốn nhật kí lên và chạy vội vào phòng, tôi sững sờ chưa kịp nói lời xin lỗi. Bữa tiệc hôm ấy đã diễn ra nhưng không ai thấy sự xa cách của tôi và Trân.

Về nhà tôi suy nghĩ về hành động của mình, tôi tự trách mình ” tại sao mày lại to mò đến vậy ? Mày có biết là đã đánh mất đi niêm tin của người bạn thân iu không”Trong tôi luôn muốn nói lời xin lỗi nhưng sao khó quá!

Cũng chính sự ngang bướng của tôi đã làm mất đi tình bạn của mình Tôi giận mình quá lòng ray rứt vì đã xúc phạm bạn. Tôi thật sự không muốn mất bạn. Trân ơi minh ân hận quá, hãy tha lỗi cho mih. Ngày mai deén lớp tôi sẽ mua cho bạn 1 gói o mai và nói lời xin lỗi với bạn, Tôi mong bạn tha thú cho mình và thạt sự tôi dã là được tôi đã laýy hết can đảm để noi lời xin lỗi với Trân. Ngoài sự mong đợi Trân mỉm cười và chấp nhận tha thứ cho tôi. Bạn nói:

-Trong cuộc sống không ai không mắc lỗi lầm nhưng người biết sữa chũa và nói lời xin lỗi là người tôt và cậu đã làm được đấy thôi! Vì thé mình sẽ tha thứ cho cậu.

Tính hiếu kì đôi lúc làm con người khám phá ra những điều mới lạ nhưng cũng có lúc làm cho con người trở nên xấu xa hơn khi nó biến thành sự tò mò tọc mạch. Mỗi con người đều có 1 góc riêng tư không thể bày tỏ cùng ai và điều đó cần được tôn trọng. Vì vậy lén xem trộm nhật kí của bạn là một hành vi không đúng. Tôi đã xúc phạm bạn và nếu như không được tha thứ thì có lẽ tôi sẽ dánh mất tình bạn thiêng liêng nay và hạ thấp con người của mình. Xin mọi người hãy tôn trọng những riêng tư của nhau, đừng bao giờ to mò như tôi

10 tháng 3 2017

Mấy năm trước, khi tôi vừa rời khỏi tiệm game cùng với lũ thằng Giang, thằng Trí, bọn tôi bước ra đường thì gặp thằng Quy-đứa bạn cùng trường với chúng tôi. Nó đang ngồi đếm tiền với một vẻ say mê, đôi mắt nó ánh lên niềm vui khó tả. Tôi chợt reo lên: “A! Chắc thằng này vừa chôm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi khích nhau xem đứa nào lấy được tiền của nó. Tất nhiên là tôi rồi, vì tôi “mạnh mẽ, dũng cảm” nhất mà. Thế là tôi chạy lại giật xấp tiền của nó rồi cả bọn cùng nhau chạy trốn và chia nhau. Rồi cho đến một hôm, tôi gặp lại nó, từ đằng xa thôi. Tôi không dám tin vào mắt mình, thằng Quy đang đứng trước cửa hàng đồ chơi, nó chỉ dám đứng nhìn qua cửa kính, ngập ngừng, trên lưng còn cõng thằng anh bị bệnh tật ngớ ngẫn, lưng nó oằn xuống, dường như không chịu nổi sức nặng quá lớn. Tôi bước nhẹ nhàng lại gần nấp vào bức tường bên cạnh và lắng nghe: “Tiếc quá anh nhỉ? Giá như còn số tiền đó, em sẽ mua cho anh chiếc xe tăng đằng kia, nhưng không sao, chỉ một tuần rữa chén thuê, em sẽ có tiền mua cho anh thôi mà”. Thằng anh cười hì hì, một cách hồn nhiên rồi nhắc lại “xe tăng, xe tăng”. Còn tôi đứng nép vào góc tường, tự dưng tôi thấy mình có tội.

Tôi bỏ chạy về nhà mà rơm rớm nước mắt. Lúc này, sao tôi cảm thấy xấu hổ quá! Chao ôi! Giá mà tôi đừng lấy tiền của nó thì bây giờ nó có thể… hic… tôi muốn gặp mặt thằng Quy quá, tôi muốn nhìn thấy nó chăm sóc người anh bệnh tật, chia sẽ với nó những nặng nề, thiếu thốn trong cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng dành dụm một số tiền trả cho nó để bù đắp phần nào lỗi lầm mà tôi đã gây ra.

22 tháng 3 2019

1. Mở bài

+ Những lần mắc lỗi trong quá khứ của em.

+ Hình ảnh mẹ / cha trong lần em mắc lỗi khiến em nhớ nhất.
2. Thân bài
+ Khái quát về lần mắc lỗi: mắc trong hoàn cảnh nào? Lỗi lầm của em là gì? Mức độ nghiêm trọng đến đâu?
+ Tả hình ảnh mẹ / cha:
- Vẻ mặt, đôi mắt như thế nào?
- Thái độ: buồn bã, nóng giận hay bình tĩnh...?
- Hành động, lời nói: nhẹ nhàng khuyên nhủ hay lớn tiếng trách mắng...?
+ Cảm nghĩ của em:
- Nhận ra lỗi lầm của mình, thấy ân hận, day dứt vì làm cha / mẹ buồn.
- Xúc động trước sự khoan dung của cha / mẹ...
- Tự nhủ không bao giờ tái phạm.
3. Kết bài

Suy nghĩ, bài học mà em rút ra từ lần mắc lỗi đó.

22 tháng 3 2019

đ** m* bn khó thế trả lời sao

16 tháng 10 2017

Tham khảo:

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

16 tháng 10 2017

tớ chưa mắc lỗi khi nào mắc lỗi tớ kể sau

12 tháng 8 2016

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

mong bài văn này sẽ giúp bạn được điểm cao(like mink nha)banhqua

11 tháng 8 2016

ngoài ông bà được ko mình có bài văn cũng hay đấybanhqua

21 tháng 12 2021

Tk:

Có những người ta gặp không bao giờ quên. Có những việc xảy đến một lần chúng ta còn nhớ lại. Tôi vẫn còn nhớ ánh mắt thẫn thờ của ông Sáu khi nhìn thấy kỉ vật quý giá nhất của đời mình vỡ tan tành ở dưới đất. Sự việc ấy do chính tôi gây ra. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn gây rức nhiều lắm.

Ông Sáu, một thợ sửa xe, một hàng xóm tốt bụng của gia đình tôi. Không biết ông quê ở miền nào, chỉ biết từ ba năm trước, ông về thuê căn phòng nhỏ ở đầu hẻm và mở tiệm sửa xe. Ông chỉ sửa xe đạp và không nhận sửa xe máy bởi vì tuổi già sức yếu, ông không còn đủ sức khỏe để làm việc nặng nhọc ấy nữa.

Từ ngày ông sáu về đây tôi không cần phải dắt bộ chiếc xe đạp đến tận tiệm sửa xe trước cổng bệnh viện nữa. Cứ mỗi lần xe có gì hư hỏng tôi lại mang nó ra cho ông sửa chửa. Ông sáu quý tôi lắm nên chẳng lấy tiền công sửa xe bao giờ. Dù năn nỉ thế nào ông cũng không nhận. Bởi thế lúc mẹ tôi thường biếu ông cái này cái nọ và giúp đỡ ông trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng khi rãnh rỗi, tôi thường giúp ông những công việc nhỏ và dễ làm như: bom xe, dọn dẹp ốc vít và kể chuyện vui cho ông nghe.

 

Ông sáu có một kỉ vật gắng với cuộc đời mình mà ông hết sức giữ gìn. Đó là một ngôi sao được kết từ vỏ đạn đồng, loại đạn tiểu liên của súng AK. Đó là kỉ vật vật của người đồng đội trao lại cho ông trước trút hơi thở cuối cùng trong trận chiến với kẻ thù. Ông thường để ngôi sao ấy trên cái bàn uống nước có trên kệ gỗ. Nhiều lúc, tôi thấy ông nhìn đăm đăm vào kỉ vật ấy, khuôn mặt bần thần nghĩ ngợi, nước mắt rưng rưng như khóc. Có lẽ ông đang hồi nhớ về những tháng ngày khói lửa năm xưa.

Có lẽ, đó là món đồ quý giá nhất mà ông lão còn mang theo cho đến bây giờ. Thế mà có một lần, vì tò mò, muốn xem thử nó thế nào, tôi đã làm hỏng nó. Lần đó, lúc ông Sáu đang cắm cúi vá xe cho khách, tôi tinh nghịch, bắc cái ghế lấy ngôi sao xuống xem cho rõ. Ai ngờ, nó nặng quá, bàn tay yếu ớt của tôi không giữ nổi khiến nó rơi xuống đất. Những viên đạn tách rời ra văng tứ tung. Nghe tiếng rơi mạnh, ông Sáu giật mình quay lại, chạy vội vào. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, ông hiểu việc gì đã xảy ra. Sợ tôi lo lắng, ông bảo tôi cứ để đó và ngồi ở ghế đợi ông vá xe xong bánh xe.

Tôi răm rắp làm theo lời ông mà trong lòng vô cùng lo lắng. Ông Sáu sẽ la tôi một trận và rất có thể không cho tôi sang đây nữa. Tôi chợt nghĩ đến việc sẽ tìm một ngôi sao tương tự để đền cho ông nhưng biết tìm đâu ra món đồ như thế chứ.

Ông Sáu bước vào, tôi như chết lặng trong nỗi sợ hãi, quả tim như ngừng đập và hình dung về cơn giận dữ của ông. Nhưng thật bất ngờ ông Sáu xoa đầu tôi, nhìn với ánh mắt chiều mến: “Cháu đừng lo lắng ông sẽ kết lại thành ngôi sao như cũ. Những viên đạn chỉ rời ra chứ không vỡ đâu”. Nói rồi ông Sáu cười. Cái miệng móm mém chỉ còn vài ba cái răng. Tôi cũng gượng cười theo.

 

Tôi thở phào nhẹ nhõm, trúc bỏ được gắng nặng. Ông Sáu thật nhân từ và độ lượng. Tôi biết lỗi lầm của tôi là không thể tha thứ được. Vậy mà không những ông không la rầy mà còn động viên tôi. Sau đó tôi và ông nhặt hết các viên đạn vào bỏ vào trong một cái hộp giấy. Mấy ngày sau, tôi ghé vào nhà ông lại đã thấy ngôi sao ấy nguyên vẹn nằm ở vị trí cũ, trên kệ gỗ, cạnh cái bàn uống nước. Tôi thấy nó sáng hơn, lấy lánh ánh đồng. Chắc là khi làm lại, ông Sáu đã đánh bóng nó đẹp hơn trước đây.

Hôm ấy, ông kể tôi nghe về món quà ấy. Đó là kỉ vật của người đồng đội trước khi hi sinh nhờ ông mang về cho đưa con trai của ông ấy. mãi đến khi cuộc chiến kết thúc, có dịp trở về, ông Sáu vô cùng đau đớn khi hay tin cả ngôi làng bị kẻ thù thảm sát, gia đình người đồng đội không ai còn sống. Lời hứa với người đồng đội không bao giờ ông thực hiện được nữa.

Từ đó, tôi càng thân thiết với ông hơn nữa. Có cái gì ngon tôi đều mời ông có chuyện gì vui tôi cũng kể cho ông nghe. Những lúc như thế, ông Sáu thường cười rất tươi, làn da nhăn nheo co lại cái miệng món mén chỉ còn cái răng trong đến tội nghiệp.

21 tháng 12 2021

Em tham khảo

Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ chẳng phải là điều gì quá ghê gớm, thế nhưng đối với với một học sinh được xếp nhất lớp, thì đó là một sự xấu hổ vô cùng với bạn bè, với thầy cô và cả sự sợ hãi nếu như bố mẹ biết. Thế nên một đứa như tôi đã làm một việc rất hài hước và ngờ nghệch.

Lúc đó là thời lớp 5, khi mọi đứa trẻ đã bắt đầu lớn đã có suy nghĩ riêng và cũng nhận thức được tầm quan trọng của sĩ diện, lớp chúng tôi có sự phân bì rất lớn giữa những cá nhân có lực học tốt nhất lớp. Và bản thân tôi luôn là đứa đứng đầu, lại là lớp trưởng thế nên mẹ tôi tự hào về tôi lắm, cô chủ nhiệm cũng rất thích nói về tôi khi họp phụ huynh. Rồi có một ngày trong buổi kiểm tra thường xuyên, chẳng biết đầu óc tôi lú lẫn thế nào lại làm sai hai trên tổng số ba bài, kết quả là tôi được ba điểm, khi phát bài tôi sốc vô cùng. Tôi cảm thấy mặt mình nóng lên, tôi vội cất bài kiểm tra của mình đi. Cả buổi học hôm ấy tôi không thể vui vẻ nổi, tôi lại nghĩ đến mẹ và tôi tìm cách giấu bài kiểm tra, bởi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ buồn vì tôi lắm.

Tôi đã giấu nó ở ngăn trong cùng của cặp sách, rồi khóa lại chỉ đơn giản vì tôi nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lục cặp sách của tôi đâu. Ai ngờ tôi đã lầm, mẹ đã tìm ra bài kiểm tra của tôi, nhưng mẹ không mắng tôi mà mẹ chỉ lắc đầu cười nói với tôi: “Mẹ chưa thấy đứa nào dốt như mày, ai đời lại đi giấu bài kiểm tra trong cặp sách, tưởng mẹ không xem chắc, ít nhất ngày xưa mẹ còn biết thủ tiêu nó đi cơ. Sao mẹ sinh ra mày mà mày lại chẳng thông minh được như mẹ gì cả”. Tôi đứng hình với câu nói hóm hỉnh của mẹ, bỗng tôi thấy mình ngốc thật, đúng là trẻ con thì khó mà nghĩ xa xôi được. Sau đó mẹ nhẹ nhàng nói với tôi: “Mẹ nói nhé, con người cũng có lúc sai lầm, có lúc thất bại, nhìn xem bố mẹ trồng cà phê đâu phải chưa từng có cây bị chết, nhưng chính từ những cây chết đó bố mẹ mới rút được kinh nghiệm để trồng thành công cả vườn cà xanh tốt như bây giờ. Học tập cũng vậy, điểm kém là để con phấn đấu và không lơ là trong học tập, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho con, chứ không việc gì phải xấu hổ, người có bản lĩnh chính là người đứng lên từ thất bại để thành công con ạ”.

Những lời mẹ nói từ lâu ấy, tôi vẫn nhớ mãi đến hôm nay, tôi không biết nó là bài học thứ bao nhiêu mẹ dạy, mẹ ít chữ nhưng những gì mẹ dạy đều quý giá vô cùng. Nghĩ vậy tôi lại càng yêu mẹ hơn. Tuổi thơ của tôi lại có thêm một ký ức về lần phạm lỗi ngô nghê nhưng đắt giá.