K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2021

MÌnh chưa thi nhưng đề thi của quận mình thường có các câu tính toán(VD:tính khí hữu ích,vv;các bệnh,so sánh(PXCĐK,PXKĐK;hô hấp thường và hô hấp sâu...)

chúc bạn thi tốt

 

15 tháng 4 2021

Câu 1 (2,5 điểm):

          Trình bày các thành phần cấu tạo của máu? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.

Câu 2 (1,0 điểm):

          Mô tả tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người.

Câu 3 (3,0 điểm):

          a, Huyết áp là gì? Giải thích thế nào là huyết áp tối đa, tối thiểu?

          b, Ở người bình thường, lúc hoạt động gắng sức nhịp tim là 150 lần/phút.

- Xác định thời gian của một chu kỳ tim của người đó khi hoạt động gắng sức?

- Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong 1 chu kỳ tim trên?

Câu 4 (1,0 điểm):

   Vì sao nói: Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận?

Câu 5 (2,0 điểm):

          a, Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?

          b, Tổng dung tích của phổi ở một người là 5400ml, khi thở ra gắng sức thì trong phổi vẫn còn 1000ml khí cặn.Thể tích khí bổ sung bằng 2400ml và gấp đôi thể tích dự trữ. Tính thể tích khí lưu thông?  

Câu 6 (3,0 điểm):

          a, Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường:

 

O2

CO2

N2

Hơi nước

Khí hít vào

20,96%

0,03%

79,01%

Ít

Khí thở ra

16,40%

4,10%

79,50%

Bão hoà

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên.

          b, Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi một người bị đuối nước là gì ? Giải thích nguyên nhân ngạt khí do hít phải không khí giàu CO.

Câu 7 (3,5 điểm):

          a, Trình bày các hoạt động tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng. Tác dụng của các hoạt động đó?

          b, Hãy ghép phân tử của thức ăn (cột I) sao cho phù hợp với enzim phân giải chúng (cột II):

Phân tử của thức ăn ( I )

Enzim ( II )

                   1. Tinh bột

                     a. Pepsin

                   2. Lipit

                     b. Amilaza

                   3. Protein

                     c. Nucleaza

                   4. Axit nucleic

                     d. Lipaza

Câu 8 (2,0 điểm):

            Trình bày những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ?

Câu 9 (2,0 điểm):  

Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả?

Đây ạ

19 tháng 8 2018

Câu1: (1,5 điểm) Phản xạ là gì? Cho ví dụ. Nêu các yếu tố của một cung phản xạ.

Câu 2: (3 điểm) Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta?

Câu 3: (2,5 điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng của xương dài?

Câu 4: (1 điểm) Nguyên nhân nào làm hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả?

Câu 5: (2 điểm)

a) Miễn dịch là gì?

b) Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

Đáp án

Câu 1:

Phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. (0,5đ)

Ví dụ: Thức ăn chạm vào lưỡi thì tiết nước bọt.... (0,5đ)

Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: Cơ quan thụ cảm, noron hướng tâm, noron trung gian, noron li tâm, cơ quan phản ứng. (0,5đ)

Câu 2: Trồng nhiều cây xanh có lợi ích:

  • Điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là lượng CO2 và O2) theo hướng có lợi cho hô hấp. (1,0đ)
  • Lá cây cản bụi góp phần bảo vệ hệ hô hấp của con người. (1,0đ)
  • Điều hòa khí hậu. (0,5đ)
  • Làm giảm ô nhiễm môi trường. (0,5đ)

Câu 3: Xương dài gồm:

Đầu xương:

  • Sụn bọc đầu xương: Giảm ma sát (0,5đ)
  • Mô xương xốp gồm các nang xương: Phân tán lực + tạo các ô chứa tủy đỏ. (0,5đ)

Thân xương:

  • Màng xương: Giúp xương to ra về bề ngang (0,5đ)
  • Mô xương cứng: Chịu lực (0,5đ)
  • Khoang xương: Chứa tủy đỏ ở trẻ em và tủy vàng ở người lớn. (0,5đ)

Câu 4: Nguyên nhân hấp thụ và tiêu hóa kém: (1,0đ)

  • Ăn uống vội vàng, nhai không kĩ; không ăn đúng giờ, đúng bữa; thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lý.
  • Tinh thần lúc ăn không vui vẻ, thoải mái mà căng thẳng
  • Sau khi ăn không nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.

Câu 5:

a) Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó. (0,5đ)

b) Miễn dịch tự nhiên là hiện tượng cơ thể không mắc một số bệnh hoặc không mắc lại bệnh đã từng nhiễm. (0,5đ)

Miễn dịch nhân tạo là khi người được tiêm vacxin phòng bệnh nào đó thì không mắc bệnh. (0,5đ)

22 tháng 8 2018

mk thi xong lâu r mà bạn , bây h mk lên lớp 9 r

Gồm 3 giai đoạn và cả nơi diễn ra là : 

- Quá trình lọc máu - Diễn ra ở cầu thận tạo nước tiểu đầu.
- Quá trình tái hấp thụ lại - Diễn ra ở ống thận.
- Quá trình bài tiết tiếp - Các chất sau khi được hấp thu lại tiếp tục bài tiết tiếp ở ống thận và ra nước tiểu chính thức.

Nếu trong nước tiểu có glucozơ thì hoàn toàn ảnh hưởng đến cơ thể vì khi nước tiểu có glucose \(\rightarrow\) có quá nhiều glucose trong cơ thể \(\rightarrow\) Nồng độ glucose cao làm ảnh hưởng tới khả năng của cơ thể trong kiểm soát nồng độ glucose \(\rightarrow\) Bị đái tháo đường.

cảm ơn ạ!

6 tháng 2 2022

Tham khảo                                              

Đây là nữ sinh nha:)))                        

undefined

 

6 tháng 2 2022

Tham khảo

undefined

24 tháng 4 2017

đề cương của mình 10 câu lận

25 tháng 4 2017

Đề cương j z ????

CÂU HỎI ÔN TẬP THI GHK I Sinh 8 - Bạn nào chưa thi thì xem tham khảo.1.Hãy giải thích vì sao xương người già dễ gãy hơn xương trẻ em và khi gãy thì xương lâu lành hơn trẻ em?2.Mô là gì? Nêu các loại mô chính và chức năng?3.Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?4.Hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?5.Có bao nhiêu nhóm máu?6.Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của nó?7.Trước khi truyền máu...
Đọc tiếp

CÂU HỎI ÔN TẬP THI GHK I Sinh 8 - Bạn nào chưa thi thì xem tham khảo.

1.Hãy giải thích vì sao xương người già dễ gãy hơn xương trẻ em và khi gãy thì xương lâu lành hơn trẻ em?

2.Mô là gì? Nêu các loại mô chính và chức năng?

3.Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?

4.Hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

5.Có bao nhiêu nhóm máu?

6.Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của nó?

7.Trước khi truyền máu cần phải làm gì?

Yêu Cầu: Dựa vào sự hiểu biết của các bạn và các bạn có thuộc bài hay không. Bạn nào mà copy mạng thì tự hổ thẹn chứ mình không biết là các bạn có copy hay không và đây cũng là phần ôn lại bài để các bạn thi tốt. Mình đã thi xong rồi và đây cũng là một số câu hỏi ôn tập của "Trường mình" các bạn cứ tham khảo thoải mái. Các bạn trả lời các câu hỏi ôn tập trên nếu có sai thì mình sẽ đưa đáp án đúng ở phần bình luận của các bạn nên đừng lo nha.

0