K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2018

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.
Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. Chiều 31 - 8 - 1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẳng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Rạng sáng 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

28 tháng 12 2021

tham khảo nha

Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước VN tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.

28 tháng 12 2021

TK:

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến. Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.

1 tháng 4 2021

I.Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 1.Tình hình thế giới 1.1 Chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó+ Giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền+ Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh -> Yêu cầu bức thiết về thị trường, dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược của các quốc gia PK phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa1.2 Sự ra đời của chủ nghĩa Mác –Leenin :+ Giữa thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lí luận khoa học với tư cách là vũ khí, tư tưởng của giai cấp công nhân Chủ nghĩa Mác Leenin ra đời1.3 Cách mạng Tháng Mười Nga và quốc tế cộng sản :+ Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi -> cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước và là 1 những động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.+ Tháng 3/1919, quốc tế cộng sản được thành lập -> thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản với công nhân quốc tế.2. Hoàn cảnh trong nước2.1Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của Pháp Trước khi bị Pháp xâm lược,VN là 1 nước PK với nền nông nghiệp lạc hậu. Điều đó đã tọa điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp xâm lược năm 1858.• Chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỉ 19,đầu thế kỉ 20 :làm biến đổi toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực: - Chính trị : + Thực hiện chính sach chia để trị,chia nước ta thành Bắc kì,Trung kì, Nam kì và thực hiện ở mỗi kì 1 chế độ cai trị riêng.+ Thực hiện chính sách tước đoạt quyền tự do dân chủ về mặt chính trị.- Kinh tế : Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế : như cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, đầu tư khai thác tài nguyên, XD 1 số cơ sở công nghiệp,XD hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Nền kinh tế VN trở thành 1 nền kt Phát triển què quặt: Mở thêm 1 số ngành kinh tế mới, thu hồi ruộng đất để XD nhà máy xí nghiệp,bắt VN sử dụng hàng hóa Pháp, du nhập phương thức sản xuất ko hoàn toàn,…dẫn đến hạu quả là nền kinh tế VN bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu.- Văn hóa: Thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân, dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu,đầu độc nhân dân ta bằng rượu cần,thuốc phiện, mở nhà tù nhiều hơn trường học,bệnh viện,kìm hãm sự du nhập văn hóa tiên tiến…- Xã hội: VN từ 1 xã hội phong kiến trở thành 1 XH thuộc địa nửa pk.• Sự chuyển biến trong XHVN:- Chính trị: Đất nước mất đọc lập, nhân dân mất tự do, dân chủ- Kinh tế: Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, kinh tế phát triển què quặt.- VH-XH: + Tính chất xã hội thay đổi, từ 1 xã hội phong kiến trở thành 1 XH thuộc địa nửa pk+ Xuất hiện những giai cấp,tầng lớp mới( như công nhân, tư sản, tiểu tư sản )+ Xuất hiên thêm mâu thuẫn mới: mâu thuẫn dân tộc: Thực dân Pháp><địa chủ )• Sự biến đổi giai cấp:- Cũ: Nông dân><địa chủDưới sự tác động của thục dân Pháp: + Giai cấp địa chủ phân hóa thành đại địa chủ, trở thành tay sai của Pháp và trung & tieur địa chủ, lực lượng cách mạng,có tinh thần yêu nước.+ Giai cấp nông dân: 1 cổ 2 tròng => yêu nước căm thù giặc -Hình thành các giai cấp mới: + Công nhân: Sản phẩm của thục dân Pháp => áp bức bóc lột + Tư sản: Ra đời sau công nhân,gồm tư sản mại bản( làm tay sai cho Pháp) và tư sản dân tộc( bị bóc lột ) + Tiểu tư sản: gồm HSSV,trí thức.Thực dân Pháp xâm lược khiến nhân dân lâm vào cảnh bế tắc,lầm than,cần có những phong trào giải cứu XHVN thời báy giờ.Như vậy xã hội việt nam cuối thế kỉ 19 dầu thế kỉ 20 là nước thuộc địa nửa phong kiến bởi lẽ:Ở VN tồn tại song song 2 chế độ: Chế đọ phong kiến và chế độ thực dân Pháp.Thực dân Pháp đã ép triều đình phong kiến nhà Nguyễn phải phục tùng chúng.Mặc dù VN vẫn có vua Nguyễn đứng đầu nhưng thực chất chỉ là bù nhìn, là tay sai cho thực dân Pháp. Bọn triều đìnhphong kiến đã ko dám đứng lên bảo vệ chính quyền lợi của dân tộc mà ngược lại,” cõng rắn cắn gà nhà”, chia cắt đất nước ta cho chúng. Cho nên VN là nhà nước thuộc đia nửa phong kiến là vì thế


 

28 tháng 4 2017
I.Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX 1.Bối cảnh lịch sử : a. Thế giới: Từ nửa sau thế kỷ XIX các nước tư bản phương Tây đã tiến dần lên và trở thành những nước đế quốc chủ nghĩa. Gắn liền với quá trình đó là nhu cầu tìm kiếm thị trường nguyên liệu, nhân công- trong khi ở chính quốc các yếu tố này không còn - do vậy các nước đế quốc đã ráo riết chạy đua xâm lược thuộc địa. Trong bối cảnh đó các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam với những điều kiện đất rộng người đông, tài nguyên thiên phong phú trở thành miếng mồi săn lùng của chủ nghĩa tư bản. Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đều phải đương đầu với nguy cơ xâm lược nền độc lập bị đe doạ nghiêm trọng. Bối cảnh lịch sử nêu trên có thể được xem là nguyên nhân khách quan dẫn tới thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam(1858), tuy nhiên cần phải thấy rằng từ việc bị xâm lược đến mất nước là một khoảng cách khá xa, không có nghĩa bị xâm lược là dẫn tới nguy cơ mất nước. Nếu chúng quan niệm như vậy thì vô hình chung chúng ta sẽ phủ nhận đi vai trò của nhân tố chủ quan- nhân tố giữ vai trò quyết định trong sự phát triển của lịch sử. Thực tế lịch sử nhân loại cũng như chính lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng: không phải bao giờ đứng trước sự xâm lược từ bên ngoài một quốc gia, một dân tộc cũng bị đồng hoá. Nếu ta gắn yếu tố khách quan và cho nó giữ vai trò quyết định, bỏ qua vai trò của yếu tố chủ quan thì điều đó có nghĩa chúng ta đã rơi vào thuyết “định mệnh” và như vậy sẽ không thể nào giải thích được những trang sử hào hùng của lịch Việt Nam thời kỳ Lý- Trần. Với quan niệm trên sẽ là kim chỉ nam cho ta nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn. Nói cách khác để có thể đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay Pháp cuối thế kỷ XIX chúng ta cần phải quan tâm đến bối cảnh thế giới và khu vực đồng thời cần phải tìm hiểu hoàn cảch thực tế của Việt Nam thời kỳ đó, từ đó rút ra yêu cầu lịch sử đặt ra cho Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX là gì? và đứng trước yêu cầu lịch sử đó triều Nguyễn đã làm gì và làm được đến đâu từ đó chúng ta có cơ sở để đánh giá vai trò và trách nhiệm của triều Nguyễn trong lịch sử. b. Trong nước: Trở lại với hoàn cảnh thế giới và khu vực cuối thế kỷ XIX ta thấy rằng đứng trước sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây thì một yêu cầu khách quan đối với các lịch sử các nước trong khu vực Đông Nam Á- một khu vực đất rộng người đông như chế độ phong kiến lại đang khủng khoảng- là phải nhanh chóng cải cách, canh tân đất nước củng cố quốc phòng, tức là phải nhanh chóng chấn hưng đất nước tạo ra tiềm lực mạnh có thể đối phó được trước âm mưu và hành động xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Việt Nam là một nước trong khu vực cũng không nằm ngoài yêu cầu lịch sử tất yếu khách quan ấy. Tuy nhiên ta cần thấy rằng ngoài những yêu cầu lịch được nêu ở trên thì Việt Nam với những nét riêng của lịch nước mình, đặc biệt là sự thành lập triều Nguyễn là dựa trên sự đàn áp một phong trào nhân dân tương đối tiến bộ với sự giúp sức của tư bản Pháp chính vì vậy mà ngay từ khi thành lập triều Nguyễn đã mang trong mình những mâu thuẫn
29 tháng 4 2017
Sau khi đánh bại Tây Sơn các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức kế tiếp phục hồi chế độ phong kiến đang trên con đường suy vong và ra sức củng cố chế quân chủ chuyên chế nhằm bảo về quyền lợi giai cấp và dòng họ. Về chính trị: các vua triều Nguyễn đã xây dựng một bộ máy nhà nước mang nặng tính bảo thủ chuyên chế. Một loạt các nhà nho yêu nước có tư tưởng canh tân táo bạo như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... được đề xuất và được xem như là những biện pháp cứu cánh để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa nhưng triều Nguyễn đã bỏ qua, hơn nữa nhà Nguyễn lại thi hành chính sách thần phục triều đình Mãn Thanh, từ nương nhờ đến cự tuyệt các nước tư bản phương Tây qua chính sách “bế quan tỏa cảng”, "cấm đạo giết đạo". Về kinh tế: Nền nông nghiệp dưới triều Nguyễn ngày càng bi đát nông dân không có ruộng đất, thêm vào đó là thiên tai lũ lụt nên đời sống nhân dân rất cực khổ. Hai nghành công nghiệp và thương nghiệp cũng bế tắc. Về xã hội: Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi qua các vua triều Nguyễn đã thi hành những chính sách bảo thủ đối lập với nhân dân hậu quả là mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp. Như vậy: chính sách của triều Nguyễn đã làm cho nước, dân “ sức mòn lực kiệt”, nội bộ chia rẽ sâu sắc đặt dân tộc vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân PháSau khi đánh bại Tây Sơn các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức kế tiếp phục hồi chế độ phong kiến đang trên con đường suy vong và ra sức củng cố chế quân chủ chuyên chế nhằm bảo về quyền lợi giai cấp và dòng họ.Về chính trị: các vua triều Nguyễn đã xây dựng một bộ máy nhà nước mang nặng tính bảo thủ chuyên chế. Một loạt các nhà nho yêu nước có tư tưởng canh tân táo bạo như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... được đề xuất và được xem như là những biện pháp cứu cánh để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa nhưng triều Nguyễn đã bỏ qua, hơn nữa nhà Nguyễn lại thi hành chính sách thần phục triều đình Mãn Thanh, từ nương nhờ đến cự tuyệt các nước tư bản phương Tây qua chính sách “bế quan tỏa cảng”, "cấm đạo giết đạo".Về kinh tế: Nền nông nghiệp dưới triều Nguyễn ngày càng bi đát nông dân không có ruộng đất, thêm vào đó là thiên tai lũ lụt nên đời sống nhân dân rất cực khổ. Hai nghành công nghiệp và thương nghiệp cũng bế tắc.Về xã hội: Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi qua các vua triều Nguyễn đã thi hành những chính sách bảo thủ đối lập với nhân dân hậu quả là mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp. Như vậy: chính sách của triều Nguyễn đã làm cho nước, dân “ sức mòn lực kiệt”, nội bộ chia rẽ sâu sắc đặt dân tộc vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp.