K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2021

tham khảo nha

Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước VN tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.

28 tháng 12 2021

TK:

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến. Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.

 Lịch sử ta đã phải trải qua bao nhiêu đau thương, tan tác thì mới cho chúng ta được một cuộc sống hào bình như ngày hôm nay. Dường như những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua đó là chiến tranh và hòa bình. Chiến tranh - hòa bình, phải chăng giữa chúng có một sợi dây vô hình nào đó kết nối? Chiến tranh là sự xung đột quân sự trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Chiến tranh gây ra máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Chiến tranh là điều ai ai cũng không mong muốn xảy ra, nhưng nếu không có chiến tranh sẽ không thể có hòa bình. Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh , không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia.  Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Nó đem đén cho con người được sụ hạnh phúc, bình yên. Muốn hòa bình phải chấm dứt chiến tranh. Đúng là như vậy! Chỉ khi chiến tranh qua đi, hòa bình mới được lập lại. Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác". Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương để góp phần xua tan đi bóng tối của chiến tranh để nguồn sáng hòa bình sẽ rưc rỡ mãi trên thế gian

  
21 tháng 12 2018
Hãy viết 1 đoạn văn ngắn về cảm nhận của em về những thiệt hại mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đem lại. Là em em sẽ làm gì để thế giới không còn chiến tranh? => Hậu quả mà chiến tranh thế giới thứ hai mang lại quả thực rất là nặng nề. Hơn 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại gấp 10 lần cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước trở lại đây cộng lại. Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả chiến tranh. Cả những nước bại trận và những nước thắng trận ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới. Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không xảy ra nữa, những biện pháp tốt có thể góp phần ngăn chặn chiến tranh như là lên án, phê phán việc làm này, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị, giải quyết xung đột bằng đàm phán tránh đưa bạo lực ra để giải quyết mâu thuẫn
20 tháng 12 2016

Chiến tranh thế giới II là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 tr người die, 90 tr ng bị thương, tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với thế chiến I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại).
Cuộc chiến này kết thúc dẫn đến nh biến đổi căn bản trong tình hình thế giới.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt, toàn diện giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, mở ra một thời kì mới trong lịch sử thế giới hiện đại).

21 tháng 12 2016

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.


 

26 tháng 1 2021

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai:

- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của khối phát xít: Đức -Ý - Nhật

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nhất trong lịch sử loài người. Hơn 60tr người chết, 90tr người bị tương - tàn tật, thiệt hại vật chất = thiệt hại của các cuộc chiến tranh từ 1000 năm trước đó.

26 tháng 1 2021

*Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhận loại?

- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc chiến để lại là cho toàn nhân loại.

Là cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước cộng lại.

- Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

 

20 tháng 12 2018

Nhắc tới chiến tranh, ta nghĩ ngay đến sự đau thương và tang tóc. Nếu chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra bao nhiêu tổn thất, đáng sợ thì chiến tranh thế giới thứ 2 còn hơn thế gấp 10 lần. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với chủ nghĩa phát xít bị sụp đổ, đó là điều tốt, nhưng việc nhân loại phải gánh chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh lại thật đáng lên án. Các thành phố, cầu cống, các công trình xây dựng, những nền văn hóa tốt đẹp,... đều bị phá hủy ở chiến tranh trong tích tắc. Người chết, người bị thương nằm la liệt, đau đớn nhất là hai thành phố Hi rô shi ma và Na ga sa ki của Nhật bị phá hủy hoàn toàn khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử. Những người dân vô tội phải hứng chịu tất cả chúng, và cả thế hệ sau của họ nữa do những chất độc phóng xạ được thả ra trong chiến tranh như chất độc màu da cam. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh thảm khốc nhất trong lịch sử loài người, một chiến tranh phi nghĩa hoàn tới mang nhiều đau thương.

29 tháng 4 2020

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.