K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2021

ko bk nấu ăn nên ko bk cách làm 

bn tk nhé

Có rất nhiều món ăn phong phú để người nội trợ làm phong phú cho bữa ăn trong mỗi gia đình. Nhờ vậy, ta có thể thấy các món ăn chính hay phụ tuỳ theo sở thích và khẩu vị mỗi người. Trong đó, Cơm rang thập cẩm là một món ăn quen thuộc với mỗi người, giúp ta thay đổi khẩu vị cơm trắng thông thường mà vẫn có đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn.

Nguyên liệu làm món ăn này rất phong phú, đa dạng, có thể tùy theo sở thích, khẩu vị và khả năng của mỗi người để chọn ra nguyên liệu phù hợp. Các nguyên liệu chủ yếu bao gồm : gạo nấu cơm (500 gam), giò lụa (80 gam), chả quế (80 gam), đậu Hà Lan, một củ khoai tây, nửa củ cà rốt, hai quả trứng gà, một ít dưa chua, nước mắm, dầu ăn. Cần chuẩn bị sao cho lượng nguyên liệu phù hợp với số người ăn, không thừa hay thiếu. Ngoài ra ta có thể chọn thêm một ít rau thơm, một quả cà chua nhỏ, một quả dưa chuột để trang trí cho món ăn thêm phần hấp dẫn.

Cách làm món ăn này không khó nhưng người đầu bếp cần biết điều tiết thời gian làm các bước cho hợp lí. Trước tiên, ta rửa sạch khoai tây, cà rốt và rau, rồi để cho ráo nước. Sau đó, cắt đều khoai tây, cà rốt, giò chả thành những miếng nhỏ,hình hạt lựu. Đặt chảo lên bếp, vặn lửa vừa phải và đổ dầu ăn vào chảo. Đợi mộ tchút cho dầu nóng già thì đổ cơm vào đảo đều. Đảo một lúc cho hạt cơm săn lại thì đập trứng vào. Tiếp tục đảo đều cho cơm thấm đều trứng. Cho lần lượt khoai tây, cà rốt, giò chả, đậu Hà Lan, dưa chua vào chảo. Tuỳ theo khẩu vị có thể tra thêm nước mắm, mì chính cho vừa miệng. Chú ý cần đảo đều, liên tục để các nguyên liệu phân bố đều. Khi cơm chín, vàng đều, bắc chảo ra, tắt bếp rồi cho cơm ra một đĩa lớn. Trình bày quanh đĩa mấy lát dưa chuột, cà chua và một ít rau thơm để thêm đẹp mắt và ngon miệng cho bữa ăn.

Tuy cách chế biến món ăn này không khó nhưng cần đạt được các yêu cầu thành phẩm sau đây: về màu sắc, khi chín, cơm phải vàng đều và có màu đặc trưng của các nguyên liệu. Về mùi vị, độ mặn vừa ăn, có mùi thơm của trứng và các nguyên liệu khác.

 

Cơm rang thập cẩm không khó làm và không tốn quá nhiều thời gian chế biến. Chỉ cần có một chút cẩn thận trong khâu nguyên liệu là có thể tạo nên cho bữa ăn gia đình với một hương vị mới. Nó còn giúp người nội trợ tiết’ kiệm được các nguyên liệu thừa để làm phong phú thêm cho món ăn. Hi vọng, món ăn này sỗ góp phần làm cho bữa ăn gia đình mọi người thêm phần bổ dưỡng và ấm cúng.

27 tháng 3 2021

Tham khảo:

Sinh ra và lớn lên tại quê hương Hải Dương, bánh đậu xanh luôn là đặc sản tôi tự hào muôn phần để giới thiệu với bạn bè muôn phương. Bánh đậu xanh không phải ngẫu nhiên trở thành đặc sản. Nó có vị ngọt đậm đà chứ không phải vị ngọt lợ nên luôn đọng lại dư vị trong lòng người. Nếu kết hợp bánh đậu xanh với một ly trà thì đó quả là mĩ vị nhân gian! Gọi là bánh đậu xanh bởi lẽ nguyên liệu chính của bánh là từ đậu xanh. Đậu xanh giòn, ngon được xay, chế biến qua nhiều công đoạn rồi được hòa trộn với đường tạo màu rồi từ đó cho vào khuôn. Bánh thường được làm thành từng khối vuông nhỏ vừa ăn với màu vàng vô cùng bắt mắt. Nói về thương hiệu bánh đậu xanh Hải Dương thì có muôn kiểu mẫu. Những cái tên Nguyên Hương, Hòa An, Gia Bảo... đã sớm quen thuộc với bạn bè muôn nơi và là niềm tự hào của mỗi người dân Hải Dương. Đặc sản quê bạn là gì? Hãy đến Hải Dương quê tôi để thưởng thức bánh đậu xanh nhé!

Câu nghi vấn+ cầu khiến: In đậm

27 tháng 3 2021

Đặc sản là phải "độc nhất vô nhị"? Nếu đó là suy nghĩ của bạn thì có lẽ bạn nên xem lại đi.Vì ngày xưa dân ta vốn nghèo,không phải luôn có thịt cá mà qua suốt chặng đường dài, người ta ăn nhiều một món mà trở thành thói quen tập quán.Ở quê tôi thì có rất nhiều món "đặc sản" như vậy.Nhưng có lẽ ngon hơn cả là món canh cua thiên lí. Nó không có mùi gây của mỡ bò,không xao lên những vòng tròn mỡ lợn quá béo,không tanh tưởi mùi lươn vị cá. Nó không nhớt như rau đay mùng tơi,mà cứ thoang thoảng mùi cốm non pha một chút gió đầm sen, một nhánh cỏ mật, một chút hương ngâu,hương cầu, chính xác mùi thiên lí có từ ngàn đời xưa để lại.Sẵn vại cà nén mặn, quả cà đã trong ra và giòn tan,nó chìm đắm bao ngày trong muối,nay là bạn đồng hành nâng vị canh cua thiên lí lên như kẻ tung người hứng,thành đặc phẩm.Ai có dịp một lần về quê hương, được ăn một bát canh cua thiên lí,chỉ mới nâng lên ngang cằm... đã có bao cảm giác thân thương...thì chắc nhớ nó suốt đời.Cứ thử mà xem.

18 tháng 12 2020

Ăn đồ ăn nhanh đang là một xu hướng của giới trẻ tại các thành phố lớn, nhiều bạn trẻ cho rằng đây là phong cách ăn sành điệu, biểu hiện của lối sống hiện đại. Thế nhưng đồ ăn nhanh không chỉ mất cân đối về dinh dưỡng mà còn có thể có một số chất độc hại sinh ra trong quá trình chế biến ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Fastfood chứa nhiều calori và cholesterol nên khả năng gây béo phì cho những ai có xu hướng lạm dụng chúng là rất cao, muốn đốt bớt năng lượng dư thừa thì cần tăng cường hoạt động thể lực và tập thể dục thường xuyên nhưng khi sử dụng đồ ăn nhanh nhiều thì khiến con người trì trệ hơn (không phải đi chợ mua thực phẩm, chế biến, nấu nướng...). Các nghiên cứu y tế cho thấy việc dùng fastfood và nước ngọt có ga, soda... thường xuyên sẽ không tốt cho chức năng gan.

- Không chỉ cung cấp nhiều chất béo và cholesterol, nhiều loại thức ăn nhanh còn có chỉ số đường huyết cao (chỉ số chuyển hoá carbonhydrat thành glucose đưa vào máu), ví dụ như các loại bánh được làm từ bột mì trắng, khoai tây rán, các loại nước ngọt có ga (là những thành phần có trong khẩu phần của fastfood). Khi dùng các loại thức ăn nhanh trong thành phần có các loại thực phẩm trên sẽ làm lượng đường tăng trong máu nhanh và sẽ khiến tuyến tuỵ phải tiết nhiều Insulin để giúp chuyển hoá glucose thành năng lượng. Do tuyến tuỵ luôn phải hoạt động quá nhiều sẽ bị suy giảm chức năng và dẫn đến đái tháo đường typ 2. Bệnh này trước đây chỉ gặp ở người lớn nay đã gặp ở trẻ em mà những trẻ em mập có nguy cơ mắc cao hơn.

- Những loại thực phẩm công nghiệp như thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, lạp sườn, gà rán... là những thành phần sử dụng trong fastfood đều có chứa hàm lượng muối cao và chất bảo quản. Nếu sử dụng nhiều fastfood sẽ đưa vào cơ thể lượng muối và chất bảo quản cao dẫn đến có hại cho tim, thận làm tăng huyết áp động mạch.

 

- Một số món ăn nhanh hiện khá phổ biến là "mì, bún, phở ăn liền", thành phần dinh dưỡng của loại thức ăn liền này chủ yếu là chất bột còn chất đạm, chất béo, vitamin đều rất thấp. Những người thường xuyên ăn "mì ăn liền" trong thời gian dài có tới 60% bị mắc các chứng bệnh thiếu dinh dưỡng, trong đó thiếu máu do thiếu sắt là 54%, thiếu vitamin B2 là 23%, thiếu kẽm là 16% và thiếu vitamin A là 29%.

- Trong fastfood luôn chứa chất béo bão hoà Triglycerid (loại chất béo xấu), làm gia tăng cholesterol trong máu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.

- Các món ăn nhanh thường đơn giản không mang tính đa dạng thực phẩm. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và muối khoáng) với 15 loại thực phẩm phối hợp khác nhau. Trong fastfood thường số lượng các loại thực phẩm ít và phải qua chế biến công nghiệp nên thiếu các thành phần vi lượng và khoáng chất. Do đó fastfood thường thiếu và mất cân đối về dinh dưỡng, chưa kể đến việc sử dụng các chất phụ gia trong tẩm ướp và các dụng cụ chứa đựng không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.

Thực ra các loại fastfood (thức ăn nhanh) rất phù hợp với cuộc sống khẩn trương. Nhưng cái đích của chúng ta là ăn sao cho ngon, cho tiện nhưng phải đảm bảo sức khoẻ, vẻ đẹp và phòng tránh được bệnh tật. Do vậy chỉ nên ăn fastfood khi thực sự bận rộn, thiếu thời gian, không nên ăn thường xuyên, kéo dài nhiều ngày. Các bữa ăn truyền thống với đa dạng thực phẩm tươi, sạch sẽ đem lại sự khoẻ mạnh, thân hình cân đối và phòng tránh được các bệnh liên quan đến ăn uống.

 

 

           

dựa vào dàn ý sau hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh I.Mở bài -Giới thiệu một món ăn đặc trưng các vùng miền(chả cá Lá Vọng-HN) -Giới thiệu:là món ăn đặc trưng không thể thiêu trong mam cỗ Tết cổ truyền của dân tộc. II.Thân bài -Không rõ thời gian cụ thể,theo truyền thuyết kể rằng:đời vua Hùng thứ sáu,khi đất nước sạch bóng quân thù,vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các con đi tìm món ăn vừa ý vua cha...
Đọc tiếp
dựa vào dàn ý sau hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh I.Mở bài -Giới thiệu một món ăn đặc trưng các vùng miền(chả cá Lá Vọng-HN) -Giới thiệu:là món ăn đặc trưng không thể thiêu trong mam cỗ Tết cổ truyền của dân tộc. II.Thân bài -Không rõ thời gian cụ thể,theo truyền thuyết kể rằng:đời vua Hùng thứ sáu,khi đất nước sạch bóng quân thù,vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các con đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương,sẽ được nối ngôi. -Các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng,dưới biển,hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo,trong nhà chỉ có ngô,khoai,lúa..đã được thần báo mộng làm ra 2 loại bánh chưng,bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời,cho đất. =>Bánh trưng ra đời từ đó và tục gói bánh trưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. 2.Cách làm/cách chế biến. a)Chuẩn bị nguyen liệu -Gạo nếp:hạt tròn,trắng,vo sạch ngâm qua đêm hoặc từ 3-4 tiếng(tuỳ loại gạo)->vớt để ráo nước,trộn đều với 1 ít muối trắng. -Đậu xanh:tróc vỏ,ngâm trong nước ấm khoảng 4 tiếng,có thể để đỗ sống hoặc đỗ chín rồi giã nhuyễn,nắm thành nắm(tuỳ thích) -Thịt lợn:chọn thịt ba chỉ,thái bản to,ướp với gia vị,hạt tiêu -Gia vị:hạt tiêu,hành tím,thảo quả,gừng(tuỳ sở thích) -Lá dong(có thể thay bằng lá chuối) Rửa sạch để ráo nước,tước sống lá,lau khô,cắt cuống,phần thừa,gấp lá. -Lạt mềm: b)Gói bánh chưng Có thể gói bằng khuôn hoặc gói tay(không cần khuôn) *Gói bằng khuôn: B1:Cắt lá dong cho vừa với khuôn,xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuống vứt,lá thẳng. B2:Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới,sau đó đến 1 lớp đỗ xanh,2-3 miếng thịt,đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.. B3:Đặt 1 lớp lá cho phẳng phiu,sau đó gói chặt tay cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vứt. c)Luộc bánh -lót xuống đáy xoong 1 lớp lá->xếp dựng bánh vào xoong->đổ nước lạnh ngập mặt bánh,đun củi hoặc than lửa cháy to đến khi nước sôi thì hạ lửa vừa đủ. -nấu trong vòng 9-10 tiếng hoặc ít hơn,tuỳ vào kích thước bánh. -lưu ý:Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/cháy nên thêm bằng nước sôi ->tránh sượng bánh. -bánh chín vớt ra ngoài,cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15-20p,để ráo nước sau đó đặt lên vật cso mặt phẳng ép bánh cho nước ra hết. d)Yêu cầu thành phẩm. -Hình thức: +Bánh gữ được màu xang của lá,gạo chín mềm dẻo,thơm +Chiếc bánh vừa chín tới,vuông vức,gói không bị chặt quá,không bị lỏng quá. -Chất lượng:Bánh mềm dẻo(dền bánh),thơm mùi gạo nếp.đậu xanh,tiêu,lá dong. -Cách thưởng thức:có thể ăn kèm vs dưa hành,mật mía,rán nóng. 3.Ý nghĩa -Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết,mang hương vị Tết cổ truyền của việt nam. -Những ngày cuối năm con cháu quây quần bên cha mẹ,ông bà cùng gói bánh,canh nồi canh->gợi không khí gia đình ấm cúng quây quần. -Giá trị văn hoá tinh thần:đề cao nền văn minh lúa nước tưởng nhớ ông bà tổ tiên;là nét văn hoá độc đáo chỉ mảnh đất hình chữ S mới có. III.Kết bài -Khẳng định giá trị của bánh chưng -Tình cảm của bản thân bà mong muốn giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống.
0
dựa vào dàn ý sau hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh I.Mở bài -Giới thiệu một món ăn đặc trưng các vùng miền(chả cá Lá Vọng-HN) -Giới thiệu:là món ăn đặc trưng không thể thiêu trong mam cỗ Tết cổ truyền của dân tộc. II.Thân bài -Không rõ thời gian cụ thể,theo truyền thuyết kể rằng:đời vua Hùng thứ sáu,khi đất nước sạch bóng quân thù,vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các con đi tìm món ăn vừa ý vua cha...
Đọc tiếp
dựa vào dàn ý sau hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh I.Mở bài -Giới thiệu một món ăn đặc trưng các vùng miền(chả cá Lá Vọng-HN) -Giới thiệu:là món ăn đặc trưng không thể thiêu trong mam cỗ Tết cổ truyền của dân tộc. II.Thân bài -Không rõ thời gian cụ thể,theo truyền thuyết kể rằng:đời vua Hùng thứ sáu,khi đất nước sạch bóng quân thù,vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các con đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương,sẽ được nối ngôi. -Các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng,dưới biển,hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo,trong nhà chỉ có ngô,khoai,lúa..đã được thần báo mộng làm ra 2 loại bánh chưng,bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời,cho đất. =>Bánh trưng ra đời từ đó và tục gói bánh trưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. 2.Cách làm/cách chế biến. a)Chuẩn bị nguyen liệu -Gạo nếp:hạt tròn,trắng,vo sạch ngâm qua đêm hoặc từ 3-4 tiếng(tuỳ loại gạo)->vớt để ráo nước,trộn đều với 1 ít muối trắng. -Đậu xanh:tróc vỏ,ngâm trong nước ấm khoảng 4 tiếng,có thể để đỗ sống hoặc đỗ chín rồi giã nhuyễn,nắm thành nắm(tuỳ thích) -Thịt lợn:chọn thịt ba chỉ,thái bản to,ướp với gia vị,hạt tiêu -Gia vị:hạt tiêu,hành tím,thảo quả,gừng(tuỳ sở thích) -Lá dong(có thể thay bằng lá chuối) Rửa sạch để ráo nước,tước sống lá,lau khô,cắt cuống,phần thừa,gấp lá. -Lạt mềm: b)Gói bánh chưng Có thể gói bằng khuôn hoặc gói tay(không cần khuôn) *Gói bằng khuôn: B1:Cắt lá dong cho vừa với khuôn,xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuống vứt,lá thẳng. B2:Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới,sau đó đến 1 lớp đỗ xanh,2-3 miếng thịt,đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.. B3:Đặt 1 lớp lá cho phẳng phiu,sau đó gói chặt tay cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vứt. c)Luộc bánh -lót xuống đáy xoong 1 lớp lá->xếp dựng bánh vào xoong->đổ nước lạnh ngập mặt bánh,đun củi hoặc than lửa cháy to đến khi nước sôi thì hạ lửa vừa đủ. -nấu trong vòng 9-10 tiếng hoặc ít hơn,tuỳ vào kích thước bánh. -lưu ý:Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/cháy nên thêm bằng nước sôi ->tránh sượng bánh. -bánh chín vớt ra ngoài,cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15-20p,để ráo nước sau đó đặt lên vật cso mặt phẳng ép bánh cho nước ra hết. d)Yêu cầu thành phẩm. -Hình thức: +Bánh gữ được màu xang của lá,gạo chín mềm dẻo,thơm +Chiếc bánh vừa chín tới,vuông vức,gói không bị chặt quá,không bị lỏng quá. -Chất lượng:Bánh mềm dẻo(dền bánh),thơm mùi gạo nếp.đậu xanh,tiêu,lá dong. -Cách thưởng thức:có thể ăn kèm vs dưa hành,mật mía,rán nóng. 3.Ý nghĩa -Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết,mang hương vị Tết cổ truyền của việt nam. -Những ngày cuối năm con cháu quây quần bên cha mẹ,ông bà cùng gói bánh,canh nồi canh->gợi không khí gia đình ấm cúng quây quần. -Giá trị văn hoá tinh thần:đề cao nền văn minh lúa nước tưởng nhớ ông bà tổ tiên;là nét văn hoá độc đáo chỉ mảnh đất hình chữ S mới có. III.Kết bài -Khẳng định giá trị của bánh chưng -Tình cảm của bản thân bà mong muốn giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống.
0