K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

   Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

   Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

   Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

   Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

   Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

   Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.

8 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...) 

TB: 

Nêu nguyên liệu để làm tò he: 

+ Bột nếp 

+ Phẩm màu 

+ Que tre 

... 

Cấu tạo: 

2 phần 

+ Phần hình 

+ Phần que cắm 

Cách tạo ra tò he: 

+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu 

+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre 

+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu 

... 

Công dụng: 

+ Trang trí 

+ Làm quà tặng 

... 

KB: Khẳng định lại vấn đề 

_mingnguyet.hoc24_ 

19 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...) 

TB: 

Nêu nguyên liệu để làm tò he: 

+ Bột nếp 

+ Phẩm màu 

+ Que tre 

... 

Cấu tạo: 

2 phần 

+ Phần hình 

+ Phần que cắm 

Cách tạo ra tò he: 

+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu 

+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre 

+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu 

... 

Công dụng: 

+ Trang trí 

+ Làm quà tặng 

... 

KB: Khẳng định lại vấn đề 

_mingnguyet.hoc24_

Với đề bài như vậy thì bạn có thể viết về những trò chơi ở các bản làng hay một số trò chơi đồ chơi của trẻ em thời xưa, bạn có thể lên youtuber và xem kênh "mango vid" nó có những video về trẻ con thời xưa đấy ^^ <Đây không phải QC>

Hoặc bạn có thể viết về những đò dùng như trống cơm, trống đồng, quần áo, ....

#HT

&YOUTUBER&

14 tháng 3 2020

Cảm ơn bạn.

12 tháng 5 2021

ko bk nấu ăn nên ko bk cách làm 

bn tk nhé

Có rất nhiều món ăn phong phú để người nội trợ làm phong phú cho bữa ăn trong mỗi gia đình. Nhờ vậy, ta có thể thấy các món ăn chính hay phụ tuỳ theo sở thích và khẩu vị mỗi người. Trong đó, Cơm rang thập cẩm là một món ăn quen thuộc với mỗi người, giúp ta thay đổi khẩu vị cơm trắng thông thường mà vẫn có đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn.

Nguyên liệu làm món ăn này rất phong phú, đa dạng, có thể tùy theo sở thích, khẩu vị và khả năng của mỗi người để chọn ra nguyên liệu phù hợp. Các nguyên liệu chủ yếu bao gồm : gạo nấu cơm (500 gam), giò lụa (80 gam), chả quế (80 gam), đậu Hà Lan, một củ khoai tây, nửa củ cà rốt, hai quả trứng gà, một ít dưa chua, nước mắm, dầu ăn. Cần chuẩn bị sao cho lượng nguyên liệu phù hợp với số người ăn, không thừa hay thiếu. Ngoài ra ta có thể chọn thêm một ít rau thơm, một quả cà chua nhỏ, một quả dưa chuột để trang trí cho món ăn thêm phần hấp dẫn.

Cách làm món ăn này không khó nhưng người đầu bếp cần biết điều tiết thời gian làm các bước cho hợp lí. Trước tiên, ta rửa sạch khoai tây, cà rốt và rau, rồi để cho ráo nước. Sau đó, cắt đều khoai tây, cà rốt, giò chả thành những miếng nhỏ,hình hạt lựu. Đặt chảo lên bếp, vặn lửa vừa phải và đổ dầu ăn vào chảo. Đợi mộ tchút cho dầu nóng già thì đổ cơm vào đảo đều. Đảo một lúc cho hạt cơm săn lại thì đập trứng vào. Tiếp tục đảo đều cho cơm thấm đều trứng. Cho lần lượt khoai tây, cà rốt, giò chả, đậu Hà Lan, dưa chua vào chảo. Tuỳ theo khẩu vị có thể tra thêm nước mắm, mì chính cho vừa miệng. Chú ý cần đảo đều, liên tục để các nguyên liệu phân bố đều. Khi cơm chín, vàng đều, bắc chảo ra, tắt bếp rồi cho cơm ra một đĩa lớn. Trình bày quanh đĩa mấy lát dưa chuột, cà chua và một ít rau thơm để thêm đẹp mắt và ngon miệng cho bữa ăn.

Tuy cách chế biến món ăn này không khó nhưng cần đạt được các yêu cầu thành phẩm sau đây: về màu sắc, khi chín, cơm phải vàng đều và có màu đặc trưng của các nguyên liệu. Về mùi vị, độ mặn vừa ăn, có mùi thơm của trứng và các nguyên liệu khác.

 

Cơm rang thập cẩm không khó làm và không tốn quá nhiều thời gian chế biến. Chỉ cần có một chút cẩn thận trong khâu nguyên liệu là có thể tạo nên cho bữa ăn gia đình với một hương vị mới. Nó còn giúp người nội trợ tiết’ kiệm được các nguyên liệu thừa để làm phong phú thêm cho món ăn. Hi vọng, món ăn này sỗ góp phần làm cho bữa ăn gia đình mọi người thêm phần bổ dưỡng và ấm cúng.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo
Cách giới thiệu một bộ phim tài liệu mà tác giả thực hiện ở văn bản này vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Với hệ thống luận điểm rõ ràng và mạch lạc, tác giả đã phân bổ thông tin hợp lý giúp cho người đọc không bị choáng ngợp bởi hàng tá thông tin được đưa ra. Các đoạn văn thể hiện sự đồng cảm với đoàn làm phim thì góp phần khơi gợi cảm xúc ấn tượng, chân thực và choáng ngợp, biết ơn trước những gì mà những người này đã cống hiến để tạo nên một bộ phim giá trị, mang theo thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường.

27 tháng 3 2021

Tham khảo:

Sinh ra và lớn lên tại quê hương Hải Dương, bánh đậu xanh luôn là đặc sản tôi tự hào muôn phần để giới thiệu với bạn bè muôn phương. Bánh đậu xanh không phải ngẫu nhiên trở thành đặc sản. Nó có vị ngọt đậm đà chứ không phải vị ngọt lợ nên luôn đọng lại dư vị trong lòng người. Nếu kết hợp bánh đậu xanh với một ly trà thì đó quả là mĩ vị nhân gian! Gọi là bánh đậu xanh bởi lẽ nguyên liệu chính của bánh là từ đậu xanh. Đậu xanh giòn, ngon được xay, chế biến qua nhiều công đoạn rồi được hòa trộn với đường tạo màu rồi từ đó cho vào khuôn. Bánh thường được làm thành từng khối vuông nhỏ vừa ăn với màu vàng vô cùng bắt mắt. Nói về thương hiệu bánh đậu xanh Hải Dương thì có muôn kiểu mẫu. Những cái tên Nguyên Hương, Hòa An, Gia Bảo... đã sớm quen thuộc với bạn bè muôn nơi và là niềm tự hào của mỗi người dân Hải Dương. Đặc sản quê bạn là gì? Hãy đến Hải Dương quê tôi để thưởng thức bánh đậu xanh nhé!

Câu nghi vấn+ cầu khiến: In đậm

27 tháng 3 2021

Đặc sản là phải "độc nhất vô nhị"? Nếu đó là suy nghĩ của bạn thì có lẽ bạn nên xem lại đi.Vì ngày xưa dân ta vốn nghèo,không phải luôn có thịt cá mà qua suốt chặng đường dài, người ta ăn nhiều một món mà trở thành thói quen tập quán.Ở quê tôi thì có rất nhiều món "đặc sản" như vậy.Nhưng có lẽ ngon hơn cả là món canh cua thiên lí. Nó không có mùi gây của mỡ bò,không xao lên những vòng tròn mỡ lợn quá béo,không tanh tưởi mùi lươn vị cá. Nó không nhớt như rau đay mùng tơi,mà cứ thoang thoảng mùi cốm non pha một chút gió đầm sen, một nhánh cỏ mật, một chút hương ngâu,hương cầu, chính xác mùi thiên lí có từ ngàn đời xưa để lại.Sẵn vại cà nén mặn, quả cà đã trong ra và giòn tan,nó chìm đắm bao ngày trong muối,nay là bạn đồng hành nâng vị canh cua thiên lí lên như kẻ tung người hứng,thành đặc phẩm.Ai có dịp một lần về quê hương, được ăn một bát canh cua thiên lí,chỉ mới nâng lên ngang cằm... đã có bao cảm giác thân thương...thì chắc nhớ nó suốt đời.Cứ thử mà xem.