K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2018
  • Mở bài:

Tỉ lệ tai nạn giao thông trên thế giới có sự gia tăng đến chóng mặt. Vì vậy tuân thủ an toàn giao thông là điều cần thiết để bảo vệ mọi người, một trong những phương tiện bảo vệ con người khỏi rủi ro tai nạn giao thông chính là mũ bảo hiểm.

  • Thân bài:

Mũ bảo hiểm là một vật dụng để đội đầu với hai quai khóa chặt áp sát quai hàm, phần cằm có một miếng nhựa dày. Nhiều người thường gọi vui là “nồi cơm điện”. Mũ bảo hiểm hiện đại vô cùng cứng cáp đóng vai trò bảo vệ phần đầu khi sảy ra tai nạn giao thông .

Mũ bảo hiểm được áp dụng vào luật giao thông chỉ gần đây. Cuối năm 2007, thủ tướng chính phủ duyệt nghị định ba mươi hai, người đi mô tô xe máy trên tất cả các tuyến đường đều phải đội mũ bảo hiểm . Song mỗi nghị định mới đều có những người không chấp hành đúng qui định. Bằng hàng loạt các giải pháp tuyên truyền, thông tin, cưỡng chế, nước ta từng bước thực hiện công chính sách này.

Từ khi chương trình đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chính thức có hiệu lực đã làm giảm đáng kể số lượng tử vong, thương tích nặng do tai nạn giao thông gây ra. Có thể nói đội mũ bảo hiểm là nét đẹp văn hóa an toàn giao thông đường bộ của người Việt Nam, văn minh, tiến bộ được Liên Hợp Quốc ca ngợi và một số nước học tập.

Vậy tại sao phải đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông ? Mũ bảo hiểm làm giảm tối đa chấn thương vùng đầu khi có va chạm mạnh lúc xảy ra tai nạn. Hầu hết các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông gây ra đều bị chấn thương vùng đầu quá nặng , đóng vai trò là bộ phận quan trọng bật nhất cơ thể, điều khiển các xung thần kinh co giật, bộ phận đầu não như là trung tâm chỉ huy cả cơ thể. Với kết cấu cứng của chiếc vỏ nón bên ngoài và phần đệm mềm bên trong làm giảm tối đa lực va chạm mạnh. Góp phần làm giảm chi phí điều trị.

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là thể hiện trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội . Bảo vệ an toàn cho gia đình là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Thể hiện ý thức tuân thủ chính sách nhà nước , pháp luật , góp phần giữ gìn an ninh khi tham gia giao thông, nếp sống văn hóa, văn minh và tiến bộ.

Người đội mũ bảo hiểm luôn thanh lịch vì ngày nay vai trò cung cầu kĩ thuật đã sản xuất ra nhiều chiếc mũ bảo hiểm hợp thời trang, mọi lứa tuổi, mọi sở thích người dùng, sang trọng. Chiếc mũ bảo hiểm ngoài chức năng bảo vệ an toàn còn là vật dụng mang tính trang trí thẩm mỹ.

Vậy ta nên lựa chọn loại nón bảo hiểm như thế nào mới là đúng? Trước hết cần chọn loại nón bảo hiểm có quy tín của những nhà sản xuất lớn, đảm bảo chất lượng cứng cáp, một chiếc mũ tốt là chiếc mũ giảm tối đa sát thương khi có va chạm mạnh. Đừng đội mũ để đối phó với cảnh sát mà quên đi an toàn cho mình , đội một chiếc mũ kém chất lượng chẳng khác nào tự hại mình .

Gần Đây hàng loạt mũ bảo hiểm “dỏm” của Trung Quốc tràn vào Bắc Ninh đã bị cơ quan chức năng bắt giữ. Như các đối tượng đã khai báo trước đây đã “tuồng” rất nhiều mũ kém chất lượng vào thị trường nước ta gây nên mối lo ngại về an toàn cho người sử dụng. Một số nhà sản xuất mũ bảo hiểm chất lượng như: “ Andes , Hulment,… cũng đang cố gắng bảo vệ thương hiệu trước hàng dỏm hàng nhái tràn ngập trên thị trường.

Trung bình một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn có giá từ ba trăm ngàn đến năm trăm ngàn đồng. Khi tham gia giao thông, ta nên chọn những chiếc nón có kính chắn bụi. Nhưng lưu ý không nên chọn những chiếc nón che khuất tầm nhìn dễ gây tại nạn giao thông ảnh hưởng xấu đến nhiều người .

Vì vậy, để bảo vệ bản thân và gia đình, ta cần có ý thức cao, đội mũ vì an toàn của cá nhân hay mọi người, đừng làm theo kiểu “đối phó” hay tiếc tiền mà mua những chiếc mũ kém chất lượng. Các loại mũ bảo hiểm phải hợp với cỡ đầu, không quá rộng, hay quá nặng, hay có biểu hiện khó chịu khi cử động đầu, lớp bảo vệ phải thông thoáng không quá nóng để tiện lợi cho những chuyến đường dài không gây lấn cấn .

Có thể lựa chọn mọi kiểu thiết kế thời trang cho riêng mình nhưng phải lưu ý tuyết đối các yêu cầu phải đạt chuẩn an toàn giao thông, dây cài phải thật chặt phòng trường hợp văng nón ra khi có tai nạn ập đến .

  • Kết bài:

Mũ bảo hiểm góp phần quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng con người. Vì vậy hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người, góp phần làm văn minh đất nước. Ra sức tuyên truyền khắc phục triệt để mũ bảo hiểm kém chất lượng. Đừng để tai nạn giao thông là “cơn ác mộng” của mọi nhà. Vì một đất nước Việt Nam văn minh, tiến bộ “ Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông”.

Bài làm 2

Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường đường được quy định trong các điều luật của bộ giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm cho gi3m đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật.

* Giải thích

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông đều phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình .

* Hiện trạng ý hức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay

Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được thương tổn và thương vong, góp phần làm ổn định trật tụ an toàn giao thông đường bộ của đất nước.

Thế nhưng vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành đông vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên .

Việc vi phạm quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao đã gây ảnh hưởng không ít khó khăn đối với cơ quan quản lí nhà nước.

* Nguyên nhân:

Không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội.

Xem thường tính mạng của mình và người khác.

Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.

Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.

Ngại đội mũ sợ làm hỏng tóc.

Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.

Lực lượng quản lí giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.

Xã hội chưa thật sự nghiệm khắc đối với những người có hành vi không tuân thủ pháp luật.

Vấn đề giáo dục, tuyền truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.

* Hậu quả

Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường sẽ gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.

Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị.

Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông,làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.

* Giải pháp khắc phục

Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu về ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.

Tăng cuờng giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội.

Nghiên cứu và sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Đồng thời giảm giá bán để ai cũng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm đúng chất lượng.

Tổ chức nhiều hoạt động và chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là lứa tuổi học sinh.

* Bài học

Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình .

Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống văn minh, lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.

Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường. Và cũng hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động có ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng một xã hội văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.

25 tháng 2 2018

Mũ bảo hiểm là đồ dùng để bảo vệ bộ não khi tham gia giao thông. Nó gồm kính chắn gió ở đằng trước, bên ngoài là nhựa tổng hợp và bên trong là đệm lót nhằm giảm lực tác động lên đầu. Hãy tưởng tượng: đầu ta là một quả trứng gà, nếu thả rơi từ độ cao nửa mét thì chắc chắn sẽ vỡ. Nhưng đặt quả trứng đó vào ruột quả bóng tennít rồi thả thì không vỡ, chỉ bị nứt nhẹ. Từ đó ta thấy: khi bị tai nạn mà không có mũ bảo hiểm thì đầu ta sẽ chịu một lực va đập lớn, tỉ lệ tử vong lên tới chín mươi phần trăm. Nhưng nếu có mũ bảo hiểm thì ta sẽ hạn chế tối đa khả năng tử vong và làm giảm một nửa tỉ lệ chấn thương sọ não. Như vậy, việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết.

19 tháng 3 2023

Gợi ý:

Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày

-Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy) cần đội mũ bảo hiểm theo quy định.

-Nhưng hiện nay, còn một số học sinh đi xe đạp điện vẫn chưa chấp hành đúng quy định.

-Thân bài

1. Giải thích vấn đề:

-Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện.

-Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.

-Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

2. Thực trạng:

-Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.

-Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm.

-Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…

3. Nguyên nhân:

-Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

-Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.

-Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn.

-Thích thể hiện mình khác người.

-Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…

4. Hậu quả:

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.

5. Biện pháp:

-Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).

-Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.

-Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.

Kết Bài:

-Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.

-Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.

13 tháng 4
I. Dàn ý Vấn đề ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

+ Mở bài:

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.

+ Thân bài:

* Giải thích:

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình.

* Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay:

 

– Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước.

– Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

– Việc vi phạm qui định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã gây không ít khó khăn đối với cơ quan quản lí, gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

* Nguyên nhân:

– Không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội.

– Xem thường tính mạng của mình và người khác.

– Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.

– Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.

– Ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc.

– Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.

 

– Lực lượng quản lí giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.

– Xã hội chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

– Vấn đề giáo dục, tuyên truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.

* Hậu quả:

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.

* Giải pháp khắc phục:

– Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.

– Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội.

– Nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Đồng thời giảm giá bán để ai cũng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm đúng chất lượng.

– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh.

 

* Bài học:

– Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình.

– Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.

+ Kết bài:

Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.

19 tháng 4 2022

giúp mk vs ak

Câu 5: Điền những nội dung còn thiếu trong dấu ba chấm (….) để hoàn thiện dànbài cơ bản cho bài văn nghị luận chứng minh:(Lưu ý: Không có đề văn cụ thể mà chỉ định hướng chung: vấn đề nghị luận giàu giátrị nhân văn), vì cô muốn xây dựng một dàn ý chung.Mở bài:- Nêu vấn đề…..- Khẳng định, phủ định hoặc khía cạnh khác của….- Trích dẫn: Câu tục ngữ, câu châm ngôn, danh...
Đọc tiếp

Câu 5: Điền những nội dung còn thiếu trong dấu ba chấm (….) để hoàn thiện dàn
bài cơ bản cho bài văn nghị luận chứng minh:
(Lưu ý: Không có đề văn cụ thể mà chỉ định hướng chung: vấn đề nghị luận giàu giá
trị nhân văn), vì cô muốn xây dựng một dàn ý chung.
Mở bài:
- Nêu vấn đề…..
- Khẳng định, phủ định hoặc khía cạnh khác của….
- Trích dẫn: Câu tục ngữ, câu châm ngôn, danh ngôn, đoạn thơ, câu văn…cần nghị
luận.
Thân bài:
Ý 1: Giải nghĩa câu được trích dẫn:
- Cách 1: Nghĩa của từ ngữ  ý nghĩa khái quát.
- Cách 2: Nghĩa đen suy ra …….  ý nghĩa khái quát.
Ý 2: Chứng minh tính đúng đắn hoặc khía cạnh khác của vấn đề nghị luận:
1. Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
Lí lẽ:
Ví dụ:
- “Có chí”: kiên trì, bền bỉ, quyết tâm…vượt khó “thì nên”: tất sẽ có thành quả, có
thắng lợi
- “Lá lành đùm lá rách” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”.

- “Đoàn kết là sức mạnh”
- ………………
Dẫn chứng:
Trong văn học :
- Ca dao, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn..
- Các tác phẩm văn học: Đã học hoặc các em biết.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
- Các tấm gương trong cuộc sống đời thường như: (học sinh tự kể tên)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
+ Trên thông tin đại chúng: (kể tên các chương trình, việc làm giàu giá trị nhân văn)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
+ Việc làm thiết thực của: trường, lớp, địa phương hay chính bản thân em…
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
2. Những khía cạnh khác của vấn đề:
Ví dụ:
- Những kẻ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác.
- Những kẻ đi ngược đạo lí: bất hiếu, tàn nhẫn…
- Những người tự ti, mặc cảm, thối chí, gần đèn mà không sáng….
Dẫn chứng: (học sinh tự tìm dẫn chứng)
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Lưu ý: Trong quá trình chứng minh học sinh cần tránh:
- Liệt kê (kể) dẫn chứng thuần túy.
- Cần trình bày ý kiến, quan điểm của mình trong khi nêu dẫn chứng.
- Có thể lồng ghép mặt đúng, mặt sai của vấn đề trong khi lập luận.
- Cách lập luận, lời văn giàu sức thuyết phục.
Kết bài: Khẳng định lại luận điểm và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 6: Đọc kĩ và thực hiện yêu cầu:
a, Lập dàn bài cho đề văn sau:
Chứng minh rằng: Việt Nam – một đất nước nhỏ bé đã chung tay, đoàn kết một lòng
trong việc phòng chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra vô cùng phức
tạp và nguy hiểm trên toàn thế giới.
b, Viết mở bài cho đề văn trên.

0
11 tháng 2 2022

Tham Khảo: 

Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… những đức tốt đẹp đó từ lâu đã trở thành truyền thống đáng quý của nhân dân ta. Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… bởi ông cha ta tin rằng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ phản ánh một hiện thực tồn tại hiển nhiên trong đời sống: dù thỏi sắt có lớn đến mấy thì qua bàn tay lao động, qua công sức mài giũa của con người thì cuối cùng cũng mòn đi, nhỏ lại thành cây kim. Không chỉ vậy, thỏi sắt ban đầu là một vật thô phác, vô ích nhưng nhờ công sức lao động của con người đã trở thành cây kim tinh xảo có ích cho đời sống hàng ngày.

Từ những ý nghĩa trên, câu tục ngữ đã khuyên răn, nhắc nhở chúng ta nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Trước hết, công việc dù lớn đến mấy, dù khó khăn đến mấy nếu chịu khó, cần cù làm lụng thì nhất định sẽ thành. Ý nghĩa này giống như một câu ngạn ngữ phương Tây: “Đi là đến”. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng nhắc nhở ta cần có ý thức kiên trì, bền bỉ để biến những công việc gian khó thành dễ dàng, sự thành công. Từ đó động viên con người: nếu có công làm lụng thì nhất định sẽ thành công.

Trong thực tế, câu tục ngữ này đã được chứng minh rất nhiều. Xưa, Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã kiên trì tự học, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô,… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ “Hoa sen trong giếng ngọc” xúc động lòng người. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một câu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Ngày nay, cũng có biết bao học người học trò nghèo kiên trì học tập và trở thành những học sinh giỏi. Cũng có biết bao những cô chú công nhân, những nhà doanh nghiệp đi lên từ vất vả gian khó. Với đôi bàn tay cần cù và sự kiên trì chịu khó họ đã làm nên những điều kì diệu nhất cho cuộc đời này. Quả thực, nếu ta quyết tâm làm việc thì công việc dù khó, dù lâu đến mấy nhất định sẽ xong.

Câu tục ngữ đúng đắn cùng những thực tế sinh động đã cho mỗi chúng ta một bài học lớn. Trong cuộc sống có bao công việc gian khó, vất vả: việc học tập, việc lao động,… nhưng nếu chúng ta biết vượt qua gian khó, kiên trì và quyết tâm thì thành công.

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, câu tục ngữ xưa của cha ông vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay nhắc nhở chúng ta cần có lòng quyết tâm yà sự kiên trì trong công việc hàng ngày.

11 tháng 2 2022

có thể dài hơn không ạ cô giáo mình nghiêm lắm bài này mình khiểm tra 15p lận;-;

2 tháng 3 2021

TK:

Suốt chiều dài của dải đất hình chữ S đi đâu ta cũng thấy sự xuất hiện của những cành rừng xanh bạt ngàn. Nó không chỉ góp phần làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp mà nó còn được ví như lá phổi của trái đất, thanh lọc bầu không khí. Thế mới thấy được tầm quan trọng của rừng lớn nhường nào với cuộc sống con người. Bởi vậy mới nói “Bảo vệ rừng chính là cách chúng ta bảo vệ cuộc sống của chính mình”.

TK#

“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình. Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3/4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng. Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

13 tháng 3 2022

C. Dùng dẫn chứng và lí lẽ cụ thể, hợp lí.