K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2023

Bài thơ lục bát Về thăm mẹ là những dòng tâm sự của người con danh cho mẹ của mình. Xuyên suốt bài thơ, mẹ không được miêu tả trực tiếp hay xuất hiện một lần nào. Nhưng hình bóng mẹ vẫn ngự trị trong toàn bài thơ, trong lòng nhà thơ và độc giả. Mẹ hiện lên qua chum tương đã đậy nắp, qua cái nón mê áo tơi, qua đdàn gà mới nở, qua quả na chín rụng cành. Tất cả khắc họa nên một người mẹ nghèo khó, tảo tần và giàu tình yêu thương con. Bà đã hi sinh, nhường nhịn tất cả những gì mình có cho đứa con bé bỏng. Sự vĩ đại ấy của mẹ, khiến ngôi nhà trở nên trống rỗng và lạnh lẽo khi bà đi vắng. Chỉ những hình ảnh bình dị, thân thương đó thôi, mà tác giả đã rưng rưng nghẹn ngào. Đó là sự bốc phát của những tình cảm yêu thương, quyến luyến ông dành cho mẹ trong suốt thời gian xa nhà. Tình cảm ấy bộc trực, tự nhiên, chân thành và ấm áp vô cùng. Khiến em như được đồng điệu với nhà thơ và dâng lên một dòng nước ấm trong lồng ngực khi nhớ về mẹ của mình.

15 tháng 12 2021

Tham khảo:

  Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.
Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

15 tháng 12 2021

bạn ơi 

          về quê thăm mẹ đã già 

nhìn thấy bóng mẹ đang ngồi nhặt rau

con về con thấy mẹ buồn

chạy ra ôm lấy hai tay vào lòng

 

16 tháng 12 2021

Tham khảo

Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ

Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.

Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

16 tháng 12 2021

cop mạng bạnbucqua

23 tháng 12 2021

Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.

Những câu thơ mở đầu, người con đã bộc lộ tâm trạng cảm xúc khi về thăm mẹ vào một chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Khung cảnh thời tiết càng làm cho nỗi nhớ trở nên sâu nặng hơn. Người con nhìn thấy khi trở về nhà nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là khói bếp. Hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ, người bà. Chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh này trong bài thơ “Bếp lửa”. Hình ảnh “bếp lửa” gợi nhắc người cháu nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà. Đồng thời còn thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, đất nước:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Nhà thơ đã tái hiện những hình ảnh vô cùng quen thuộc có thể bắt gặp ở mỗi làng quê xưa:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Chúng ta có thể thấy rằng mọi thứ trong nhà đều có đôi bàn tay của người mẹ: chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na. Người mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.

Khi đọc đến hai câu thơ cuối cùng, người đọc sẽ cảm nhận được tình yêu thương của người con dành cho mẹ:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Càng thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ bao nhiêu, người con càng nghẹn ngào thương mẹ bấy nhiêu. Nhìn cảnh vật, người con cảm thấy xúc động đến bật khóc.

Bằng giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng. Từ đó, mỗi người đọc thêm yêu hơn, trân trọng hơn những người mẹ của mình.

NG
30 tháng 11 2023

Ông cha ta từng viết:

                             Con người có cố, có ông,

                      Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.

31 tháng 10 2021

tham khảo:

Tôi viết về một tình cảm thiêng liêng nhỏ bé vô cùng. Tôi viết lên câu thơ về hình ảnh một vầng trăng khuyết, vầng trăng khuyết như một dáng nằm nghiêng, giữ cái khuyết cho mình nhưng là để ôm vòng lấy yêu thương, vầng trăng tuy khuyết nhưng đối với tôi, đó sẽ mãi là vầng trăng đẹp nhất, sáng nhất, và cái ánh sáng nhẹ nhàng, hiền dịu như tình Mẫu tử ấy sẽ mãi mãi soi sáng cho tôi trong suốt cuộc đời này. Với tôi, bất cứ những điều thuộc về tình Mẫu tử, dẫu bình thường nhưng cũng rất thiêng liêng. Tình Mẫu tử là tình thương yêu, là sự hi sinh, sự chở che và bao dung của người mẹ đối với con của mình. Với tôi, tôi không thật sự hiểu sâu sắc về tình Mẫu tử, nhưng tôi có thể cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của nó. Nếu như bạn hỏi tôi tình Mẫu tử như thế nào thì có lẽ tôi sẽ không thể trả lời bạn được, nhưng tôi có thể dùng cả cuộc đời của mình để nói cho bạn biết về sự thiêng liêng của tình mẫu tử, tôi sẽ kể về câu chuyện của tôi cũng như câu chuyện của người khác, tôi sẽ biểu đạt cho bạn biết được tình cảm của tôi cũng như tình cảm của người khác…Đối với tôi, tình Mẫu tử là thiêng liêng hơn cả! Mẹ sẽ mãi mãi là người đi cùng bạn trong suốt những cuộc hành trình trong đời bạn. Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay, bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử. Và rồi một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa làm sụp đổ tan tành. “Hãy ru con ngủ, ru con suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi…có thể cai trị cả thế giới”. Ta hãy dành một giây nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn! Mẹ sẽ luôn ở bên bạn; lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như những nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình: "Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của một người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không?” Suốt cuộc đời tần tảo nuôi con, một người mẹ không trông mong gì ở con mình sự báo đáp,niềm hạnh phúc lớn lao nhất nhất của một người mẹ là được nhìn thấy con mình hạnh phúc. Mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người mẹ đã dành hết cuộc đời cho con, đế cuối cùng, các bà không nhận được gì cả, các bà mẹ sẽ trở nên già nua và nhăn nheo nhưng các bà sẽ mãi mãi không bao giờ xấu xí.

Một bông hồng cho em

Một bông hồng cho anh

Và một bông hồng cho những ai

Cho những ai đang còn mẹ

Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn

Rủi mai này mẹ hiền có mất đi

Như đóa hoa không mặt trời

Như trẻ thơ không nụ cười

Ngỡ đời mình không lớn khôn thêm

Như bầu trời thiếu ánh sao đêm

Mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền

Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên

Là bóng mát trên cao

Là mắt sáng trăng sao

Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

Mẹ, mẹ là lọn mía ngọt ngào

Mẹ, mẹ là nải chuối buồng cau

Là tiếng dế đêm thâu

Là nắng ấm nương dâu

Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời…

Lời bài hát nghe thật buồn, nó đã thể hiện được sự quan trọng của người mẹ đối với người con cũng như là sự thiếu thốn, mất mát không gì bù đắp được khi không còn mẹ. Một cuộc sống hạnh phúc không hẳn phải là một cuộc sống có đầy đủ tiền tài, vật chất. Đôi khi, cho dù bạn là một người giàu sang, của cải đếm không hết, nhưng từ tận sâu trong con tim mình, bạn có cảm thấy thật sự hạnh phúc không, đặc biệt là khi mẹ của bạn đã không còn. Tôi nghĩ có lẽ bên ngoài vỏ bọc hạnh phúc ấy, vào một thời khắc nào đó, sẽ có lúc bạn cảm thấy mình rất cô đơn. Niềm hạnh phúc lớn nhất của một con người là được trải qua một tuổi thơ bên cạnh mẹ, được mẹ yêu thương, chăm sóc, bảo bọc. Đối với mẹ, bạn sẽ mãi chỉ là một đứa trẻ nhỏ bé luôn cần có mẹ chăm nom, những kí ức về mẹ sẽ mãi là những kí ức vĩnh cửu và nếu như thời gian như một cuốn băng quay ngược dòng thời gian và cả không gian để trở về với tuổi thơ xinh đẹp ấy thì liệu bạn có còn trân trọng những thời khắc tuyệt đẹp đó nữa hay không? Hãy nhớ, yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại, cũng như cái tình Mẫu tử bịđứt đoạn. Bạn hãy nhớ rằng, dù bạn đi đến đâu hay ở bất cứ nơi nào, mẹ sẽ luôn là người quan tâm, yêu thương, lo lắng cho bạn nhất. Đừng xem những điều gần gũi với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Đinh Nam Khương cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Về thăm mẹ. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con trở về quê thăm mẹ sau những ngày dài xa cách. Tác giả về nhà vào một chiều đông, khi mẹ đã đi vắng. Khung cảnh yên ắng đã khiến tác giả lắng lắng lại, suy ngẫm, thể hiện qua trạng thái “thơ thẩn vào ra”. Sau khi lặng yên trong căn nhà quen cũng với những đồ vật gắn liền với cuộc đời tần tảo của mẹ, tác giả đã bồi hồi thương mẹ đến nghẹn ngào. Hình ảnh "Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" như cảm xúc òa khóc trong long nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Tiếng mưa ngoài trời hay cũng chính là dòng cảm xúc đang trào ra trong lòng tác giả. Câu thơ cuối bài để lại sự lắng đọng, trầm ngâm, nghẹn ngào dồn tụ vào trong dấu chấm lửng. Đó là những dòng cảm xúc khó nói thành lời của người con khi đang suy ngẫm về cuộc đời và tình yêu thương bao la của mẹ. Có thể nói, bài thơ Về thăm mẹ đã khắc họa một cách xúc động mà thấm thía tình mẹ, thể hiện rõ nét qua dòng cảm xúc của người con sau nhiều ngày xa cách, từ đó đã để  lại trong long độc giả chúng ta nhiều suy ngẫm, bang khuâng.