K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2017

“Ông già Nô-en kính yêu

Hàng năm cháu cứ mong đến tháng 12 cho ông và kể về những việc tốt cháu đã làm trong năm qua, chia sẻ với ông về những mơ ước của cháu trong cuộc sống cũng như về món quà Giáng sinh.

Ông ạ, năm nay cháu đã giữ đúng lời hứa với ông về việc sẽ cố gắng học thật tốt. Sau một năm, cháu đã có một giải nhất toán qua mạng cấp trường, giải nhất học sinh giỏi cấp trường, giải nhì viết chữ đẹp và giải cuộc thi IOE đấy. Đặc biệt hơn, trong bảng thành tích năm qua chính là giải nhất cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp Quốc gia.

Cháu còn nhớ hồi năm ngoái, cháu đã hồi hộp như thế nào khi chờ đợi để xem tường thuật trực tiếp hành trình đêm Nô-en của ông trên mạng. Chiều ngày 24, thời gian trôi chậm lại, để đỡ sốt ruột, cháu đã dạo mấy vòng thăm ngôi làng thân yêu và xưởng chế tạo đồ chơi của ông. Đàn tuần lộc với con Eudolph màu đỏ hình như cũng bồn chồn, gõ móng liên hồi trên mặt băng. Rồi cũng đến giờ lên đường, cháu nhớ mãi hình ảnh cỗ xe chở đầy quà của ông lao vút trên nền trời Bắc cực xanh thẳm mang theo bao niềm vui của bạn nhỏ trên thế giới. Biển Bắc cực xanh lấp lánh phía dưới.

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc xe của ông bay qua thành phố đầu tiên. Cháu nhìn rất rõ trên màn hình máy tính mỗi thành phố ông ghé thăm. Mỗi hình ảnh mang cho cháu một cảm xúc khác nhau. Có những thành phố hoa lệ đầy ánh sáng như Paris, London, Tokio hay Bắc Kinh nhưng cũng có những thành phố nghèo nàn, đổ vỡ, chìm trong chiến tranh như Damas, Tripoli…

Tuy nhiên khi xe của ông bay qua, tất cả các thành phố đều trở nên sáng đèn rực bởi niềm hân hoan của các bạn nhỏ. Cháu còn cảm nhận trong thời khắc đó, cả thế giới như xích lại gần nhau hơn, ranh giới địa lý, văn hóa, niềm vui, nỗi đau bị xóa nhòa, chỉ còn hạnh phúc.

Cháu mở hộp quà ra, trong đó có một ngôi sao lấp lánh và một lá thư của ông viết rằng: “Ông tặng cháu ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Ngôi sao sẽ mãi sáng lấp lánh và đem lại may mắn cho cháu chừng nào cháu còn là một em bé ngoan”. Cháu đọc thư của ông và thầm hứa sẽ cố gắng giữ cho ngôi sao mãi sáng lấp lánh.Như đồng hồ nhà cháu điểm 12 giờ đêm, màn hình máy tính hiện dòng chữ “Hanoi, Vietnam” thì cháu đã thấy rất vui sướng. Cháu vội ra ban công chờ ông nhưng chỉ thấy có một hộp quà ngoài đó. Xe của ông đã đi qua mất rồi. Mẹ cháu bảo ông vội vì còn phải chia niềm vui cho nhiều bạn nhỏ khá nữa trong đêm giáng sinh đúng không ạ?

Thế rồi cháu thiếp đi lúc nào không hay. Đêm đó, cháu mơ thấy mình được ngồi trên cỗ xe và bay trên trời cao cùng ông, xung quanh cháu là hàng triệu, hàng triệu ngôi sao xanh biếc… Suốt đêm qua, cháu treo ngôi sao ông tặng ngoài cửa sổ để hàng đêm ngôi sao không phải xa các bạn trên trời cao. Đến hôm nay, ngôi sao vẫn sáng lấp lánh chứng tỏ cháu vẫn là em bé ngoan ông nhỉ? Ông ơi, Giáng sinh năm nay cháu muốn xin ông một cuốn sách về thiên văn và vũ trụ. Cháu mơ ước trở thành một phi hành gia để có thể bay thật cao khám phá bầu trời bao la mà cháu đã cùng ông bay trong giấc mơ Giáng sinh năm trước.

Chỉ còn gần 10 ngày nữa là đến giáng sinh rồi. Năm nay cháu sẽ mặc thật ấm và ra ban công đứng chờ ông trước nhé. Năm nay cháu học lớp 4 rồi, cháu đã được học khâu thêu từ đầu năm học. Cháu đã tự tay may cho ông một chiếc khăn quàng cổ. Cháu muốn tặng ông để quàng cổ cho ấm vì đêm Giáng sinh thường lạnh lắm, nhỡ ông ốm thì nhiều trẻ em ngoan sẽ không có quà mất. Năm nay, lúc bay qua nhà cháu ông bay chậm lại một chút nhé. Từ bé, cháu đã ước mơ một lần được ôm cổ, chạm vào chòm râu trắng như tuyết của ông mà nói rằng: “Ông ơi, cháu yêu ông rất nhiều. Cháu mong ước mơ của cháu sẽ trở thành hiện thực ông ạ”.

Cháu của ông:

Phạm Thuần Diệp

3 tháng 12 2017

Tôi không tin lắm vào những điều kỳ diệu, càng không tin vào truyện cổ tích. Năm nay tôi đã hai mươi mốt tuổi. Nhưng tôi tin vào những bức thư được gửi đi trước Giáng Sinh, từ căn nhà nhỏ của chúng tôi.

Đã thành thông lệ, hàng năm, cứ đến trước ngày lễ Giáng sinh là bố mẹ hối thúc chúng tôi viết một bức thư gửi ông già Noel. Bố mẹ tôi không khó khăn lắm để chúng tôi nghĩ rằng ông già Noel là có thật, vì hồi nhỏ, trí tưởng tượng của mấy chị em tôi hết sức phong phú. “Vậy, chứ con sẽ viết gì vào thư hả bố?”, nhỏ em tôi hỏi, một câu rất có lý. ‘Ừ thì con cứ viết năm rồi con ngoan ngoãn ra làm sao, cố gắng thế nào và món quà con đề nghị ông tặng là gì”. “Một món hay mấy món hả mẹ?”, tôi vặn vẹo lại mẹ tôi, khi mẹ đang nỗ lực trả lời “chất vấn” thay cho bố. “Mẹ nghĩ chỉ nên là món quà mà con ao ước nhất thôi. Vì ông già Noel rất bận và còn nhiều bạn nhỏ khác cũng muốn có quà như con vậy”.

Thế là chị em tôi hí húi ngồi viết những lá thư gửi ông già Noel. Bức thư đầu tiên của tôi, năm tôi học lớp một được viết với những dòng chữ to như con gà mái, chỉ vẻn vẹn có vài dòng: “Ông già Noel ơi, năm rồi cháu ngoan và học rất giỏi. Ông tặng cháu một hộp bút chì màu nhé. Loại có 48 màu và được đựng trong hộp sắt ý. Cháu cảm ơn ông”. Sau đêm Noel, tôi nhận được một hộp bút chì màu như mong đợi. Tôi chạy vòng quanh nhà, với hộp bút chì màu trên tay, hét vang trời. Ở một góc nào đó trong tim, tôi tin, ông già Noel đã chu du khắp trái đất và dừng lại tặng tôi một món quà nhỏ.

Vài năm về sau này, khi chúng tôi đã lớn hơn, thói quen đó vẫn được giữ lại. Rồi bí mật về những lá thư Giáng sinh được khám phá, khi tôi phát hiện ra, trong ngăn kéo của bố mẹ có một chồng thư của chúng tôi. Thay vì được gửi đến Bắc cực những lá thư chúng tôi viết gửi ông già Noel đều được gửi đến nhà tôi. Hoặc nói một cách khác, chúng chưa từng được gửi đi. Cũng đúng thôi, vì lần nào cũng thế, điệp khúc của bố mẹ luôn là: “Để đấy, bố mẹ gửi cho. Các con không biết cách gửi, lá thư thất lạc mất thì sao”. Một cách ngây thơ nhất trên đời, chúng tôi đưa cho bố mẹ những lá thư của mình với lòng tin tuyệt đối, ắt hẳn chúng sẽ đến được xứ sở có tuyết. Để rồi một ngày kia, khi bí mật được bật mí, chúng tôi buồn mất cả tuần.

Vài năm về sau nữa, khi chị em tôi đã thực sự lớn, đi học xa nhà thì những lá thư Giáng sinh chỉ còn là hồi ức. Cuối năm thường là dịp bố mẹ tôi rất bận với việc tổng kết điểm học kỳ I cho học sinh, với kế hoạch giảng dạy cho kỳ II. Chị em tôi cũng thế, cũng là những kỳ thi cuối kỳ nghẹt thở của thời sinh viên. Và nữa, những chuyến xe cuối năm thường đông người - điều khiến tôi e ngại khi muốn về nhà vào dịp Giáng sinh. Bù lại, tôi thường đón Giáng sinh cùng đám bạn thân. Bắt chước những đứa trẻ nhỏ, chúng tôi lại ngồi viết thư gửi ông già Noel. Lá thư của chúng tôi không ngắn tủn của hồi lên bảy, lên tám nữa. Thư của đứa nào cũng dài gần trang giấy và có đến cả tá quà cần tặng. Chúng tôi đọc to những lá thư lên và cười rộn rã. Những khách hàng của quán cà phê ngồi gần đấy cũng mỉm cười trước trò nhắng nhít. Cảm giác như tuổi thơ ùa lại, thật gần. Tôi bấm số, gọi cho mẹ vì nỗi nhớ nhung. Có tiếng rọt rẹt, và sau đó là giọng mẹ, ấm lắm: “Ừ, mẹ đây. Các con đón Giáng sinh vui cả chứ?” “Vâng, rất vui mẹ ạ. Bố mẹ không đi đâu sao? Mẹ đang làm gì đấy?” “Mẹ đang” - mẹ tôi ngập ngừng hồi lâu: “Mẹ đang ngồi xem lại những lá thư Giáng sinh của các con. Hồi đó, vui thật đấy”. Giọng mẹ nghèn nghẹn, cứ như sắp khóc. Tôi định càm ràm, mẹ kỳ lạ thật đấy, Giáng sinh là dịp vui sao giọng mẹ buồn ghê gớm rồi lại thôi. Người ta bảo, Giáng sinh là để về nhà. Còn tôi, chẳng Giáng sinh nào tôi về nhà, hỏi mẹ không buồn sao được?

*****************

Năm nay, tôi vẫn không thể về nhà vào dịp Giáng sinh. Tôi muốn đi học thêm 2 khóa tiếng Anh vào năm sau. Cách duy nhất để có tiền học thêm là tôi phải tích cực “cày bừa” từ bây giờ. Tôi đăng ký một suất thu ngân part - time trong siêu thị gần trường.

Đứng chôn chân hai tiếng trong siêu thị rộng lớn vào những ngày cuối năm, khi những gia đình tấp nập mua hàng khiến tôi nhớ gia đình muốn ứa nước mắt. Tôi nhớ những ngày còn nhỏ, chúng tôi ngồi hí hoáy viết thư gửi ông già Noel mà không biết rằng, thực ra, bức thư đó không hề được gửi đến Bắc cực. Tôi nhớ, tiếng kim thêu sột soạt trên nền vải vào những tối mẹ nhận hàng thêu về làm thêm, tiếng bố tôi ho khúc khắc trong đêm vào những ngày đi dạy về muộn. Bố mẹ tôi không giàu có nhưng đã luôn cho chúng tôi những Giáng sinh đủ đầy và ấm áp.

noelchen.jpg

Một buổi tối, khi gần đến Giáng sinh, tôi ngồi lại ở một góc của siêu thị. Lấy tờ giấy trắng tinh tươm, tôi ngồi viết một bức thư ngắn thôi, gửi ông già Noel. Trong bức thư, tôi nói về mùa đông lạnh giá của Hà Nội, về nỗi nhớ nhà chất đầy trong tim, về niềm hi vọng bé thơ vào những bức thư từng được đề gửi tới Bắc Cực cùng nỗi hàm ơn không nói lên lời. Sau rốt, tôi gấp bức thư vào phong bì. Ở địa chỉ người nhận, tôi không ghi Bắc cực như hồi nhỏ mà ghi địa chỉ nhà tôi.

Tôi tin, lá thư Giáng sinh ấy sẽ đến đúng địa chỉ mà nó cần đến. `

16 tháng 6 2018

Vào ngày Giáng Sinh ai cũng có một ước mơ muốn ông già No-en thực hiện . Và em cũng không ngoại lệ .

Trên đời này , đối với em mẹ là người quan trọng nhất . Nhưng mấy hôm nay mẹ bị ốm đến nỗi không rời giường được . Gương mặt mẹ xanh xao , môi mẹ hơi thâm . Người mẹ đã gầy bây giờ lại càng gầy hơn . Mọi ngày , khi em đi học về sẽ thấy mẹ chờ em vào để cùng ăn với mẹ nhưng từ khi mẹ ốm dường như thói quen cứ về sẽ ngửi thấy mùi thức ăn thơm phức từ bếp bay lên nhưng khi em vào bếp lại không thấy mẹ đâu mà chỉ thấy căn bếp vốn tràn ngập tiếng vui cười của cả nhà giờ đây lại trống vắng khiến căn bếp trở lên lạnh lẽo . Khi em cất cặp được một lúc thì thấy mẹ về với gương mặt phờ phạc , xanh xao của mẹ . Khi em hỏi ba thì mới biết rằng mẹ vừa mới đi truyền nước về xong khiến lòng em rất đau .

Em thương mẹ lắm và nhân ngày lễ Nô-en này em mong rằng mẹ sẽ khỏe hơn và nấu những bữa cơm vào những bữa tối cho cả gia đình ăn .

Mỗi năm, cứ sắp tới Giáng Sinh là em thấy rất hồi hộp. Em luôn ước ao vào đúng đêm Giáng Sinh sẽ có ông già Noel đến với em và trao cho em một món quà, nhưng điều đó em chưa bao giờ có được. Giáng Sinh năm nay em ước mình sẽ có một món quà đặc biệt, đó là một chiếc bút thần kỳ giúp em học giỏi hơn. Em rất mong điều ước đó trở thành hiện thực để em có thể học giỏi. Em mong ông già Noel sẽ đến tặng cho em món quà đó. Em rất mong ngày đó sẽ đến với em.

21 tháng 12 2017

Tôi có một giấc mơ trong trường học của tôi là trường học của tôi rất sang trọng, đẹp, có một điều hòa không khí và một TV .  

21 tháng 12 2017

Mk có 1 giấc mơ là trường học của mk là mỗi lớp có một cái TV!!!!

Mỗi bàn có 1 cái máy tính!!!

Mỗi 1 người ngồi bàn riêng và nằm ở trên cái ghế sofa êm ái!!!

Và cuối cùng là có 1 cái máy điều hòa!!!!

26 tháng 4 2019

Thành công sẽ mỉm cười với những ai có ước mơ và dám thực hiện ước mơ của mình”.

Vâng! Có lẽ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trên chuyến hành trình dài của cuộc đời, chúng ta đều mang theo bên mình không ít những ước mơ – thứ mà ta hết sức nâng niu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hạt giống ước mơ ấy sẽ nhanh chóng nảy mầm trong khu vườn khát vọng của riêng ta. Tôi cũng vậy, cũng có rất nhiều ước mơ cho tương lai và chúng luôn đẹp, rực rỡ, huy hoàng trong đôi mắt đầy hi vọng của tôi. Thế nhưng, ngay những ngày tháng cuối cùng sắp khép lại, quãng đời trung học phổ thông, ước mơ lớn nhất của tôi là được bước vào giảng đường đại học, một ngôi trường sẽ là mái nhà tương lai che chở, bảo vệ và dạy cho tôi những kinh nghiệm, những bài học cuộc sống giá trị bên cạnh lượng tri thức khoa học bổ ích.

Rõ ràng việc vào đại học đối với học sinh trong thời đại ngày nay là rất dễ dàng, khác xa với thế hệ cha anh ngày trước. Bởi lẽ song song với nhu cầu giáo dục ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập này, hàng loạt các trường đại học mọc lên ở khắp nơi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của khối lượng đông đảo học sinh. Và từ đó, cũng phát sinh rất nhiều vấn đề mang tính tất yếu mà học sinh chúng tôi phải băn khoăn, lo nghĩ về việc chọn một trường đại học phù hợp, đúng như sở nguyện của mình. Đứng trước nhiều lựa chọn mang tính bước ngoặt này, mặc dù đã được thầy cô, gia đình và hệ thống thông tin đại chúng tư vấn và cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết nhưng chúng tôi vẫn không thoát khỏi những suy nghĩ mông lung, mơ hồ về ngôi trường đại học tương lai. Bởi lẽ, nghe và đọc thì chúng tôi đã được nghe và đọc rất nhiều nhưng chưa bao giờ và chưa lúc nào được viếng thăm một ngôi trường đại học thật thụ để hiểu rõ hơn về môi trường giảng dạy của nó. Thật khó để chọn lựa phải không nào, khi mà trên Internet hay báo chí, truyền hình, ngôi trường đại học nào cũng thật đẹp và có những điều kiện tuyển sinh hết sức hấp dẫn.

Và rồi, như một sự may mắn, tôi và nhiều hoc sinh khác được nhà trường tổ chức tham quan trường Đại học Tân Tạo thuộc “thành phố tri thức Tân Đức”, cũng tọa lạc trên địa phân huyện Đức Hòa của chúng tôi. Chắc chắn rằng, sự xuất hiện của ngôi trường này sẽ làm thay đổi rất nhiều bộ mặt của huyện Đức Hòa nói riêng và của cả tỉnh Long An nói chung chỉ trong tương lai gần mà thôi.

Hình như, có  nhiều lúc tôi đã mơ màng hình dung trong tâm trí mình những hình ảnh đẹp đẽ và tráng lệ nhất của ngôi trường đại học trong nhiều bộ phim của nươc ngoài. Chẳng hạn như trong phim Harry Potter, rõ ràng ngôi trường ấy thật lộng lẫy và nguy nga đến không thể tả được. Tôi đã từng nghĩ rằng ở nước Việt Nam của chúng ta không thể nào có một ngôi trường tầm cỡ như vậy. Thế rồi, chuyến tham quan  Đại học Tân Tạo đã thay đổi rất nhiều suy nghĩ non trẻ và có phần sai lệch trong tôi, đồng thời nó gieo cho tôi rất nhiều hy vọng về một tương lai tốt đẹp phía trước.

Tôi hầu như đã bị choáng ngợp khi đứng trước tòa nhà trung tâm của trường. Đó chỉ là một trong số rất nhiều tòa nhà khác đã và đang được hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Tuy không quá lịch lãm như những ngôi trường trong tưởng tượng phi thực của tôi, Đại học Tân Tạo cũng ít nhiều giúp tôi hình dung được rõ ràng và cụ thể hơn ước mơ cháy bỏng của mình.  Hơn thế nữa, qua trò chuyện với đội ngũ giảng viên và những thành viên trong ban sáng lập trường, tôi cảm nhận rõ được sự thân thiện toát lên qua từng lời nói và thái độ của họ dành cho lớp học sinh tương lai chúng tôi. Đâu đó trong ánh mắt thiết tha của các thầy, các cô là cả một niềm tin yêu và hoài vọng lớn lao đặt vào thế hệ trẻ chúng tôi. Không dùng những từ ngữ cầu kỳ, không diên những bộ trang phục mang tính thời đại, các thầy cô tận tình như anh chị, cha mẹ của chúng tôi vậy. Và còn gì tốt hơn khi tôi được học và sinh hoạt trong một môi trường thân thiện, ấm áp tình người như thế. Thầy cô sẽ không còn là những người ở trên, xa cách và luôn nghiêm khắc với tôi mà họ sẽ là những người bạn vô cùng đặc biệt, luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng chúng tôi trên chặng đường chông gai phía trước.

Sau một vòng tham quan cơ sở vật chất của trường, tôi cảm thấy rất vui và tầm nhìn của mình đã được mở mang đôi chút. Chưa bao giờ tôi tiếp xúc thực tế với những căn phòng, kiến trúc xây dựng hay tất cả mọi thứ theo tiêu chuẩn quốc tế như thế này. Thật hào hứng khi tôi chợt ước rằng một ngày nào đó được trở thành sinh viên của Đại học Tân Tạo. Khi ấy, chắc tôi sẽ phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều.

Khi tìm hiểu về công tác giảng dạy và hệ thống giáo dục của trường, tôi bất giác quên mình vẫn còn là một học sinh trung học phổ thông bởi chúng quá hấp dẫn và đầy quyến rũ với tôi. “Một nền giáo dục theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ”. Có thật không trong địa phận của huyện nhà đa số những người dân nơi đây đều nghèo và quanh năm tần tảo như nhau cả. Sẽ rất khó cho chúng tôi khi phải học trong môi trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với khoảng 60% giảng viên là người nước ngoài. Nhưng tôi chợt vững tâm và bớt đi phần nào lo ngại vì tôi tin rằng họ có thừa năng lực, trí thức và lòng hăng say yêu nghề để giảng giải tận tình cho chúng tôi. Học phí vào trường đại học là vấn đề đã gây rất nhiều suy ngẫm cho tôi, bởi với số tiền ít ỏi từ việc làm nông của gia đình, tôi hoàn toàn không thể với tới một ngôi trường tầm cỡ quốc tế thế này. Nhưng như một phép màu, trường có hẳn học bổng toàn phần cho những sinh viên vượt khó học tập. Hơn thế nữa, tất cả những sinh hoạt cá nhân, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí của học viên đều được thực hiện trong ký túc xá và khuôn viên nhà trường. Sẽ rất tiên lợi cho những sinh viên xa nhà và có nhiều lo ngại về hệ thống an ninh phức tạp trong các khu nhà trọ.

Tuy không được tham quan toàn bộ cơ sở vật chất của trường, chưa được vào thư viện và nhiều phòng khác nhưng tôi rất mong rằng: tất cả mọi thứ đều đầy đủ và tiện dụng cho sinh hoạt của chúng tôi.

Tôi nghĩ thư viện của nhà trường phải là nơi mà chúng tôi có thể tự do thả hồn mình nổi trôi trên những trang sách biết nói ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Phòng tự học dành cho sinh viên sẽ thật rộng rãi, thoáng mát để chúng tôi chú tâm vào việc học thay vì lười biếng ngồi buồn trong ký túc xá của trường. Trong môi trường mà tất cả mọi người đều học hăng say như vậy thì tin chắc rằng nhưng học viên khác cũng sẽ làm theo thôi.

Tôi còn rất nhiều mong muốn muốn bày tỏ với ban tổ chức cuộc thi này nhưng thời gian không còn nhiều nữa. Tôi nghĩ rằng, trường Đại học Tân Tạo đã, đang và sẽ đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của sinh viên, vượt xa cả những mong muốn giản đơn, bình dị của tôi. Thế nên tôi cũng chẳng còn muốn ước mơ gì khác ngoài việc sẽ được học tập, sẽ được bay đến tương lai bằng đôi cánh do Đại học Tân Tạo ban tặng cho mình. Ngay từ giây phút này, tôi sẽ nỗ lực trau dồi hết sức, hết lòng để vươn tới ước mơ khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được. Trở thành sinh viên của trường Đại học Tân Tạo và cho dù ước mơ ấy không thực hiện được, tôi vẫn sẽ có cơ hội vào những trường đại học chất lượng khác, chỉ sau Đại học Tân Tạo thôi,  hy vọng là như vậy.

Chờ tôi nhé, ngôi trường Đại học yêu quí của tôi! Chờ nhé, ước mơ, khát vọng cháy bỏng trong tôi lúc này. Một lần nữa, tôi muốn động viên chính mình bằng câu danh ngôn yêu thích: “Hãy luôn là chính mình và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”.

Và dĩ nhiên, tôi sẽ viết vào ký ức đẹp đẽ của mình những gì mà tôi trông thấy và cảm nhận được sau chuyến viếng thăm không thể nào quên này. Tuyệt. Cảm ơn tất cả mọi thứ từ cuộc sống đã cho tôi cơ hội được đến gần hơn với mơ ước của mình.

Trường học ước mơ của tôi là một ngôi trường đẹp. Đó là một trường học lớn và rộng. Trường có nhiều cây xanh và ở đó có sân vận động, bãi thể thao đủ cho học sinh chơi. Những điều tôi mong đợi nhiều nhất, đó là một trường học tập tuyệt vời với nhiều trang thiết bị hiện đại. Một điều nữa, các sinh viên của trường rất thân thiện và hữu ích và các giáo viên là quá tốt. Đó là tất cả về trường học trong giấc mơ của tôi.

Bài làm

Linh thân mến !!!!!

Bạn là người bạn thân duy nhất của mình, nên mình biết chắc rằng, bạn cũng là người duy nhất có thể biết được ước mơ của mình. Đúng vậy đó, ước mơ duy nhất của mình chính là được trở thành hoạ sĩ. Bạn cũng biết, mình thích vẽ từ khi còn nhỏ, nên mình muốn mình trở thành hoạ sĩ vẽ truyện tranh và bạn là nhà biên kịch của mình có được không???. Có thể bạn sẽ nói không, nhưng hai chúng ta chơi thân với nhau từ năm lớp 1, nên mình cũng hiểu rõ bạn hơn chính ai hết. Linh yêu quý, bạn hãy đồng hành cùng mình trên con đường này chứ????

Hãy hồi âm sớm cho mình nhé !!!!

                                                                                                                                       Bạn thân của bạn

                                                                                                                                     Vũ Thị Như  Quỳnh

29 tháng 10 2021

Mỗi chúng ta ai cũng có một ước mơ của riêng mình, trong đời người chúng ta luôn phải có những ước mơ, hoài bãi sống. Bởi ước mơ chính là liều thuốc giảm đau giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách của số phận để vươn lên đạt được những thành tựu trong cuộc sống.

Bản thân em cũng có một ước mơ của mình. Một ước mơ mà em muốn theo đuổi tới suốt cuộc đời này đó chính là ước mơ trở thành bác sĩ được chữa bệnh cứu giúp cho mọi người xung quanh mình. Dù em biết rằng việc thi đậu vào trường đại học Y khoa là vô cùng khó khăn, nhưng em tin nếu chúng ta kiên trì, nhẫn nại, cần cù thì nhất định ước mơ sẽ thành hiện thực. Khi em nhìn thấy những người thân của mình, nhất bà là ngoại của em bị ốm căn bệnh quái ác khiến bà đau đớn từng đêm không thể nào ngủ được, thân thể của bà gầy đi từng ngày khiến em vô cùng buồn bã.

Mẹ em và những người thân gia đình đã tìm đủ mọi cách chạy chữa cho bà nhưng mọi thứ đều vô nghĩa. Bà ngoại em vẫn không qua khỏi. Ngày bà ra đi, em đã luôn nghĩ giá như mình có thể làm được gì cho những người thân của mình bớt đau đớn. Chính vì vậy, em mơ ước mình sẽ trở thành một bác sĩ. Ước mơ làm bác sĩ sẽ giúp em có thể định hướng tương lai nghề nghiệp của mình sau này, đánh thức sự nỗ lực vươn lên vượt qua những khó khăn em gặp phải trong quá trình học tập. 

13 tháng 2 2022

mayf ngu nhuw cuwngs

12 tháng 3 2019

"Mày có bạn thân không? Câu hỏi khá là quen thuộc. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình, bạn bè và tôi, một cách đột ngột và đau đớn", đoạn đầu bài văn mở ra dòng ký ức về một tình bạn đẹp nhưng buồn.

Quỳnh Giang kể lại ngày đầu làm quen với bạn từ năm lớp 4 vì một con gấu bông, hay cảm giác hụt hẫng vào năm cuối tiểu học vì nghĩ không còn được học chung với nhau nữa. Tuy nhiên, việc tiếp tục chung lớp khiến những năm tháng cấp hai của em trở nên nhiều màu sắc. Là người sống nội tâm, Giang dần mở lòng hơn với thế giới nhờ người bạn thân năng nổ, hoạt bát, hay cười. Cả hai giúp nhau học bài, cùng sáng tác truyện tranh, gắn với nhau như hình với bóng. 

Đến năm lớp 9, bạn của Giang lâm bệnh, nghỉ học cả tháng, sụt cân và ngày càng tiều tụy. Lần đầu tiên Giang chứng kiến sự đoàn kết của tập thể, khi cả lớp thay phiên chép bài, giảng bài, cố giúp bạn vượt qua kỳ thi cuối kỳ. Tuy nhiên, một lần tới nhà thăm bạn, Giang hoang mang vì câu nói: "Có lẽ là bọn mày nên chuẩn bị sẵn tinh thần đi. Tao không nghĩ là tao qua được Tết năm nay đâu".

Bài văn đạt điểm 10 của Quỳnh Giang. 

Bài văn đạt điểm 10 của Quỳnh Giang. 

Dù hết lòng cầu nguyện, không có phép màu nào cho người bạn của Giang. Em ra đi vào ngày mồng ba Tết năm ngoái. Giang bị khủng hoảng một thời gian, học tập sa sút, kết quả thi học sinh giỏi không như mong đợi. Nhưng nghĩ đến người bạn phải từ biệt thế gian quá sớm, Giang như được tiếp thêm sức mạnh, nỗ lực cho kỳ thi chuyển cấp.

"Đã hơn một năm kể từ ngày nó ra đi. Tôi đã bước được một nửa tuổi mười sáu, cái tuổi mạnh nhất, khỏe khoắn nhất. Đạt được ước mơ, vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước. Còn nó mãi dừng ở đó, ngưỡng cửa mười lăm đầy khát vọng, hoài bão. Mãi mãi ra đi, để lại mọi thứ, để lại một ước mơ còn đang dang dở, để lại sự đau buồn trong trái tim của những người ở lại. Nhưng tôi biết rằng, ít ra ở thế giới bên kia, nó sẽ không còn phải chịu đau đớn nữa. Không còn những xét nghiệm dài đằng đẵng, những ngày xạ trị đau đớn. Hy vọng ở nơi ấy, thế giới của nó sẽ tốt đẹp hơn", Giang viết. 

Bên cạnh điểm 10, cô giáo để lại lời phê: "Cô thành thật chia buồn cùng em! Hãy đi tiếp con đường em đã chọn và đi cả cho người bạn của em nữa!". 

Quỳnh Giang chia sẻ ngày bé từng nhận nhiều điểm kém môn văn. Nhưng đến năm lớp 6, sau một lần được cô giáo khen dùng từ tốt và so sánh hay, em bắt đầu thích viết văn, đặc biệt là văn miêu tả và thuyết minh. 

Với bài văn về chủ đề bạn thân, Giang mất ba đêm, mỗi đêm từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng để hoàn thiện bài, do bận bịu với lịch học ban ngày. Kể từ ngày bạn mất, Giang chưa bao giờ nói hết suy nghĩ cho ai, nên bao nhiêu nuối tiếc, xót xa đều trút vào trang giấy. 

"Lúc viết xong, em không dám đọc lại, sợ sẽ đứng khóc giữa sân trường. Đến hôm được trả bài, em thực sự rất bất ngờ, vì mặc dù còn nhiều lỗi dùng từ lặp hoặc lủng củng nhưng bài văn vẫn được điểm 10. Trong suốt 10 năm đi học, đây là điểm 10 Văn đầu tiên nên em thấy rất vui", Giang cho biết.

Lần đầu đọc lại những gì mình viết sau khi trả bài, Giang bật khóc. Các bạn chạy lại an ủi, chuyền tay nhau bài văn và khóc theo, dặn đưa bài cho ai nhớ kèm theo bịch khăn giấy. 

Chị Bùi Thị Quỳnh, mẹ Giang không kìm được nước mắt khi đọc bài văn điểm 10, muốn nói lời xin lỗi vì những lúc vô tâm, chưa đặt mình vào vị trí của con. 

"Mất đi một người bạn thân là mất mát rất lớn, giống như mình mất đi người thân trong gia đình. Tuy nhiên, tôi lại không ở bên con nhiều những lúc đó, có thể con cảm thấy cô đơn. Tôi thấy mình đã vô tâm khi chưa chia sẻ nhiều với con để biết về tình trạng bệnh tật của bạn. Nếu biết, có thể tôi sẽ thu xếp đưa con đến viện, để con không phải hối tiếc khi chưa dành được nhiều thời gian bên bạn", chị nói. 

Câu chuyện của con giúp chị nhớ lại tuổi học trò với những tình cảm trong sáng, thuần khiết. Tuy nhiên, cuộc sống đầy lo toan của người lớn khiến sự quan tâm, chia sẻ giữa bạn bè trở nên nhạt nhòa hơn trước. Sau khi bài văn của con được chị Quỳnh đăng lên mạng xã hội, hàng trăm người chia sẻ, nhắn nhủ hãy trân trọng tình bạn và đối tốt với nhau hơn.

12 tháng 3 2019

Hà Nội, ngày … tháng… năm ,….

Minh thân mến!

Lâu lắm rồi chúng mình không gặp nhau. Cậu vẫn khỏe và học tốt chứ? Còn tớ vẫn khỏe và duy trì lực học giỏi. Tớ vẫn nhớ như in ngày nào chúng mình ngồi bên nhau nói về ước mơ của mình và đều có chung một ước mơ về sau làm bác sĩ để chữa bệnh cho người thân và những người không may bị mắc bệnh. Thế cậu vẫn theo đuổi ước mơ đó chữ, còn tớ thì vẫn học tập tốt để về sau có thể biến ước mơ trở thành hiện thực. Nhưng theo tớ làm bác sĩ rất khó nên chúng ta phải thi đua nhau học thật tốt thì mới làm bác sĩ được. Tớ chúc cậu khỏe và luôn theo đuổi ước mơ làm nghề cao quý đó. Tớ mong hè sau chúng mình sẽ gặp nhau.

Bạn thân của câu

Minh Đức

31 tháng 1 2018

a . Truyện kể là văn bản ghi lại sự việc xảy ra, có các nhân vật và tình tiết diễn biến theo trình tự thời gian tạo nên sự việc đó. Nội dung truyện kể chính là chuỗi sự việc xảy ra trong truyện và có ýnghĩa nhất định.

b.

Văn kể chuyện gồm có ba phần:

- Mở đầu câu chuyện.

- Diễn biến câu chuyện.

- Kết thúc câu chuyện.

TLV nhằm rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt nội dung truyện kể (hoặc một câu chuyện đã biết) bằng lời văn, cách nói của chính mình, tránh chép lại nguyên văn truyện đọc nhưng vẫn đảm bảo đúng nội dung truyện, đảm bảo đúng diễn biến các tình tiết xảy ra trong truyện.

c.

Văn kể chuyện là bài viết nhằm tái hiện lại sự việc xảy ra trong truyện kể để người đọc biết nội dung câu chuyện được đề cập đến của truyện kể. Nghĩa là: kể lại truyện bằng lời văn của người kể.

:D

31 tháng 1 2018

ngu loz

Mỗi chúng ta ai cũng có một ước mơ của riêng mình, trong đời người chúng ta luôn phải có những ước mơ, hoài bãi sống. Bởi ước mơ chính là liều thuốc giảm đau giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách của số phận để vươn lên đạt được những thành tựu trong cuộc sống.

Bản thân em cũng có một ước mơ của mình. Một ước mơ mà em muốn theo đuổi tới suốt cuộc đời này đó chính là ước mơ trở thành bác sĩ được chữa bệnh cứu giúp cho mọi người xung quanh mình. Dù em biết rằng việc thi đậu vào trường đại học Y khoa là vô cùng khó khăn, nhưng em tin nếu chúng ta kiên trì, nhẫn nại, cần cù thì nhất định ước mơ sẽ thành hiện thực. Khi em nhìn thấy những người thân của mình, nhất bà là ngoại của em bị ốm căn bệnh quái ác khiến bà đau đớn từng đêm không thể nào ngủ được, thân thể của bà gầy đi từng ngày khiến em vô cùng buồn bã.

Mẹ em và những người thân gia đình đã tìm đủ mọi cách chạy chữa cho bà nhưng mọi thứ đều vô nghĩa. Bà ngoại em vẫn không qua khỏi. Ngày bà ra đi, em đã luôn nghĩ giá như mình có thể làm được gì cho những người thân của mình bớt đau đớn. Chính vì vậy, em mơ ước mình sẽ trở thành một bác sĩ. Ước mơ làm bác sĩ sẽ giúp em có thể định hướng tương lai nghề nghiệp của mình sau này, đánh thức sự nỗ lực vươn lên vượt qua những khó khăn em gặp phải trong quá trình học tập.

Em biết trong cuộc sống sẽ luôn có những khó khăn, thử thách tồn tại cản bước chân đi tới của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta vượt qua được những khó khăn đó thì mọi điều sẽ trở nên nhỏ bé. Con đường tiến tới ước mơ sẽ trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.

Em thấy rằng ở trên đất nước chúng ta, ở những vùng sâu vùng xa biên cương hải đảo xa xôi vẫn còn nhiều nơi con người không được tiếp cận với nền y học hiện đại. Ở những nơi đó đói nghèo lạc hậu vẫn còn đeo bám. Những nơi đó họ cần có những bác sĩ của mình, những người lương y chân chính luôn lấy tính mạng của bệnh nhân là mục tiêu sống hàng đầu. Việc cứu người là trách nhiệm, là bổn phận của họ chứ không vì một mục đích kinh tế lợi ích cá nhân nào cả.

Thật đáng buồn khi ở xung quanh chúng ta có nhiều bác sĩ vẫn coi nghề bác sĩ là công cụ kiếm tiền hơn là một nghề cứu người chính là lẽ sống. Nhiều bác sĩ đã để bệnh nhân của mình phải chết oan trong tức tưởi. Nhưng những bác sĩ đó chỉ chiếm số ít mà thôi, chỉ là con sâu, làm vẩn đục thanh danh của những người bác sĩ chân chính, xung quanh chúng ta vẫn còn nhiều vị bác sĩ yêu nghề, say sưa nghề ngày ngày họ vẫn làm việc miệt mài cống hiến cho sự nghiệp cứu chữa người bệnh.

Có biết bao nhiêu bác sĩ một ngày ngủ không quá 5 giờ đồng hồ. Cơm ăn không đúng giờ, mỗi ngày họ phải đối diện với biết bao nhiêu căng thẳng, khó khăn trong công việc khi đối diện với những ca bệnh khó khăn, căng thẳng.

Trên con đường thành công không bao giờ có những dấu chân của những người lười biếng, hèn nhát. Vì vậy, để thực hiện được ước mơ của mình chúng ta cần phải nỗ lực vượt khó, khi thất bại thì phải kiên cường đứng lên, bởi không có sự thành công nào đến một cách dễ dàng cả.

Và ước mơ trở thành một vị bác sĩ giỏi cứu chữa bệnh cho những bệnh nhân nghèo của em sẽ còn mãi. Nó chính là mục tiêu để em học tập, cố gắng trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức của mình. Dù em biết rằng mỗi chúng ta đừng chinh phục mọi thứ vì thành công mà hãy chinh phục khó khăn để trở thành người có ích cho xã hội. Em cũng muốn mình sẽ trở thành một người có ích.

7 tháng 12 2023

Không

7 tháng 12 2023

Đố các bạn có gì mà không ăn cỏ là con gì