K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mỗi chúng ta ai cũng có một ước mơ của riêng mình, trong đời người chúng ta luôn phải có những ước mơ, hoài bãi sống. Bởi ước mơ chính là liều thuốc giảm đau giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách của số phận để vươn lên đạt được những thành tựu trong cuộc sống.

Bản thân em cũng có một ước mơ của mình. Một ước mơ mà em muốn theo đuổi tới suốt cuộc đời này đó chính là ước mơ trở thành bác sĩ được chữa bệnh cứu giúp cho mọi người xung quanh mình. Dù em biết rằng việc thi đậu vào trường đại học Y khoa là vô cùng khó khăn, nhưng em tin nếu chúng ta kiên trì, nhẫn nại, cần cù thì nhất định ước mơ sẽ thành hiện thực. Khi em nhìn thấy những người thân của mình, nhất bà là ngoại của em bị ốm căn bệnh quái ác khiến bà đau đớn từng đêm không thể nào ngủ được, thân thể của bà gầy đi từng ngày khiến em vô cùng buồn bã.

Mẹ em và những người thân gia đình đã tìm đủ mọi cách chạy chữa cho bà nhưng mọi thứ đều vô nghĩa. Bà ngoại em vẫn không qua khỏi. Ngày bà ra đi, em đã luôn nghĩ giá như mình có thể làm được gì cho những người thân của mình bớt đau đớn. Chính vì vậy, em mơ ước mình sẽ trở thành một bác sĩ. Ước mơ làm bác sĩ sẽ giúp em có thể định hướng tương lai nghề nghiệp của mình sau này, đánh thức sự nỗ lực vươn lên vượt qua những khó khăn em gặp phải trong quá trình học tập.

Em biết trong cuộc sống sẽ luôn có những khó khăn, thử thách tồn tại cản bước chân đi tới của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta vượt qua được những khó khăn đó thì mọi điều sẽ trở nên nhỏ bé. Con đường tiến tới ước mơ sẽ trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.

Em thấy rằng ở trên đất nước chúng ta, ở những vùng sâu vùng xa biên cương hải đảo xa xôi vẫn còn nhiều nơi con người không được tiếp cận với nền y học hiện đại. Ở những nơi đó đói nghèo lạc hậu vẫn còn đeo bám. Những nơi đó họ cần có những bác sĩ của mình, những người lương y chân chính luôn lấy tính mạng của bệnh nhân là mục tiêu sống hàng đầu. Việc cứu người là trách nhiệm, là bổn phận của họ chứ không vì một mục đích kinh tế lợi ích cá nhân nào cả.

Thật đáng buồn khi ở xung quanh chúng ta có nhiều bác sĩ vẫn coi nghề bác sĩ là công cụ kiếm tiền hơn là một nghề cứu người chính là lẽ sống. Nhiều bác sĩ đã để bệnh nhân của mình phải chết oan trong tức tưởi. Nhưng những bác sĩ đó chỉ chiếm số ít mà thôi, chỉ là con sâu, làm vẩn đục thanh danh của những người bác sĩ chân chính, xung quanh chúng ta vẫn còn nhiều vị bác sĩ yêu nghề, say sưa nghề ngày ngày họ vẫn làm việc miệt mài cống hiến cho sự nghiệp cứu chữa người bệnh.

Có biết bao nhiêu bác sĩ một ngày ngủ không quá 5 giờ đồng hồ. Cơm ăn không đúng giờ, mỗi ngày họ phải đối diện với biết bao nhiêu căng thẳng, khó khăn trong công việc khi đối diện với những ca bệnh khó khăn, căng thẳng.

Trên con đường thành công không bao giờ có những dấu chân của những người lười biếng, hèn nhát. Vì vậy, để thực hiện được ước mơ của mình chúng ta cần phải nỗ lực vượt khó, khi thất bại thì phải kiên cường đứng lên, bởi không có sự thành công nào đến một cách dễ dàng cả.

Và ước mơ trở thành một vị bác sĩ giỏi cứu chữa bệnh cho những bệnh nhân nghèo của em sẽ còn mãi. Nó chính là mục tiêu để em học tập, cố gắng trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức của mình. Dù em biết rằng mỗi chúng ta đừng chinh phục mọi thứ vì thành công mà hãy chinh phục khó khăn để trở thành người có ích cho xã hội. Em cũng muốn mình sẽ trở thành một người có ích.

9 tháng 4 2019

Ngôi trường mơ ước của em là một ngôi trường với cỏ cây, hoa lá ở mọi nơi.Ngoài cổng trường, một con đường rất nhiều hoa dẫn đến cổng. Trong trường còn có những cái xích đu để cho các bạn nhỏ ngồi chơi, đọc sách vào những giờ nghỉ giải lao. Nó còn có nhà kính để trồng rau, hoa,...Những chiếc ghế dài được đặt dưới những gốc cây cổ thụ. ở sân thể dục sẽ có một hồ bơi để giúp các bạn nhỏ rèn luyện sức khỏe. Những chuồng chim xinh đẹp được treo dưới những cái cây cho sân trường thêm vui vẻ. Trong những lớp học, những chậu hoa nhỏ được đặt ngay bên cứa sổ. Em rất muốn có một ngôi trường hòa nhập với thiên nhiên, tạo nên không khí mát mẻ.

8 tháng 1 2018
mình muốn làm nhà thiết kế thời trang
8 tháng 1 2018

Tớ​ muốn​ làm​ ca sĩ

k cho tớ

23 tháng 5 2018

Đông Anh, ngày 5 tháng 9 năm 2030
“Vịt” Ly thân mến!
Hẳn cậu rất ngạc nhiên khi bức thư này được gửi tới cậu từ Đông Anh - quê hương của tụi mình.
Đừng ngạc nhiên Ly ạ, mình về nước được gần 10 hôm rồi. Ra đi thấm thoắt đã mấy năm trời. Cuộc sống cứ như cơn lốc cuốn mình đi. Bởi vậy, vừa bước xuống sân bay, mình cảm tưởng như trái tim sắp nổ tung vì xúc động, vui mừng, hồi hộp, rạo rực. Đến giờ mình mới cảm nhận hết được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng “quê hương”. Mình đã được trở về ngôi nhà thân yêu đầy ắp tình thương, được thắp nén hương cho ông bà tổ tiên. Nhưng chưa hết Ly ơi, một điều xúc động bất ngờ đã đến với mình trong chuvến thăm quê lần này, mình đã về thăm lại trường cũ.
Nhân ngày khai giảng năm học mới, lại đúng dịp về thăm quê nên mình quyết định về thăm lại trường Nguyền Huy Tưởng sau bao năm xa cách. Ngày hôm ấy, bầu trời quang đãng, trong xanh đến lạ, những tia nắng vàng xuyên qua các kẽ lá xanh mướt của mùa hè, như vương trên đôi chân khiến lòng mình chen đầy những cảm xúc khác nhau: rộn rã, hồi hộp, náo nức, lo lắng... như trong buổi khai trường năm xưa. Vừa bước tới cổng trường, mình đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy cánh cổng điện tử tự động thay chỗ cho cánh cổng sắt cũ kĩ năm xưa và phía trên là bảng điện tử chạy dòng chữ đỏ: “Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng”. Bước qua cánh cổng hiện đại, mình mới thấy không khí rộn ràng của một ngày khai trường. Hai hàng cây bên cổng vào được trang trí băng rôn đỏ rực, các dãy nhà, các phòng học cũng được treo những chiếc cờ đuôi nheo với dòng chữ vàng “Thi đua dạy tốt, học tốt”. Khắp trường cờ hoa rực rỡ. Sân trường ồn ào náo nhiệt tiếng cười, tiếng nóị, tiếng reo... Đồng phục không còn là áo trắng quần xanh gò bó như xưa mà đã được thay bằng chiếc váy ngắn, quần soóc, áo phông thoải mái trông thật dễ thương. Các cô giáo vẫn dịu dàng trong tà áo dài quen thuộc còn các thầy thì trang trọng trong bộ vest đen. Mình ngồi xuống chiếc ghế đá giữa sân trường để được ngắm kĩ hơn ngôi trường sau bao năm xa cách. Cậu biết không, khu vườn sinh địa - công trình măng non của chúng mình khi xưa - giờ như một công viên nhỏ. Ly vẫn nhớ cây bằng lăng hai đứa mình trồng trong khu vườn này chứ? Hồi trước nó cao chừng gang tay, nhỏ xíu thế mà giờ đã như một thiếu nữ mới lớn với những hoa màu tím.
Mình vào khu học đường. Chân bước lên những bậc thang xưa mà lòng thì hồi hộp. Lớp của mình đây rồi, nhưng nó thay đổi nhiều quá. Toàn bộ lớp được tân trang lại: có một chiếc máy chiếu lớn, một chiếc ti vi, tủ đựng đồ, mỗi bàn chỉ có 2 học sinh ngồi, không như chúng mình trước kia chen chúc... Mình đi đến chiếc bàn thứ tư, dãy giữa, nơi tụi mình đã ngồi 20 năm về trước. Mình mỉm cười, ngồi xuống, chợt nhớ những kỉ niệm xưa. Nhớ những khi cùng nhau vui đùa chạy vòng quanh lớp. Nhớ khi “Vịt" giận mình chỉ vì mình làm rách bìa quyển sách Ngữ văn của cậu nhưng rồi chính cậu lại làm lành trước. Nhớ khi hai đứa mình bị cô chủ nhiệm phạt vì “buôn” chuyện trong giờ học. Nhớ cái lần thằng Hùng “quái" ngồi sau cậu, lấy dây buộc vào tóc cậu giặt giật khiến cô Giang tưởng lầm cậu làm trò trong lớp... Nhớ lắm những năm tháng mà cả 47 đứa trong lớp cùng nỗ lực học tập, cùng “nỗ lực” bày ra những trò nghịch ngợm, cùng chia sẻ buồn vui, vậy mà, giờ đây mỗi đứa mỗi nơi, mỗi người có một cuộc sống riêng, một lựa chọn riêng... Dù 20 năm đã trôi qua nhưng mình vẫn nhớ những tháng ngày thân thương ấy, mình vẫn chưa thể quên ngày chia tay đầy nước mắt của lớp mình.
Ra khỏi lớp, mình nhìn xuống nhà thể chất. Không còn ngôi nhà bị dột khi trời mưa nữa, thay vào đó là ngôi nhà thể chất mới, cao to và chắc chắn nhà để xe cũng đã được dời ra sau khu nhà học. Mải ngắm nhìn những thay đổi của trường, mình không nhận ra có người đứng sau mình từ bao giờ:
- Em về thăm trường phải không?
Thì ra là cô Giang chủ nhiệm tụi mình năm lớp 9. Mình vừa mừng vừa xúc động. Cô đã già đi nhiều, mái tóc đen ngày nào giờ đã điểm bạc, khóe mắt nhiều nếp nhăn nhưng ánh nhìn của cô không hề thay đổi, vẫn dịu dàng trìu mến và đầy yêu thương. Cô ôm mình và cả hai cô trò đều giàn giụa nước mắt. Cô hỏi han về cuộc sống của mình và kể cho mình nghe về các thầy cô khác. Hầu hết các thầy cô dạy chúng mình đều đã nghỉ hưu. Cô Hạnh đang ở Mĩ cùng con trai. Thầy Hưng bệnh nặng đang nằm trong bệnh viện. Mình thương thầy quá. Thầy Tuấn về quê vui thú điền viên... Mình và cô vừa đi vừa nói chuyện, bỗng một bàn tay đập mạnh vào vai mình:
- “Ổi ương”, về nước mà không báo cho tôi một tiếng.
Là thằng Quang cái thằng chúa nghịch và lười học ngày nào giờ lại là giáo viên dạy Toán của trường. Quang đưa mình và cô đến nơi tập trung của lớp. Hóa ra rất nhiều bạn lớp mình nhân dịp này cũng về thăm lại trường. Nhiều người còn dẫn cả con theo nữa. Nam và Đạt cùng mở một công ty xây dựng. Huyền “béo” đã thon hơn một chút, đang làm kế toán cho một công ty nước ngoài. Dung “kều” dạy Lí ở Hải Phòng, có hai thằng cu xinh ra phết... Nhìn chung, lớp mình đều thành đạt. Mình nghĩ đúng như Minh - lớp trưởng - nói, những thành công của tụi mình không chỉ nhờ nỗ lực bản thân mà phần lớn là nhờ công lao dạy bảo của các thầy cô.
Buổi thăm trường hôm ấy đã để lại trong mình rất nhiều ấn tượng. Mình cảm thấy niềm vui tràn ngập, mình như trở lại 20 tuổi. Ly ơi, lớp mình hẹn sang năm sẽ gặp lại nhau vào dịp này. Ly hãy gạt công việc sang một bên, sang năm về thăm trường nhé. Rồi cậu sẽ thấy sung sướng và hạnh phúc thế nào khi được trở lại thăm trường. Ly hãy thông cảm cho sự “lắm lời” của mình bởi cảm xúc cứ dâng trào khiến mình cần người chia sẻ. Chúc cậu và gia đình luôn hạnh phúc.
Bạn thân “Ổi ương” của cậu.

30 tháng 9 2018

Đông Anh, ngày 5 tháng 9 năm 2030
“Vịt” Ly thân mến!
Hẳn cậu rất ngạc nhiên khi bức thư này được gửi tới cậu từ Đông Anh - quê hương của tụi mình.
Đừng ngạc nhiên Ly ạ, mình về nước được gần 10 hôm rồi. Ra đi thấm thoắt đã mấy năm trời. Cuộc sống cứ như cơn lốc cuốn mình đi. Bởi vậy, vừa bước xuống sân bay, mình cảm tưởng như trái tim sắp nổ tung vì xúc động, vui mừng, hồi hộp, rạo rực. Đến giờ mình mới cảm nhận hết được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng “quê hương”. Mình đã được trở về ngôi nhà thân yêu đầy ắp tình thương, được thắp nén hương cho ông bà tổ tiên. Nhưng chưa hết Ly ơi, một điều xúc động bất ngờ đã đến với mình trong chuvến thăm quê lần này, mình đã về thăm lại trường cũ.
Nhân ngày khai giảng năm học mới, lại đúng dịp về thăm quê nên mình quyết định về thăm lại trường Nguyền Huy Tưởng sau bao năm xa cách. Ngày hôm ấy, bầu trời quang đãng, trong xanh đến lạ, những tia nắng vàng xuyên qua các kẽ lá xanh mướt của mùa hè, như vương trên đôi chân khiến lòng mình chen đầy những cảm xúc khác nhau: rộn rã, hồi hộp, náo nức, lo lắng... như trong buổi khai trường năm xưa. Vừa bước tới cổng trường, mình đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy cánh cổng điện tử tự động thay chỗ cho cánh cổng sắt cũ kĩ năm xưa và phía trên là bảng điện tử chạy dòng chữ đỏ: “Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng”. Bước qua cánh cổng hiện đại, mình mới thấy không khí rộn ràng của một ngày khai trường. Hai hàng cây bên cổng vào được trang trí băng rôn đỏ rực, các dãy nhà, các phòng học cũng được treo những chiếc cờ đuôi nheo với dòng chữ vàng “Thi đua dạy tốt, học tốt”. Khắp trường cờ hoa rực rỡ. Sân trường ồn ào náo nhiệt tiếng cười, tiếng nóị, tiếng reo... Đồng phục không còn là áo trắng quần xanh gò bó như xưa mà đã được thay bằng chiếc váy ngắn, quần soóc, áo phông thoải mái trông thật dễ thương. Các cô giáo vẫn dịu dàng trong tà áo dài quen thuộc còn các thầy thì trang trọng trong bộ vest đen. Mình ngồi xuống chiếc ghế đá giữa sân trường để được ngắm kĩ hơn ngôi trường sau bao năm xa cách. Cậu biết không, khu vườn sinh địa - công trình măng non của chúng mình khi xưa - giờ như một công viên nhỏ. Ly vẫn nhớ cây bằng lăng hai đứa mình trồng trong khu vườn này chứ? Hồi trước nó cao chừng gang tay, nhỏ xíu thế mà giờ đã như một thiếu nữ mới lớn với những hoa màu tím.
Mình vào khu học đường. Chân bước lên những bậc thang xưa mà lòng thì hồi hộp. Lớp của mình đây rồi, nhưng nó thay đổi nhiều quá. Toàn bộ lớp được tân trang lại: có một chiếc máy chiếu lớn, một chiếc ti vi, tủ đựng đồ, mỗi bàn chỉ có 2 học sinh ngồi, không như chúng mình trước kia chen chúc... Mình đi đến chiếc bàn thứ tư, dãy giữa, nơi tụi mình đã ngồi 20 năm về trước. Mình mỉm cười, ngồi xuống, chợt nhớ những kỉ niệm xưa. Nhớ những khi cùng nhau vui đùa chạy vòng quanh lớp. Nhớ khi “Vịt" giận mình chỉ vì mình làm rách bìa quyển sách Ngữ văn của cậu nhưng rồi chính cậu lại làm lành trước. Nhớ khi hai đứa mình bị cô chủ nhiệm phạt vì “buôn” chuyện trong giờ học. Nhớ cái lần thằng Hùng “quái" ngồi sau cậu, lấy dây buộc vào tóc cậu giặt giật khiến cô Giang tưởng lầm cậu làm trò trong lớp... Nhớ lắm những năm tháng mà cả 47 đứa trong lớp cùng nỗ lực học tập, cùng “nỗ lực” bày ra những trò nghịch ngợm, cùng chia sẻ buồn vui, vậy mà, giờ đây mỗi đứa mỗi nơi, mỗi người có một cuộc sống riêng, một lựa chọn riêng... Dù 20 năm đã trôi qua nhưng mình vẫn nhớ những tháng ngày thân thương ấy, mình vẫn chưa thể quên ngày chia tay đầy nước mắt của lớp mình.
Ra khỏi lớp, mình nhìn xuống nhà thể chất. Không còn ngôi nhà bị dột khi trời mưa nữa, thay vào đó là ngôi nhà thể chất mới, cao to và chắc chắn nhà để xe cũng đã được dời ra sau khu nhà học. Mải ngắm nhìn những thay đổi của trường, mình không nhận ra có người đứng sau mình từ bao giờ:
- Em về thăm trường phải không?
Thì ra là cô Giang chủ nhiệm tụi mình năm lớp 9. Mình vừa mừng vừa xúc động. Cô đã già đi nhiều, mái tóc đen ngày nào giờ đã điểm bạc, khóe mắt nhiều nếp nhăn nhưng ánh nhìn của cô không hề thay đổi, vẫn dịu dàng trìu mến và đầy yêu thương. Cô ôm mình và cả hai cô trò đều giàn giụa nước mắt. Cô hỏi han về cuộc sống của mình và kể cho mình nghe về các thầy cô khác. Hầu hết các thầy cô dạy chúng mình đều đã nghỉ hưu. Cô Hạnh đang ở Mĩ cùng con trai. Thầy Hưng bệnh nặng đang nằm trong bệnh viện. Mình thương thầy quá. Thầy Tuấn về quê vui thú điền viên... Mình và cô vừa đi vừa nói chuyện, bỗng một bàn tay đập mạnh vào vai mình:
- “Ổi ương”, về nước mà không báo cho tôi một tiếng.
Là thằng Quang cái thằng chúa nghịch và lười học ngày nào giờ lại là giáo viên dạy Toán của trường. Quang đưa mình và cô đến nơi tập trung của lớp. Hóa ra rất nhiều bạn lớp mình nhân dịp này cũng về thăm lại trường. Nhiều người còn dẫn cả con theo nữa. Nam và Đạt cùng mở một công ty xây dựng. Huyền “béo” đã thon hơn một chút, đang làm kế toán cho một công ty nước ngoài. Dung “kều” dạy Lí ở Hải Phòng, có hai thằng cu xinh ra phết... Nhìn chung, lớp mình đều thành đạt. Mình nghĩ đúng như Minh - lớp trưởng - nói, những thành công của tụi mình không chỉ nhờ nỗ lực bản thân mà phần lớn là nhờ công lao dạy bảo của các thầy cô.
Buổi thăm trường hôm ấy đã để lại trong mình rất nhiều ấn tượng. Mình cảm thấy niềm vui tràn ngập, mình như trở lại 20 tuổi. Ly ơi, lớp mình hẹn sang năm sẽ gặp lại nhau vào dịp này. Ly hãy gạt công việc sang một bên, sang năm về thăm trường nhé. Rồi cậu sẽ thấy sung sướng và hạnh phúc thế nào khi được trở lại thăm trường. Ly hãy thông cảm cho sự “lắm lời” của mình bởi cảm xúc cứ dâng trào khiến mình cần người chia sẻ. Chúc cậu và gia đình luôn hạnh phúc.
Bạn thân “Ổi ương” của cậu.

hok tốt

27 tháng 6 2018

Từ bé, mỗi người luôn có ước mơ để theo đuổi. Đối với tôi, tôi muốn trở thành cô giáo khi lớn lên. Đầu tiên, cô giáo có kiến thức sâu rộng về nhiều ling vực và có thể cố gắng hết sức để dạy học sinh. Bởi vì kiến thức là sức mạnh dẫn đến thành công, không ai có thể thành công nếu thiếu nó. Thứ hai, một giáo viên có thể học từ họ, xã hội và những mối quan hệ khác. Gíao viên tốt là người biết cân bằng giữa học sinh và giáo viên. Kiến thức là không giới hạn, làm giáo viên mang đến cho chúng ta cơ hội việc làm nhiều hơn. Đặc biệt, con người đang sống một cuộc sống phát triển nhanh nên cần rất nhiều giáo viên cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, lợi luôn đi với hại. Giáo viên là một công việc tốt, nhưng họ phải trải qua rất nhiều căng thẳng như điểm số, phương pháo dạy, học sinh và phụ huynh. Vì thế kiên nhẫn, thông minh, được đào tạo tốt là 3 yếu tố cơ bản để trở thành nhà giáo. Trong tương lai tôi mong muốn trở thành giáo viên tiếng anh để có thể mang một thứ tiếng nước ngoài đến những vùng hẻo lánh. Bởi vì mọi người sinh ra đều bình đẳng, tất cả học sinh đều có quyền được đến trường học tập từ thầy cô, bạn bè. Bất chấp những thách thức nghề nghiệp, tôi luôn chọn theo đuổi ước mơ của mình.

28 tháng 6 2018

1.1: Trong cuộc sống, mỗi người cần có một nghề nghiệp để nuôi sống bản thân và cống hiến cho xã hội

1.2: Tầm quan trọng của việc chọn nghề nghiệp:

- Chọn nghề quyết định tương lai mỗi người

- Ít nhiều, việc chọn nghề còn thể hiện quan niệm sống, lý tưởng sống của mỗi con người.

1.3: Đối với thanh niên hiện nay thì vấn đề chọn nghề không đơn giản, vì tính quan trọng của việc chọn nghề, rất nhiều thanh niên vẫ không biết nên chọn nghề như thế nào để phù hợp với bản thân. Một số cho rằng nên chọn nghề làm ra nhiều tiền, còn một số lại nghĩ rằng nên chọn nghề mà bản thân mình yêu thích.

2. Quan điểm, suy nghĩ về vấn đề chọn nghề từ 2 ý kiến trên:

2.1: Bàn về ý kiến "Chọn nghề làm ra nhiều tiền"

- Đây là xu hướng chọn nghề phổ biến hiện nay. Bằng chứng là số lượng học sinh, sinh viên đăng kí đại học những năm gần đây thường chọn các ngành liên quan đến kinh tế - ngành nghề được chọn là làm ra nhiều tiền

- Đây không phải là ý kiến sai, vì:

+ Tiền bạc đem lại giá trị về vật chất, giúp ta cài thiện đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi cá nhân.

+ Góp phần tạo nên hạnh phúc, giàu mạnh cho xã hội, cho đất nước.

- Tuy nhiên, quan điểm, ý kiến này không phải đúng với tất cả mọi người, Vì:

+ Tiền bạc không phải là tất cả, bởi cuộc sống con người không những có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu về tinh thần và nhiều điều khác mà tiền bạc không thể mua được.

+ Chọn nghề chỉ với mục đích làm ra tiền mà nghề ấy không phù hợp với khả năng, năng lực của mình, Hay mình không thích thì ngẫu nhiên nghề đó có thể lại trở thành gánh nặng cho bản thân.

2.2: Chọn nghề mình thích

- Ta tìm thấy được niềm vui, thỏa mãn nhu cầu về cảm xúc, có tình yêu công việc => dễ thu được hiệu quả công việc bởi động lực tinh thần.

- Tình yêu nghề rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Cuộc sống vốn phong phú, Xã hội và cá nhân có nhiều nhu cầu, chỉ chọn nghề mình thích mà không chú ý đến những điều khác sẽ không đáp ứng được những nhu cầu trên, do đó, không thể duy trì tình yêu nghề một cách lâu dài.

2.3: 2 ý kiến trên đều mang màu sắc chủ quan, thiếu sự suy xét đến điều kiện khách quan.

3. Quan điểm của bản thân:

3.1: Vừa phải quan tâm đến sở thích cá nhân, vừa phải chú ý đến nghề có vấn đề thu nhập để lựa chọn nghề phù hợp.

3.2: Phải căn cứ vào năng lực của mỗi cá nhân và yêu cầu của đất nước, của xã hội.

3.3: Có nhiều khi phải biết hi sinh sở thích và quyền lợi cá nhân vì yêu cầu, điều kiện của đất nước

6 tháng 3 2018

Ước mơ với con người đẹp lắm! Nó không chỉ đơn giản là một bài hát, một bài thơ, một bức tranh tươi đẹp mà còn người muốn sở hữu, nó còn là ánh sáng chiếu rọi con đường tương lai của mỗi con người.

Ai mà chẳng có một ước mơ: ước mơ về nghề nghiệp, tương lai sáng lạn, ước mơ hạnh phúc, ước mơ tiền bạc…nhưng trên hết có một ước mơ mà mỗi thanh niên luôn có và mong muốn thực hiện được nó, đó chính là ước mơ về nghề nghiệp. Tuổi trẻ đầy hy vọng, khát khao, tìm kiếm sự thành công để khẳng định bản thân mình và chính cái động lực ấy đã tạo nên những hoài bão lớn lao của việc xác định chính xác con đường, sự nghiệp tương lai cho bản thân.

Thuở thơ ấu, đứa trẻ nào mà chẳng mơ làm: cô y tá, thầy giáo, chú bộ đội, họa sĩ…và tôi cũng vậy, tôi đã từng ước mình sẽ trở thành họa sĩ. Tôi thích vẽ, thích trang trí mọi vật, thích ngắm nhìn thứ gì đó đẹp thật lâu và vẽ lại nó. Cái ước mơ thuở nhỏ là thế, nhưng càng lớn, suy nghĩ của tôi ngày càng thay đổi, nó không ngây thơ, đơn giản như một đứa trẻ nữa. Ước mơ nghề nghiệp của tôi đã thay đổi, dù sở thích vẽ vời mọi vật của tôi vẫn còn. Giờ đây, tôi chọn cho mình một công việc mà ít có đứa con gái nào chọn: Cảnh Sát.

Tôi thích và tự hào về công việc mà tôi đã chọn. Tôi chọn công việc ấy vì sự đam mê, cá tính và vì gia đình. Mọi người thường nói: “Hãy đi theo công việc mình thích đừng đi theo sự lựa chọn của người khác”, nhưng với tôi sự lựa chọn ấy là phù hợp vì gia đình biết rõ cá tính của tôi. Tôi, một đứa con gái có cá tính năng động, thích đi đây đi đó và đặc biệt, tôi rất thích được mặc trên người bộ quân phục của Cảnh Sát. Mỗi lần, tôi nhìn thấy những chú Công An bắt cướp, bảo vệ phố phường hay những chú Hải Quân ngày đêm canh vùng biển Tổ Quốc, lòng tôi lại dậy lên một cảm giác khó tả: sự ngưỡng mộ, ước mơ được giúp mọi người, giúp đất nước và nó chính là động lực cho tôi cố gắng học tập tốt, phát triển bản thân để có thể thực hiện ước mơ của mình.

“Từ đó trong tôi bừng nắng hạ,

Mặt trời chân lý chói qua tim…”

(Từ ấy – Tố Hữu)

Tố Hữu có “mặt trời chân lý” của mình và tôi cũng thế. “Từ ấy”, từ cái khoảnh khắc tôi cảm nhận được một “chiến sĩ” đang hiện hữu trong tôi, tôi đã tìm ra “mặt trời” cho riêng mình, đó chính là “chính nghĩa”, là đất nước tôi đang sống. Cống hiến cho đất nước, nhân dân là nghĩa vụ của bản thân tôi. Và để có thể thực hiện được nghĩa vụ ấy, việc đầu tiên tôi cần làm đó chính là học tập thật tốt, có học thật tốt tôi mới có thể khẳng định bản thân mình nhưng như thế là chưa đủ. Ngoài việc học tập, tôi còn phải trau dồi kĩ năng sống, rèn luyện sức khỏe sao cho hoàn thiện để có thể xứng đáng đứng vào hàng ngũ Cảnh Sát.

Chọn đúng hướng cho tương lai của bản thân là việc mà mỗi thanh niên cần phải xác định rõ ràng. Tôi đã chọn con đường cho riêng mình, và bằng mọi tâm huyết, sức lực tôi nhất định sẽ biến giấc mơ ấy thành sự thật. Bởi vì, chỉ có ước mơ mới mở đường cho tương lai, ước mơ không có thì con đường thành công sẽ mờ nhạt, chật hẹp…Hãy biết ước mơ khi còn thời gian để thực hiện, chứ đợi đến khi không đủ sức biến nó thành sự thật thì đã quá trễ, ước mơ để giúp bản thân, để giúp gia đình và xã hội.

k nha thank

6 tháng 3 2018

Xã hội đã được phát triển, gắn liền với việc cải thiện đời sống vật chất và nhu cầu tinh thần của con người và từ đó cao hơn. Đặc biệt, du lịch là một trong những yêu cầu ngày càng trở nên phổ biến, du lịch được phát triển từ đó. Từ một thực tế là với niềm đam mê từ thời thơ ấu, tôi đã phát triển trong giấc mơ của mình một ngày nào đó trở thành một hướng dẫn viên du lịch, và bản thân tôi sẽ chọn nó như một nghề để phát triển người thân trong tương lai.

Kể từ thời thơ ấu, tôi đã mơ ước được đi khắp đất nước. Điều gì có thể tốt hơn là ngồi trên xe buýt, xe lửa đi qua chiều dài của mảnh đất s. Mỗi khu vực nơi có tất cả những bí ẩn trong lịch sử, địa lý của chính nó, nó khiến cho chuyến đi trở nên thú vị hơn. Trong chuyến đi đầu tiên của anh ta muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch khi tôi lướt mắt các bạn nghe các hướng dẫn không ngần ngại ở một nơi nào đó, hoặc khi tôi bị mê hoặc bởi trò chơi rất khác nhau trên mỗi xe buýt, do khiếu nại quá rõ hài hước. Trong đầu tôi, họ rất tài năng. Lớn lên, tôi bắt đầu chú ý đến các tiêu chuẩn khác để lựa chọn nghề nghiệp như nhu cầu xã hội, cơ hội nghề nghiệp, vân vân ... Nhưng có vẻ như du lịch và đặc biệt là giáo viên hướng nghiệp không bao giờ hết thời. Hướng dẫn viên du lịch luôn nằm trong tốp đầu ngành phát triển lâu dài và bền vững. Kể từ đó, tôi thậm chí đã mang quyết tâm trở thành một hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên du lịch sẽ "lấy" được rất nhiều. Tôi sẽ đi rất nhiều nơi, được tiếp xúc với nhiều người, nhiều nền văn hóa với truyền thống của riêng mình. Tôi sẽ có cơ hội để học hỏi những điều mới mẻ về đất nước của họ cũng như có nhiều kinh nghiệm cho bản thân họ. Tôi cũng sẽ trau dồi và phát triển nhiều kỹ năng, nhân cách và kỹ năng của đội khách tự quản lý, kỹ năng quản lý game, tinh thần trách nhiệm, năng động, linh hoạt và khéo léo. Ngoài ra, kiến ​​thức về lịch sử, địa lý, ngoại ngữ sẽ được thực hiện thường xuyên. Tất cả đều là những môn học yêu thích của tôi từ cấp hai, và là chủ đề mà tôi có thể tự hào rằng mình đã học tốt. Thu nhập của nghề cũng khá cao và ổn định. Nếu bạn là một người có khả năng và kiến ​​thức, trở thành một hướng dẫn viên du lịch sẽ giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống và công việc. Hướng dẫn viên du lịch cũng mang trong sứ mệnh cao cả của mình. Họ cả nhà quảng cáo, cũng giống như các nhà ngoại giao. Họ đang trực tiếp quảng bá hình ảnh đất nước chúng ta ra thế giới, chịu đựng tất cả những vẻ đẹp tuyệt vời của vẻ đẹp Việt Nam. Ngoài ra, hướng dẫn là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch. Ngày nay, du lịch ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc dân cũng như hướng dẫn nền kinh tế. Như vậy, vai trò của hướng dẫn viên là cực kỳ quan trọng. Thực sự tự hào về cách họ đang đứng trong hàng ngũ các hướng dẫn để giúp đỡ đất nước. Hướng dẫn viên du lịch nghề nghiệp, cũng như nhiều ngành nghề khác, có những thách thức, hy sinh. Nhưng tôi rất thích nó và quyết tâm tìm hiểu kỹ năng văn hoá và kỹ thuật cần thiết cho công việc này. Đối với tôi, đây là một công việc có thể giúp phát triển bản thân và đóng góp cho đất nước một cách hiệu quả

10 tháng 6 2018

mấy câu sau ko hề liên quan nhé

10 tháng 6 2018

 tui chịu 

10 tháng 5 2018

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học.

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào như cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng bao giờ được hòa mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

‘‘ Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’

10 tháng 5 2018

Tháng năm sân trường đầy nắng

Nhuộm vàng tiếng ve râm ran

Tháng năm từng chùm hoa phượng

Bất ngờ đỏ rực mênh mang

Tháng năm – mùa hè cuối cùng

Một mùa hè chia tay

Cổng trường nghiêng nghiêng im lặng

Dịu dàng nói tạm biệt em…

Năm năm học lặng lẽ trôi qua thật nhanh. Và giờ đây, em sẽ phải nói lời tạm biệt mái trường Tiểu học Lê Quý Đôn thân yêu – nơi chất chứa bao yêu thương, nơi có biết bao người thầy, người cô tâm huyết đưa chúng em đến bến bờ tri thức. Cảm xúc khi sắp phải chia tay với những người cha, người mẹ hiền luôn hết lòng chăm sóc cho đàn con và cả những cô cậu học trò đáng yêu, tinh nghịch thật khó diễn tả bằng lời. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng thầy cô, bạn bè cứ dần hiện về trong tâm trí như những thước phim quay chậm, làm sao có thể phai mờ, làm sao có thể lãng quên,… Lòng bồi hồi, bâng khuâng nhớ lại ngày đầu tiên tới lớp… Vẫn còn đây những e dè, nhút nhát và cả những giọt nước mắt chẳng thể biết lí do. Vẫn còn đây hình ảnh người cô – nhẹ nhàng lau nước mắt, ôm chặt em vào lòng rồi đưa em vào cửa lớp. Và còn đây những tiết học sôi nổi, những ánh mắt thân thương, những tiếng cười giòn giã,… Tất cả, tất cả như mới trong ngày hôm qua. Em thầm cảm ơn các thầy, các cô – những người đã dạy dỗ em trong suốt năm năm qua. Những bài giảng của thầy cô là hành trang không thể thiếu trong cuộc hành trình đến với những ước mơ mà em đã chọn. Em gửi tới thầy cô – những người đưa đò cần mẫn – lời chúc tốt đẹp nhất. Còn các bạn cùng lớp – những người anh em, tớ chúc các cậu luôn thành công trong cuộc sống. Mái trường ơi, cho em gửi một niềm yêu và nỗi nhớ. Sẽ có ngày em về lại nơi đây!…

Bài làm

Linh thân mến !!!!!

Bạn là người bạn thân duy nhất của mình, nên mình biết chắc rằng, bạn cũng là người duy nhất có thể biết được ước mơ của mình. Đúng vậy đó, ước mơ duy nhất của mình chính là được trở thành hoạ sĩ. Bạn cũng biết, mình thích vẽ từ khi còn nhỏ, nên mình muốn mình trở thành hoạ sĩ vẽ truyện tranh và bạn là nhà biên kịch của mình có được không???. Có thể bạn sẽ nói không, nhưng hai chúng ta chơi thân với nhau từ năm lớp 1, nên mình cũng hiểu rõ bạn hơn chính ai hết. Linh yêu quý, bạn hãy đồng hành cùng mình trên con đường này chứ????

Hãy hồi âm sớm cho mình nhé !!!!

                                                                                                                                       Bạn thân của bạn

                                                                                                                                     Vũ Thị Như  Quỳnh

24 tháng 5 2018

“Thành công sẽ mỉm cười với những ai có ước mơ và dám thực hiện ước mơ của mình”.

Vâng! Có lẽ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trên chuyến hành trình dài của cuộc đời, chúng ta đều mang theo bên mình không ít những ước mơ – thứ mà ta hết sức nâng niu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hạt giống ước mơ ấy sẽ nhanh chóng nảy mầm trong khu vườn khát vọng của riêng ta. Tôi cũng vậy, cũng có rất nhiều ước mơ cho tương lai và chúng luôn đẹp, rực rỡ, huy hoàng trong đôi mắt đầy hi vọng của tôi. Thế nhưng, ngay những ngày tháng cuối cùng sắp khép lại, quãng đời trung học phổ thông, ước mơ lớn nhất của tôi là được bước vào giảng đường đại học, một ngôi trường sẽ là mái nhà tương lai che chở, bảo vệ và dạy cho tôi những kinh nghiệm, những bài học cuộc sống giá trị bên cạnh lượng tri thức khoa học bổ ích.

Rõ ràng việc vào đại học đối với học sinh trong thời đại ngày nay là rất dễ dàng, khác xa với thế hệ cha anh ngày trước. Bởi lẽ song song với nhu cầu giáo dục ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập này, hàng loạt các trường đại học mọc lên ở khắp nơi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của khối lượng đông đảo học sinh. Và từ đó, cũng phát sinh rất nhiều vấn đề mang tính tất yếu mà học sinh chúng tôi phải băn khoăn, lo nghĩ về việc chọn một trường đại học phù hợp, đúng như sở nguyện của mình. Đứng trước nhiều lựa chọn mang tính bước ngoặt này, mặc dù đã được thầy cô, gia đình và hệ thống thông tin đại chúng tư vấn và cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết nhưng chúng tôi vẫn không thoát khỏi những suy nghĩ mông lung, mơ hồ về ngôi trường đại học tương lai. Bởi lẽ, nghe và đọc thì chúng tôi đã được nghe và đọc rất nhiều nhưng chưa bao giờ và chưa lúc nào được viếng thăm một ngôi trường đại học thật thụ để hiểu rõ hơn về môi trường giảng dạy của nó. Thật khó để chọn lựa phải không nào, khi mà trên Internet hay báo chí, truyền hình, ngôi trường đại học nào cũng thật đẹp và có những điều kiện tuyển sinh hết sức hấp dẫn.

Và rồi, như một sự may mắn, tôi và nhiều hoc sinh khác được nhà trường tổ chức tham quan trường Đại học Tân Tạo thuộc “thành phố tri thức Tân Đức”, cũng tọa lạc trên địa phân huyện Đức Hòa của chúng tôi. Chắc chắn rằng, sự xuất hiện của ngôi trường này sẽ làm thay đổi rất nhiều bộ mặt của huyện Đức Hòa nói riêng và của cả tỉnh Long An nói chung chỉ trong tương lai gần mà thôi.

Hình như, có  nhiều lúc tôi đã mơ màng hình dung trong tâm trí mình những hình ảnh đẹp đẽ và tráng lệ nhất của ngôi trường đại học trong nhiều bộ phim của nươc ngoài. Chẳng hạn như trong phim Harry Potter, rõ ràng ngôi trường ấy thật lộng lẫy và nguy nga đến không thể tả được. Tôi đã từng nghĩ rằng ở nước Việt Nam của chúng ta không thể nào có một ngôi trường tầm cỡ như vậy. Thế rồi, chuyến tham quan  Đại học Tân Tạo đã thay đổi rất nhiều suy nghĩ non trẻ và có phần sai lệch trong tôi, đồng thời nó gieo cho tôi rất nhiều hy vọng về một tương lai tốt đẹp phía trước.

Tôi hầu như đã bị choáng ngợp khi đứng trước tòa nhà trung tâm của trường. Đó chỉ là một trong số rất nhiều tòa nhà khác đã và đang được hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Tuy không quá lịch lãm như những ngôi trường trong tưởng tượng phi thực của tôi, Đại học Tân Tạo cũng ít nhiều giúp tôi hình dung được rõ ràng và cụ thể hơn ước mơ cháy bỏng của mình.  Hơn thế nữa, qua trò chuyện với đội ngũ giảng viên và những thành viên trong ban sáng lập trường, tôi cảm nhận rõ được sự thân thiện toát lên qua từng lời nói và thái độ của họ dành cho lớp học sinh tương lai chúng tôi. Đâu đó trong ánh mắt thiết tha của các thầy, các cô là cả một niềm tin yêu và hoài vọng lớn lao đặt vào thế hệ trẻ chúng tôi. Không dùng những từ ngữ cầu kỳ, không diên những bộ trang phục mang tính thời đại, các thầy cô tận tình như anh chị, cha mẹ của chúng tôi vậy. Và còn gì tốt hơn khi tôi được học và sinh hoạt trong một môi trường thân thiện, ấm áp tình người như thế. Thầy cô sẽ không còn là những người ở trên, xa cách và luôn nghiêm khắc với tôi mà họ sẽ là những người bạn vô cùng đặc biệt, luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng chúng tôi trên chặng đường chông gai phía trước.

Sau một vòng tham quan cơ sở vật chất của trường, tôi cảm thấy rất vui và tầm nhìn của mình đã được mở mang đôi chút. Chưa bao giờ tôi tiếp xúc thực tế với những căn phòng, kiến trúc xây dựng hay tất cả mọi thứ theo tiêu chuẩn quốc tế như thế này. Thật hào hứng khi tôi chợt ước rằng một ngày nào đó được trở thành sinh viên của Đại học Tân Tạo. Khi ấy, chắc tôi sẽ phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều.

Khi tìm hiểu về công tác giảng dạy và hệ thống giáo dục của trường, tôi bất giác quên mình vẫn còn là một học sinh trung học phổ thông bởi chúng quá hấp dẫn và đầy quyến rũ với tôi. “Một nền giáo dục theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ”. Có thật không trong địa phận của huyện nhà đa số những người dân nơi đây đều nghèo và quanh năm tần tảo như nhau cả. Sẽ rất khó cho chúng tôi khi phải học trong môi trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với khoảng 60% giảng viên là người nước ngoài. Nhưng tôi chợt vững tâm và bớt đi phần nào lo ngại vì tôi tin rằng họ có thừa năng lực, trí thức và lòng hăng say yêu nghề để giảng giải tận tình cho chúng tôi. Học phí vào trường đại học là vấn đề đã gây rất nhiều suy ngẫm cho tôi, bởi với số tiền ít ỏi từ việc làm nông của gia đình, tôi hoàn toàn không thể với tới một ngôi trường tầm cỡ quốc tế thế này. Nhưng như một phép màu, trường có hẳn học bổng toàn phần cho những sinh viên vượt khó học tập. Hơn thế nữa, tất cả những sinh hoạt cá nhân, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí của học viên đều được thực hiện trong ký túc xá và khuôn viên nhà trường. Sẽ rất tiên lợi cho những sinh viên xa nhà và có nhiều lo ngại về hệ thống an ninh phức tạp trong các khu nhà trọ.

Tuy không được tham quan toàn bộ cơ sở vật chất của trường, chưa được vào thư viện và nhiều phòng khác nhưng tôi rất mong rằng: tất cả mọi thứ đều đầy đủ và tiện dụng cho sinh hoạt của chúng tôi.

Tôi nghĩ thư viện của nhà trường phải là nơi mà chúng tôi có thể tự do thả hồn mình nổi trôi trên những trang sách biết nói ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Phòng tự học dành cho sinh viên sẽ thật rộng rãi, thoáng mát để chúng tôi chú tâm vào việc học thay vì lười biếng ngồi buồn trong ký túc xá của trường. Trong môi trường mà tất cả mọi người đều học hăng say như vậy thì tin chắc rằng nhưng học viên khác cũng sẽ làm theo thôi.

Tôi còn rất nhiều mong muốn muốn bày tỏ với ban tổ chức cuộc thi này nhưng thời gian không còn nhiều nữa. Tôi nghĩ rằng, trường Đại học Tân Tạo đã, đang và sẽ đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của sinh viên, vượt xa cả những mong muốn giản đơn, bình dị của tôi. Thế nên tôi cũng chẳng còn muốn ước mơ gì khác ngoài việc sẽ được học tập, sẽ được bay đến tương lai bằng đôi cánh do Đại học Tân Tạo ban tặng cho mình. Ngay từ giây phút này, tôi sẽ nỗ lực trau dồi hết sức, hết lòng để vươn tới ước mơ khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được. Trở thành sinh viên của trường Đại học Tân Tạo và cho dù ước mơ ấy không thực hiện được, tôi vẫn sẽ có cơ hội vào những trường đại học chất lượng khác, chỉ sau Đại học Tân Tạo thôi,  hy vọng là như vậy.

Chờ tôi nhé, ngôi trường Đại học yêu quí của tôi! Chờ nhé, ước mơ, khát vọng cháy bỏng trong tôi lúc này. Một lần nữa, tôi muốn động viên chính mình bằng câu danh ngôn yêu thích: “Hãy luôn là chính mình và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”.

Và dĩ nhiên, tôi sẽ viết vào ký ức đẹp đẽ của mình những gì mà tôi trông thấy và cảm nhận được sau chuyến viếng thăm không thể nào quên này. Tuyệt. Cảm ơn tất cả mọi thứ từ cuộc sống đã cho tôi cơ hội được đến gần hơn với mơ ước của mình.

24 tháng 5 2018

-----thân mến,
Năm nay chúng mình cuối cấp rồi đấy. Ngôi trường mà cậu dự định thi vào như thế nào?
Còn mình, ngôi trường tương lai mà mình thi sẽ là ngôi trường mà mình mơ ước bao lâu nay mang tên Minh Châu. Ngôi trường đó là một ngôi trường với cỏ cây, hoa lá ở mọi nơi. Ngoài cổng trường, một con đường rất nhiều hoa dẫn đến cổng. Trong trường còn có những cái xích đu để cho các bạn nhỏ ngồi chơi, đọc sách vào những giờ nghỉ giải lao. Nó còn có nhà kính để trồng rau, hoa,...Những chiếc ghế dài được đặt dưới những gốc cây cổ thụ. Ở sân thể dục sẽ có một hồ bơi để giúp các bạn nhỏ rèn luyện sức khỏe. Những chuồng chim xinh đẹp được treo dưới những cái cây cho sân trường thêm vui vẻ. Trong những lớp học, những chậu hoa nhỏ được đặt ngay bên cứa sổ. Mk rất muốn có một ngôi trường hòa nhập với thiên nhiên, tạo nên không khí mát mẻ.
Mk ước gì cậu có thể tới thăm trường của mk. Hẹn cậu vào kì nghỉ hè năm nay nhé.
Bạn thân,
BôngHoa thân mến,
Năm nay chúng mình cuối cấp rồi đấy. Ngôi trường mà cậu dự định thi vào như thế nào?
Còn mình, ngôi trường tương lai mà mình thi sẽ là ngôi trường mà mình mơ ước bao lâu nay mang tên Minh Châu. Ngôi trường đó là một ngôi trường với cỏ cây, hoa lá ở mọi nơi. Ngoài cổng trường, một con đường rất nhiều hoa dẫn đến cổng. Trong trường còn có những cái xích đu để cho các bạn nhỏ ngồi chơi, đọc sách vào những giờ nghỉ giải lao. Nó còn có nhà kính để trồng rau, hoa,...Những chiếc ghế dài được đặt dưới những gốc cây cổ thụ. Ở sân thể dục sẽ có một hồ bơi để giúp các bạn nhỏ rèn luyện sức khỏe. Những chuồng chim xinh đẹp được treo dưới những cái cây cho sân trường thêm vui vẻ. Trong những lớp học, những chậu hoa nhỏ được đặt ngay bên cứa sổ. Mk rất muốn có một ngôi trường hòa nhập với thiên nhiên, tạo nên không khí mát mẻ.
Mk ước gì cậu có thể tới thăm trường của mk. Hẹn cậu vào kì nghỉ hè năm nay nhé.
Bạn thân,
----------