K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3

Nhân vật cậu bé chăn cừu trong câu chuyện "Cậu bé chăn cừu" để lại cho ta nhiều bài học và ý nghĩa. 

  Cậu bé hiện lên là một cậu bé với công việc hằng ngày là chăn cừu. Mỗi ngày, cậu đều dắt đàn cừu ra ngoài đồng để gặm cỏ xung quanh còn cậu thì nằm trên cánh đồng nhìn chúng. Công việc của cậu là chỉ cần canh chừng đàn cừu khỏi lũ sói đói và lùa đàn cừu trở về làng khi trời sụp tối. Việc chăn cứu cứ lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác như thế, nên cậu bé cảm thấy buồn chán trong lòng và quyết định nghĩ ra trò lừa mọi người trong làng một vố cho vui. Trước đó, người dân trong làng đã dặn cậu bé rằng nếu nhìn thấy đám sói đói kia xuất hiện thì hãy hét to lên để họ có thể chạy đến giúp cậu nhanh nhất. Nghe thấy tiếng cậu bé la thất thanh, những người đàn ông trong làng hốt hoảng bỏ dở việc đang làm, ngay lập tức chạy đến ngay cánh đồng chăn cừu để giúp cậu đuổi sói. Nhìn thấy cảnh tượng lúc ấy, cậu bé cảm thấy rất thích thú vì mọi người đã hối hả chạy tới, tay cầm chiên, cuốc, gậy gộc và hét to để đuổi sói. Khi chạy đến nơi, mọi người nhìn xung quanh nhưng chắng thấy con sói nào cả. Họ đếm lại số cừu và chắc chắn rằng không có con nào bị bắt mất nên họ yên tâm quanh trở về nhà. Họ chỉ nghĩ rằng đám sói vì nghe tiếng la kêu cứu và tiếng hô hào đuổi bắt của người dân nên đã hoảng sợ mà bỏ chạy đi mất. Trong khi đó, cậu bé cười ngặt nghẽo đắt chí và nghĩ mình thật thông minh khi lừa được người dân trong làng.
  Ngày hôm sau, ra đồng chăn cừu cậu lại nảy ý định tiếp tục lừa mọi người. Cậu hét to: “Có sói! Cứu cháu với! Sói sẽ ăn thịt cừu của cháu mất”. Rồi cậu tiếp tục hét lên và chạy về phía làng: “Lại có sói! Cứu cháu với! Có sói! Có sói!”. Một lần nữa, khi nghe tiếng la hét kêu cứu của cậu bé chăn cừu mọi người lại bỏ hết công việc đang làm mà chạy đến giúp cậu đuổi sói. Họ đã nghĩ rằng hôm qua đám sói đã vụt mất mòi ngon có lẽ hôm nay chúng sẽ rất đói nên mọi người đã cố gắng chạy thật nhanh và tạo ra nhiều tiếng ồn hơn khi chạy để lũ sói nghe được mà khiếp sợ rồi bỏ chạy.  
Cậu bé cười ngặt nghẽo khi nhìn thấy dân làng vừa chạy hối hả, vừa la hét để lũ sói sợ. Nào ngờ đến nơi chẳng có con sói nào ở đấy cả. Khi nhìn thấy cậu bé luôn miệng cười khoái chị, những người trong làng đã ngầm hiểu ra rằng cậu bé đang cố ý gây dựng để đánh lừa mọi người. Họ đã rất tức giận và nói với cậu: “Này thằng bé kia, hãy coi chừng đấy. Rồi sẽ đến lúc mày phải kêu cứu thảm thiết mà chẳng ai chạy đến cứu đâu!”. Nghe dân làng nói thế, cậu bé chẳng hề thấy có lỗi hối hận mà lại càng cười to hơn.
Một ngày nọ, có một con sói hung dữ đang dần tiến xuống cánh đồng, đó là một con sói thật sự. Nó nhìn thấy đàn cừu đang gặm cỏ ngon lành bèn chạy xông vào. Cậu bé chưa bao giờ trông thấy một con sói nào lớn và hung tợn đến như vậy, cậu không biết mình phải làm gì để bảo vệ đàn cừu khỏi nguy hiểm. Lúc này cầu mới chạy thật nhanh về làng để cầu cứu, cậu vừa chạy vừa hét lớn: “Sói! Có một con sói to! Có một con sói thật đang đến!”. Người dân trong làng ai cũng đều nghe thấy tiếng la hét đó, nhưng mọi người lại nghĩ đến việc bị lừa hai lần trước nên chẳng thèm quan tâm và vẫn tiếp tục ngồi trò chuyện về nhau. 
Dù cậu bé đã dùng mọi lời nói cố gắng thuyết phục mọi người tin vào lời nói của mình, tin rằng lần này thật sự là một con sói to đã xuất hiện đang muốn ăn thịt đàn cừu. Nào ngờ họ mặc kệ cậu chỉ cười và bảo: “Chắc thằng nhóc này lại bày trò để lừa chúng ta nữa đấy”. Thế là cậu bé đành bỏ cuộc và quay trở lại cánh đồng. Về đến nơi, cậu bé thấy đàn cừu của mình đã bị đám sói đói kia ăn thịt hết. Lúc này cậu bé mới ngồi xuống và bật khóc. Cậu biết rằng tất cả đều là lỗi của cậu. Cậu đã lừa mọi người trước và không ai còn tin một kẻ nói dối cả, thậm chí là khi kẻ đó đang nói thật.

 Từ đó ta có thể thấy chú bé chăn cừu là một đứa bé hư, không ngoan, luôn đi lừa gạt người khác. Chúng ta không nên học theo chú bé chăn cừu. 

  Như vậy trong cuộc sống chúng ta cần trung thực, không được nói dối, lừa gạt người khác.

Tiểu thuyết ngụ ngôn "Cậu bé chăn cừu" của nhà văn nổi tiếng Jean de La Fontaine là một tác phẩm kinh điển mang thông điệp sâu sắc về lòng can đảm, trách nhiệm và tình yêu thương. Nhân vật chính trong câu chuyện này là Cậu bé, một nhân vật được xây dựng một cách rất tinh tế và sâu sắc, đồng thời phản ánh nhiều giá trị nhân văn.

Cậu bé trong câu chuyện là một đứa trẻ ngây thơ và tốt bụng, đem lòng yêu thương và quan tâm đến đàn cừu mà mình chăn sóc. Tính cách của Cậu bé được thể hiện qua sự nhân từ và nhạy cảm. Anh ta không chỉ là một người chăn cừu, mà còn là một người bạn đồng hành và bảo vệ cho đàn cừu trong mọi hoàn cảnh. Sự hiểu biết sâu sắc về tình yêu thương và trách nhiệm của Cậu bé khiến anh ta trở thành một nhân vật đáng quý trong lòng động vật.

Khả năng quyết đoán và dũng cảm cũng là đặc điểm nổi bật của Cậu bé. Khi đàn cừu của mình bị mất, thay vì sợ hãi và hoảng loạn, Cậu bé quyết định tìm kiếm và giải cứu chúng một cách dũng cảm. Anh ta không ngần ngại vượt qua những khó khăn và nguy hiểm để đạt được mục tiêu của mình. Điều này cho thấy tính kiên định và quyết tâm của Cậu bé trong việc bảo vệ và chăm sóc cho đàn cừu của mình.

Ngoài ra, Cậu bé còn thể hiện sự thông minh và khôn ngoan thông qua cách anh ta tìm ra giải pháp cho các tình huống khó khăn mà mình đối mặt. Anh ta không chỉ tin tưởng vào sức mạnh cá nhân mà còn tìm cách khai thác sự giúp đỡ từ những người khác để đạt được mục tiêu. Điều này cho thấy Cậu bé không chỉ là một người chăm sóc cừu mà còn là một người lãnh đạo thông minh và đầy sáng tạo.

Tóm lại, nhân vật Cậu bé trong truyện ngụ ngôn "Cậu bé chăn cừu" không chỉ là một hình tượng đáng yêu mà còn là biểu tượng của lòng can đảm, trách nhiệm và lòng nhân ái. Sự hiểu biết, dũng cảm, và khôn ngoan là những phẩm chất nổi bật của nhân vật này, làm cho câu chuyện trở nên sống động và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

cực lì béo

7 tháng 4 2023

 phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường"nhé

Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng "thợ mộc" của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.

Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.

Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng “lắm thầy thối ma” rồi cũng thất bại. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường “đã cho ta thấy điều đó.

Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. Miệng đời không xấu, chưa hẳn người qua đường có ý phá anh ta nhưng mỗi người có một cảm nhận riêng theo từng góc độ của họ. Khi việc anh làm phơi ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người có quyền góp ý cho anh không ngần ngại. Có những ý kiến tốt song có người ích kỷ muốn anh ta không làm được, không tin vào bản thân mà cố ý nói hại trêu chọc anh.

Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên.

Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích cái lợi và cái hại cho mình. Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh song không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy.

Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.

Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Song không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.

Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất nên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.

 - Anh là người dũng cảm dám bỏ cả gia sản ra để tìm một cái nghề chân chính. 

- Nhưng dũng cảm là chưa đủ. Anh lại là người không có chính kiến năm lần bảy lượt nghe lời người qua đường khiến anh trở thành người trắng tay

=> Anh thợ mộc là người ba phải, có chí tiến thủ nhưng lại chưa đủ quyết đoán và khôn khéo nên vẫn thất bại

2 tháng 5 2023

Trong truyện ngụ ngôn "Rùa và Thỏ", em ấn tượng với nhân vật Rùa.

Phân tích nhân vật rùa:

- Là một con vật chậm chạp và không nhanh nhẹn như Thỏ

- Việc làm: đã thể hiện sự kiên trì và bền bỉ trong cuộc đua với Thỏ.

- Điểm đáng chú ý đầu tiên của Rùa là sự kiên trì.

+ Dù biết rằng mình không thể chạy nhanh bằng Thỏ, Rùa vẫn quyết tâm tham gia cuộc đua và không bao giờ từ bỏ. Luôn miệt mài,kiên trì, và cuối cùng đã về đích trước Thỏ.

- Mở rộng:

+ Ngoài ra, Rùa còn thể hiện sự bền bỉ. Trong suốt cuộc đua, Rùa đã không ngừng nghỉ, không bị mệt mỏi hay nản lòng. Luôn giữ tinh thần lạc quan và tiếp tục đi đến phía trước, cho đến khi về đích.

- Bài học từ nhân vật Rùa:

+ Cúng ta có thể rút ra được bài học quý giá về sự kiên trì và bền bỉ.

+ Dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng nên giữ vững tinh thần và không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình. Chỉ cần kiên trì và bền bỉ, chúng ta sẽ đạt được những thành công mà mình mong muốn.

7 tháng 4 2023

  Như chúng ta biết “Rùa và thỏ” là câu chuyện vô cùng quen thuộc với chúng ta

Còn rùa hiện lên là một người chậm chạp, có ý chí, niềm tin, nghị lực sẽ chiến thắng được thỏ. Và quả thực, nhờ nỗ lực và sự cố gắng không ngừng nên rùa đã thắng thỏ một cách trọn vẹn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo

Nhân vật người tía trong đoạn trích “Rừng cháy” là một nông dân Nam Bộ đã góp phần tạo nên linh hồn của câu chuyện. Giữa cái nền thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, con người xuất hiện với sự chân thật, đôn hậu như tạo nên cái hồn cho văn bản. Người tía trong văn bản xuất hiện qua những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi tháo chạy khỏi bom mìn, lửa đạn. Ở đây, ta thấy thấm đẫm tấm lòng nhân hậu, chất phác, bình dị của con người Nam Bộ. An không phải là con ruột của người tía nuôi, nhưng có lẽ ở bên cạnh tía, An phần nào cảm thấy vơi bớt đi những tủi hờn, khốn khổ của đứa trẻ mồ côi giữa những ngày chiến trinh lửa đạn. Những tiếng gọi rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật khiến người đọc không khỏi xốn xang vì sự tàn ác của chiến tranh và cũng cảm phục tấm lòng yêu thương nơi người cha nghèo khổ. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát... do quân giặc đem đến cho người cha, cho An, cho nhân dân trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Và chính trong những nỗi đau ấy, có những thứ tình cảm đã sưởi ấm con tim của đồng loại, đã làm cho người ta vơi đi được phần nào đớn đau, mất mát, đó chính là sự cưu mang. Người cha trong văn bản đã khiến người đọc ấm lòng vì tính cách khẳng khái, trái tim yêu thương, đôn hậu. Có thể nói, con người và thiên nhiên trong đoạn trích “Rừng cháy” đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

* Giống: Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác: Được kể bằng văn vần, lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.