K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2020

Bạn tham khảo ạ!

Nhớ về mùa hạ, chúng ta không chỉ nhớ đến những chùm hoa phượng, những tiếng ve sầu kêu râm ran khắp các con đường làng mà còn nhớ về những buổi lễ tổng kết năm học. Buổi lễ ấy luôn gợi cho em nhiều cảm xúc.

Buổi tổng kết được diễn ra vào một buổi sáng cuối tháng 5 trong lành, mát mẻ. Những chú chim cất tiếng hót véo von trên các cành cây dọc đường chúng em đến trường. Dường như những chú chim đó cũng muốn góp bản hòa ca để chia sẻ niềm vui với chúng em khi chúng em được lên một lớp học mới.

Hôm ấy, em dậy từ rất sớm để chuẩn bị đến trường. Mặt trời bắt đầu nhô lên để tỏa ánh nắng khắp mọi nơi. Ở trường, tất cả học sinh đều mặc đồng phục quần đen, áo trắng, đeo khăn quàng đỏ và đội mũ ca lô. Đúng 7 giờ, bác bảo vệ đánh những tiếng trống Tùng! Tùng! Tùng! để thúc giục học sinh các khối lớp xuống sân trường tập trung, xếp hàng cho ngay ngắn. Dường như ai cũng ý thức được ý nghĩa của buổi lễ trang trọng này nên việc ổn định tổ chức diễn ra khá nhanh chóng. Đúng 7 giờ 15, buổi lễ bắt đầu. Tấm bảng màu đỏ có in dòng chữ "LỄ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2017 - 2018" màu trắng được treo ở chính giữa sân khấu, bên dưới là chiếc bàn để phần thưởng dành tặng cho các cá nhân có thành tích học tập tốt. Phía bên phải sân khấu là tượng Bác Hồ vĩ đại được đặt trang nghiêm, phía bên trái là bục phát biểu của thầy cô và các vị khách quý. Mở đầu chương trình là các tiết mục văn nghệ rất hay và đặc sắc được mọi người cổ vũ nhiệt tình. Sau đó, toàn trường tiến hành lễ chào cờ. Thầy cô, các vị đại biểu cùng toàn thể học sinh đứng nghiêm trang hướng về lá cờ Tổ quốc và hát vang bài Quốc ca. Giây phút ấy thật thiêng liêng làm sao!

Để tiếp tục chương trình, cô giáo Hiệu trưởng lên tổng kết kết quả học tập của cả trường trong năm học vừa qua. Cô đưa ra phương hướng nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. Các thầy cô và học sinh đều chú ý lắng nghe bài phát biểu của cô Hiệu trưởng. Tiếp đến là lời phát biểu của bác đại diện hội phụ huynh; sau cùng là bài phát biểu của học sinh cuối cấp. Chị Thanh Lan đã đại diện cho những anh chị lớp 5 lên trình bày cảm nhận, suy nghĩ khi phải rời xa mái trường tiểu học cùng với đó là lời hứa cố gắng học tập để không phụ lòng các thầy cô.

Phần cuối buổi lễ là phần trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích học tập xuất sắc. Thầy Tổng phụ trách Đội đọc đến lớp nào thì đại diện của các lớp lên nhận thưởng. Có lẽ đây là phần được các bạn học sinh mong chờ nhất nên mỗi khi lớp hoặc cá nhân nào lên nhận thưởng là các bạn nổ những tràng pháo tay chúc mừng rất giòn giã. Thật vinh dự cho em khi em cũng là một trong những bạn lên nhận phần thưởng. Các bạn lên nhận phần thưởng ai cũng vui tươi, phấn khởi bởi đó là sự cố gắng của bản thân trong suốt năm học vừa qua. Sau phần trao thưởng là lời tuyên bố bế mạc của thầy Tổng phụ trách, các bạn học sinh cầm ghế của mình trở về lớp để nhận giấy khen và nghe giáo viên chủ nhiệm dặn dò khi về nghỉ hè.

Nắng cũng đã gắt hơn, tiếng ve vẫn kêu râm ran nhưng chúng em lại có những cảm xúc vui buồn xen lẫn. Chúng em vui vì nghỉ hè sẽ được bố mẹ cho đi chơi hoặc về thăm quê nội, quê ngoại nhưng chúng em cũng có chút buồn vì không được đến lớp vui đùa cùng các bạn. Chúng em chào tạm biệt nhau để ra về mà trong lòng đầy lưu luyến.

Bạn hc tốt!

2 tháng 6 2018

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. 

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất. ,

31 tháng 7 2018

Đáp án C

15 tháng 6 2021

C nhá bạn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Bài tham khảo: Tóm tắt truyện Thánh Gióng

- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng

- Gióng bỗng nhiên biết nói, nhận sứ mệnh đánh đuổi giặc xâm lược

- Gióng được bà con giúp đỡ, lớn nhanh như thổi

- Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt mặc giáp sắt, cầm gậy sắt đi đánh giặc

- Thánh Gióng đánh tan giặc, để lại giáp sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời.

- Vua nhớ ơn, phong làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ

20 tháng 8 2018

Lời nói chẳng mất tiền mua.

Lựa lời mà chửi cho vừa lòng nhau.

Đã chửi, phải chửi thật đau.

Chửi mà hiền quá còn lâu nó chừa.

Chửi đúng , không được chửi bừa .

Chửi cha mẹ nó , không thừa một ai .

Khi chửi , chửi lớn mới oai.

Chửi hay là phải chửi dài , chửi lâu .

Chửi đi chửi lại mới ngầu.

Chửi nhiều cho nó nhức đầu , đau tai.

Chửi xong nhớ nói bái bai .

Phóng nhanh kẻo bị ăn chai vào mồm. 

    20 tháng 8 2018

    Xin mời bạn Nguyễn Chí Thành ra chỗ khác !bài mk gửi lên bn không giúp thì next mk ko cần thể loại trả lời như bạn !

    15 tháng 1 2018

    ỗi người chúng ta ai cũng có những kỷ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường - nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và "Cổng trường mở ra" cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.

    Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang  hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.

    Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. "Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo". Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. "Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ". Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin  tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.

    Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.

    Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

    4 tháng 10 2016

    I. Đọc – hiểu văn bản

    Câu 1. 

    - Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

    - Số dòng: 4 dòng.

    - Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ.

    - Hiệp vần: 1 – 2 – 4: yên – biên – điền.

    = > Thể loại của bài thơ giống bài “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt.

    Câu 2. Cụm từ “nửa như có nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này/

    … “Thôn xóm, nhà tranh, mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhòa mở tỏ “bán vô bán hữu” nửa như có, nửa như không. Khói tỏa từ đâu thế? Phải chăng, đó là những làn sương chiều lãng đãng hòa quyện với những vầng khói thổi cơm từ những mái nhà lan tỏa thành một màn sương. Khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế”.

    (Theo Vũ Dương Quý – Bình giảng Ngữ văn 7)

    Câu 3. Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê như muốn văn cảnh thôn quê lúc chiều xuống. Đơn sơ đường nét: Mấy nhà dân quay quần, có trước, có sau, mấy trẻ mục đồng véo von tiếng sáo đưa trâu về chuồng, dăm ba đôi cò sà xuống ruộng. Thanh đậm sắc màu: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh. Trừ tiếng sáo và tiếng chăn trâu không còn động tĩnh nào. Ánh chiều lan lặng lẽ, một bức tranh thủy mạc. Có mà không. Động mà tĩnh. Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục như tâm thiền.

    (Theo Lê Trí Viễn – Đến với thơ hay)

    Câu 4.

    - Cảm nhận về cảnh: Cảnh giản đơn đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao kì vĩ. Không núi cao sông rộng, không thời gian nghìn năm mây trắng còn bay. Không không gian vạn lí thiên, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà âm vang cả non sông đất nước.

    - Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

    Câu 5. 

    - Suy nghĩ của em khi tác giả là một vị vua?

    Đây là một vị vua rất gần dân, thương dân, gắn bó với cuộc sống bình dị, khác hẳn với các vị vua sống trong chốn lầu son gác tía, cách biệt nghìn trùng với đời sống của nhân dân nơi thôn dã.

    - Suy nghĩ của em về nhà Trần?

    Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.

    II. Luyện lập.

    Từ việc đọc – hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tượng tượng, viết một đoạn văn năm sáu dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.

    Tham khảo

    Chiều chậm rãi buông những sợi tơ vàng cuối cùng lên sóng lúa dập dờn. Đàn cò trắng vẫn nhẹ nhàng đôi cánh chuẩn bị sà xuống rặng tre. Trên con đường làng đàn trâu no kềnh đủng định từng bước về các ngõ xóm. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê lúc chiều về thật thanh bình yên ả.

    9 tháng 10 2016

    Mình nghĩ bạn nên vào chỗ lý thuyết để có 1 sự hướng dẫn tích cực và chính xác nhé bạn yêu !!!!!!hehe

    banhqua

    HQ
    Hà Quang Minh
    Giáo viên
    27 tháng 12 2023

    Bước 1: Nghe ý chính và ghi tóm tắt

    - Tập trung lăng nghe nội dung và chú ý vào ý chính của bài nói (vấn đề trọng tâm mà người nói sẽ trình bày).

    + Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc. Thông thường, người trình bày sẽ giới thiệu ý chính của bài nói trong phần mở đầu bằng một số mẫu câu như "Hôm nay, tôi sẽ trình bày về...", "Trong bài này, tôi muốn nhấn mạnh về vấn đề...". Những ý chính của bài cũng sẽ được nhấn mạnh ở phần kết thúc.

    + Chú ý tốc độ nói. Thường người nói sẽ nói chậm, nhấn mạnh ở những chỗ trình bày ý chính và nói với tốc độ nhanh hơn ở những ý bổ trợ.

    + Chú ý từ khóa của bài nói. Từ khóa là từ ngữ quan trong, thể hiện nội dung chính của bài nói. Thường khi trình bày ý chính, người nói sẽ nhắc đến từ khóa của bài nói.

    + Chú ý các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như: sơ đồ, bảng, hình ảnh,... Các phương tiện này thường được sử dụng để làm rõ ý chính của bài nói.

    - Kết hợp lắng nghe và ghi chép bằng cách:

    + Ghi ngắn gọn bằng ngôn từ của mình, ghi dưới dạng cụm từ, từ khóa.

    + Sử dụng các kí hiệu, gạch đầu dòng để làm nổi bật các ý.

    + Thể hiện các ý chính dưới dạng sơ đồ.

    HQ
    Hà Quang Minh
    Giáo viên
    27 tháng 12 2023

    Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa

    - Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

    - Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi với người nói ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

    - Trao đổi phần tóm tắt với những người nghe khác để chỉnh sửa cho chính xác.

    QT
    Quoc Tran Anh Le
    Giáo viên
    25 tháng 12 2023

    a. ba chân bốn cẳng: vội vã tất tưởi.

    b. chuyển núi dời sông: việc cực kì vĩ đại, lớn lao.