K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

câu 1

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

câu 2

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

câu 3

Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.

꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂

4 tháng 3 2022

1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?

2) Chuyện này xúc động làm sao!

3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.

1. Mở bài

- Giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh và nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.

- Dẫn dắt đi vào vấn đề

2. Thân bài

* Khái quát

- Giới thiệu sơ lược nội dung truyện: Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về buổi đầu tiên tựu trường trong cuộc đời.

- Ấn tượng về câu chuyện: Giọng kể chuyện trực tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc, giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn .

* Cảm nghĩ 

- Mạch cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học

+ Không gian con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ Cảm giác thích thú hôm nay tôi đi học → Chất thơ trữ tình lan tỏa mạch văn

+ Nhân vật tôi có cảm giác trang trọng và đứng đắn: đi học là tiếp xúc với một thế giới lạ , khác hắn với đi chơi, đi thả diều

+ Không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và trang nghiêm…. Và nhân vật tôi trải lòng mình để quan sát xung quanh, cảm nhận về ngôi trường mới.

+ Buổi đầu đến trường, cũng như bao đứa trẻ khác, nhân vật tôi giật mình và lúng túng khi nghe gọi tên

+ Khi vào lớp, nhân vật "Tôi" cảm thấy một cách tự nhiên, không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộng .

- Nhận xét:

+ Nhân vật tôi đã khơi dậy trong lòng bao người hình dáng ngày đầu đến trường trong kí ức. Những hình ảnh đã trở thành kỉ niệm đẹp, những khoảnh khắc không thể quên…

+ Những cảm nhận tinh tế, những cảm xúc nhẹ nhàng trong buổi tựu trường của nhân vật tôi như những thước phim chậm nhẹ nhàng lan tỏa vào lòng người. Một đứa trẻ ngày đầu đến trường cũng như bao đứa trẻ khác với những bồi hồi, lo lắng, những mong đợi, và cả hi vọng, niềm tin cho mai sau

3. Kết bài

Nêu ấn tượng của bản thân về nhân vật Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng của cá nhân

Bài viết:

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ sẽ mãi là một kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi học trò. Nhân vật Tôi trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh đã nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình với những kỉ niệm trong sáng và hồn nhiên.

     Nhân vật nhớ về ngày khai trường là nhớ về khung cảnh thiên nhiên những ngày đầu đến lớp. Đó là khoảng thời gian cuối thu khi các loài cây thay lá, sương và làn gió thu lành lạnh khiến lòng người như bồi hồi hơn khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên. Và chính hình ảnh của những em nhỏ rụt rè theo mẹ đến lớp đã tác động trực tiếp, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi học trò trong tâm hồn đến nhân vật “tôi”.

     Con đường làng quen thuộc, gắn bó với cả tuổi thơ sao hôm nay như thay đổi, bởi từ nay đó không chỉ là con đường gắn với những trò chơi nghịch ngợm mà sẽ là con đường đi tới lớp, co đường ấy trở nên khác lại trng mắt trẻ thơ vì lí do vô cùng đơn giản: “Hôm nay tôi đi học”. Nhớ về ngày đến lớp, tác giả nhớ đế những từng cảm nhận về chính bản thân mình, từ bộ quần áo đến quyển vở mới trên tay. Tất cả đều cho thấy sự thay đổi và lớn khôn trong suy nghĩ của một cậu bé về một ngày bắt đầu đến lớp nhưng vẫn toát nên nét hồn nhiên, đáng yêu của một đứa trẻ.

     Nhớ về ngày khai giảng, tác giả nhớ đến hình ảnh về sân trường. Không gian đầy mới lạ mới cậu học trò lần đầu đến lớp, cậu cảm thấy mình như nhỏ bé trước khung cảnh ngôi trường vừa xinh xắn và có nét oai nghiêm. Rồi khi có tiếng trống tập trung trên sân trường, tất cả đều bỡ ngỡ, cảm thấy chơ vơ vì tất cả đều lạ lẫm với âm thanh ấy. Vì vậy mà không chỉ nhân vật Tôi, các cô cậu học trò mới đều e sợ đứng nép bên người thân, như những con chim non bắt đầu rời tổ nhìn về bầu trời rộng mở phía trước. Hình ảnh so sánh thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ trong tâm hồn cậu bé và tâm trạng lo sợ, hoang mang trong bước đi đầu tiên của cuộc đời.  Những suy nghĩ, cảm nhận của cậu bé trước tất cả sự thay đổi, trước bạn bè, trước thầy cô vừa thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, vừa bộc lộ tâm trạng bối rối, cảm xúc vừa háo hức vừa có chút bơ vơ, lạc lõng bởi đây là lần đầu tiên cậu xa mẹ.

     Tâm trạng của nhân vật còn thể hiện khi bước vào không gian lớp học – ngôi nhà thứ hai với mỗi đứa trẻ khi đến trường. Lớp học là một thế giới khác biệt, cách biệt với thế giới ở bên ngoài khung cửa. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau bởi đó là giây phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.

     Những diễn biến trong  tâm trạng của nhân vật đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi nét hồn nhiên, ngây thơ của những đứa trẻ trong ngày đầu đến lớp mà còn khiến chúng ta như thấy hình ảnh của mình nhiều năm về trước. Chính nhờ nghệ thuật khắc họa nhân vật vô cùng tinh tế và chân thật, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đã mang đến những xúc cảm và lay động tâm hồn người đọc về những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người.

     Tôi đi học là câu chuyện tuy không mới nhưng đã để lại trong lòng người đọc những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của ngày đầu tựu trường. Qua đó, em như được sống lại với những kí ức của tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ trong ngày đầu tiên đến lớp của mình

Nhân vật trong truyện lịch sử em ấn tượng nhất là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông là vị tướng tài ba dưới thời nhà Trần. Không chỉ nổi tiếng với tài năng lãnh đạo còn là người yêu nước thương dân. Bên cạnh đó ông còn là người có cái nhìn xa trông rộng, đối xử với những chiến sĩ dưới trướng của mình như anh em ruột thịt. Khả năng lãnh đạo xuất chúng ấy đã giúp chúng ta dành chiến thắng trước bao kẻ thù xâm lược. Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ của đất nước noi theo.

27 tháng 9 2023

Hình ảnh Thánh Gióng ra trận là một hình ảnh tráng lệ, oai phong. Tráng sĩ vươn vai lớn bổng, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên ngựa xông pha ra trận giặc. Một người tráng sĩ cường tráng trên con ngựa phun lửa, đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Khi roi sắt gẫy, người nhổ bụi tre để tiếp tục chiến đấu. Người mang một sức mạnh phi thường đánh tan hết bè lũ xâm lăng, bảo vệ bờ cõi. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng cưỡi ngựa cầm tre đánh giặc đã khắc sâu vào tâm trí người Việt và rồi con cháu đời sau vẫn mãi ghi nhớ công lao của vị anh hùng oai phong, lẫm liệt.

27 tháng 9 2021

Ko ai giúp à em đang cần gấp :((

 

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

Những ngày mùa thu khai trường thật đẹp và nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các bạn nhỏ lần đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại những xúc cảm đó của mình qua câu chuyện ngắn Tôi đi học. Bằng việc hóa thân thành nhân vật tôi, ông đã miêu tả vô cùng sâu sắc và chân thực về ngày đầu tiên đi học. Dòng cảm xúc trong ngày đầu đi học được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người. Qua văn bản, ngày đầu tiên đi học lại hiện về trong mỗi chúng ta. Mỗi người có những trải nghiệm, những cảm xúc khác nhau về ngày đầu đến trường, nhưng nó sẽ đọng lại mãi mãi trong tâm trí ta. Bước qua cánh cổng trường, chúng ta đến với một thế giới mới, thế giới của tri thức, của trải nghiệm, của bài học. Truyện ngắn mang những ý nghĩa sâu sắc và là một lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa đến với những người đang bận rộn với cuộc sống hoặc đang chán nản, mệt mỏi trên con đường mình chọn rằng chúng ta đã có một ngày đầu đi học ý nghĩa, tốt đẹp đến thế.

12 tháng 9 2021

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-ve-dong-cam-xuc-cua-nhan-vat-toi-h1993

12 tháng 9 2021

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

27 tháng 5 2019

Đáp án

- Về hình thức: bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn được viết theo phương thức (phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học)

- Về nội dung: bài văn phải đảm bảo các ý sau

   +) Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, vợ chết sớm, nghèo không đủ tiền dựng vợ cho con, nên người con trai duy nhất bỏ đi làm phu đồn điền cao su.

   +) Lão Hạc là người thương con sâu sắc : Lão cố tích cóp, dành dụm tiền để cho con, quyết định bán cậu vàng để không tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn. Lão đã chọn cái chết để giữ cho con trai căn nhà và mảnh vườn ấy.

   +) Lão Hạc là người nhân hậu, sống tình nghĩa, chung thuỷ: Lão ăn năn day dứt vì “Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” Lão vô cùng đau đớn xót xa khi phải bán đi cậu vàng.

 +) Lão Hạc là người giàu lòng tự trong: Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Lão đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình.

22 tháng 8 2016

“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng.

Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường.

Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét. Bởi, ở chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”.

Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”.

Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.

23 tháng 8 2017

*Lập ý:

Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, bài văn đã nêu dòng cảm xúc của mình, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

-Nhân vật “Tôi” thuở ấy đã tự miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng:

+ “Tôi” mặc bộ quần áo mới trang trọng và đứng đắn. Dọc đường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi tôi, ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau.

toi-di-hoc

+ Chỉ có hai quyển vợ trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.

+ Sân trường đông đúc người đưa con đi học. Vẻ mặt người nào cũng tươi tắn và ăn mặc tươm tất.

+ Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè vắng lặng, tôi hơi lo sợ.

+ Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép và bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng.

Có thể ví họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

+ Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, những sự cảm mếm và quyến luyến lớp học, bàn ghế và bạn bè xung quanh đến một cách tự nhiên.

Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp:

“Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

----

Đó là một cái ngày không ai quyên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm một ký ức tươi đẹp suốt cuộc đời.