K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2017

Những việc làm đó chứng tỏ mặc dù là Chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác Hồ đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho mọi công dân. Những quy định đó không phân biệt trình độ, chức vụ, tuổi tác mà là một công dân thì phải thực hiện.

20 tháng 9 2016

a) Bỏ dép trước khi vào chùa . Đi theo sự hướng dẫn của vị sư , đến mỗi gian thờ thấp hương . Qua các ngã tư đèn đỏ chú cảnh vệ định xuống xe gặp công an giao thông để yêu cầu cho xe của bác đi , bác ngăn chú cảnh vệ lại . Bác nói : " Phải gương mẫu , tôn trọng luật lệ giao thông" 
b) Bác là người biết tôn trọng kỷ luật

b)

18 tháng 9 2016

truyện nào ?

21 tháng 8 2018

- Bác bỏ dép trước khi đi qua ngưỡng cửa để vào chùa.

- Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư.

- Bác đến mỗi gian thờ, thắp hương.

- Qua ngã tư đèn đỏ, Bác bảo chú lái xe dừng lại.

- Khi đèn xanh bật lên mới đi.

- Bác dặn chú cảnh vệ: “Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông”.

Ý nghĩa : Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy sẽ giúp em trở thành con ngoan, trò giỏi, được mọi người yêu mến, có kiến thức và có đạo đức để góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp và trở thành người có ích cho xã hội,..

28 tháng 5 2021

TK

đối với em

Điều 1Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Yêu tổ quốc nghĩa là: Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, của địa phương, hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp. Việc học Lịch Sử và Địa Lí chính là HS đã thể hiện được ý nói trên.
Yêu đồng bàoLà lòng yêu đồng bào được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày là cách giao tiếp, cách cư xử với mọi người xung quanh, với gia đình với bạn bè, thầy cô, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập.
* Điều 2Học tập tốt, lao động tốt.
Học tập tốt nghĩa là: Việc xác định đúng động cơ và thái độ học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học. HS không chỉ học trong sách, vở mà còn phải học tập thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Cụ thể như: ở nhà, chuẩn bị bài học đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập chu đáo. Đến lớp, chú ý lắng nghe thấy cô giảng, tích cực phát biểu, ghi chép bài đầy đủ, v.v…
Lao động tốtLà phải biết yêu lao động, phải biết quý trọng các thành quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại. Biết thực hiện lao động vừa sức, tích cực tham gia lao động cùng tập thể. Cụ thể như: Việc trực nhật trường lớp; chăm sóc tốt bồn hoa, cây cảnh trong nhà trường. Ở nhà, biết giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ tuỳ theo sức của mình.
Tóm lại, lao động giúp ta nâng cao sức khỏe, sự kiên trì, nhẫn nại và hình thành thói quen tốt.
* Điều 3Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Đoàn kết tốtTình đoàn kết dược thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình, trong tập thể và xa hơn nữa là trong cộng đồng. Tình bạn bè là phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cùng bạn cố gắng khắc phục khó khăn, cùng nhau tiến bộ trong học tập.
Kỷ luật tốtThể hiện ở việc chấp hành tốt nội quy, quy định của trường lớp, cũng như những quy định chung ở nơi cộng cộng.
* Điều 4 : Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân của mỗi HS. Cụ thể như: ở trường, vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. Ở nhà, biết giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. Ở nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh chug. Về bản thân, phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ; ăn mặc, đầu tóc gọn gàng; thực hiện ăn chín, uống sôi…
* Điều 5 : Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Khiêm tốn:Là không tự kiêu tự đại, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ. Biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi …
Thật thà: Là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập. Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặc biệt là với ông bà, cha mẹ.
Dũng cảm:Là một đức tính cao quý của con người, người dũng cảm là người biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến.

* Chúc cậu học tốt !!! 

22 tháng 11 2018

Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng và sự kiên trì.

23 tháng 9 2016

Học tập đạo đức của Bác Hồ chính là học tập và rèn luyện cho được đức tính khiêm tốn, giản dị của Người. Điều này vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi đó không phải là những gì quá cao siêu. Khó bởi phải thật sự có một tấm lòng thật trong sáng thì mỗi người mới có thể vượt qua các cám dỗ của quyền lực, danh vọng,...luôn diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Do vậy, mỗi người chúng ta phải học tập, tu dưỡng và rèn luyện mình một cách tự giác, thường xuyên các đức tính quý báu ấy

Chuk bn hc tot

2 tháng 1 2017

Suy nghĩ: Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Em đã làm được:

- Nỗ lực phấn đấu dể trở thành con ngoan trò giỏi.

- Quyết tâm vượt khó.

- Tự giác.

- Đọc thêm sách.

- Tranh thủ thời gian học tập.

- Vận dụng điều đã học vào thực tế.

(Hỏi đáp Giáo dục công dânMấy cái điều đó là nói cho đủ ý chớ không phải tớ làm đâu à nha)

GƯƠNG MẪU TÔN TRỌNG LUẬT LỆHàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng – Hồng Nam) phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm...
Đọc tiếp

GƯƠNG MẪU TÔN TRỌNG LUẬT LỆ

Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng – Hồng Nam) phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.

Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.

Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:

– Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.

 

Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thông bật đèn xanh để xe qua.
1.Em hãy tìm những chi tiết trong câu chuyện cho thấy Bác Hồ là người gương mẫu và quy định pháp luật ?
2.Em hãy nêu cảm nhận của các chiến sĩ đi cùng Bác khi Bác nghiêm túc thực hiện đúng luật lệ giao thông ?
3.Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì ?
4.Một vị Chủ tịch nước nhưng vẫn nghiêm túc chấp nhận mọi quy định như tất cả mọi người,việc làm,hành động đó nói lên điều gì về Bác ?
5.Tấm gương của Bác có hiệu quả giáo dục như thế nào đối với tất cả mọi người dân trong xã hội ?

0
30 tháng 3 2022

Mỗi năm khi những ngày tháng năm vừa đến là lúc các em đội viên và anh chi Phụ trách bân rộn với bao nhiêu chương trình: Nào là kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, kỷ niệm ngày sinh nhật Đội và chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm học…. Đặc biệt năm 2012 này, với khi thế thi đua chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10, thiếu nhi khắp cả nước lại cùng nhau làm nhiều việc tốt, trong đó tư tưởng xuyên suốt là thực hiện 5 điều Bác dạy, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ.

Dựa trên những biến cố lịch sử của đất nước, những xu thế phát triển của thời đại và nhận diện những vấn đề đặt ra trong tư tưởng, đạo đức của thanh thiếu nhi Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu; đồng thời nguyện theo mong muốn và ý chí phấn dấu của các em thiếu nhi trên khắp mọi miền của đất nước, các anh chi phụ trách, những người làm công tác Đội, những nhà khoa học, các bác các cô chú lão thành cách mạng cùng ngồi lại để bàn luận một vấn đề lớn, đó là: “Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống đối với thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay”

Vấn đề đưa ra vừa mang tầm vóc vĩ mô, không cho riêng ai, cho một đối tượng nào mà cho cả thế hệ trẻ trong thời kỳ mới, góp phần vào xây dựng hệ thống giá trị tư tưởng – nền tảng của kiến trúc thượng tầng mà trong đó việc giáo dục, bồi dưỡng định hường giá trị sống cho thiếu niên nhi đồng là lựa chọn quan tâm số một. Tuy nhiên, dựa trên nền tảng giá trị truyền thống, giá trị lịch sử dân tộc và tầm cao tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thồng lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh để soi vào nội dung mà Đoàn Thanh niên đưa ra, chúng ta lại thêm một lần khẳng định rằng: Thiếu nhi Việt Nam thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”, lấy tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh làm ngọn đuốc soi đường cho công cuộc giáo dục lý tưởng cách mạng và đạo đức lối sống cho thiếu niên nhi đồng sẽ luôn đúng, khoa học và phù hợp với đạo lý, với thời cuộc. Dù Bác đã đi xa, nhưng lời người căn dặn thiếu niên nhi đồng vẫn luôn vang mãi:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

Điều đặc biệt cần quan tâm, đó là Đoàn Thanh niên giao cho các anh chi phụ trách việc bồi dưỡng, giáo dục các em thiếu niên nhi đồng. Những người thanh niên mang khăn quàng đỏ này sẽ phải nêu cao vai trò và trách nhiệm của mình để dìu dắt thiếu nhi, chỉ cho các em thực hiện 5 điều Bác dạy, thực hiện chương trình rèn luyện Đoàn viên một cách tốt nhất. Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống đối với thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay chính là việc đề cao lời dạy của Bác, đó chính là “Bồi dưỡng đội ngũ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” như Bác từng căn dặn. Đây là trách nhiệm của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc bồi dưỡng cho các em đội viên, chuẩn bị cho các em phẩm chất tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và là người đoan viên TNCS Hồ Chí Minh trong tương lai. Vì lẽ đó, việc giáo dục đạo đức, giáo dục lý tưởng cho thiếu nhi là cần thiết.

Dù ở địa bàn dân cư hay trong các trường học, việc giáo dục đạo đức lối sống luôn là công việc chính để rèn luyện các em. Tuy nhiên, việc giáo dục, định hướng đó phải thật uyền chuyển, hình thành trong các em thế giới quan, hình thành những phẩm chất cách mạng thông qua các chương trình hoạt động, các phong trào và các chương trình sinh hoạt tập thể. Tổng Phụ trách giáo dục các em nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông. Giáo dục cho các em biết lựa chọn những giá trị tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam, biết tham gia hành trình hội nhập với các nền văn minh trên thế giới nhưng hài hòa, phù hợp. Thường xuyên giáo dục cho các em về lịch sử văn hóa, truyền thống của Đảng, của Đoàn và Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Thông qua việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, thông qua việc nêu gương các anh hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước, nêu gương những tấm gương thanh thiếu nhi anh dũng, sẵn sàng hy sinh thân mình vì nền độc lập tự do của nước nhà… để giáo dục các em đức hy sinh, lòng dũng cảm, tính trung thực, trong học tập và trong đời sống hàng ngày.

Không chỉ nêu gương các anh hùng, nêu gương thế hệ cha anh đi trước mà còn nêu những tấm gương sáng trong thời đại ngày nay về tính sáng tạo trong học tập, rèn luyện để từ đó hình thành trong mỗi em thiếu nhi tinh thần thi đua học tập, kiên trì vượt qua khó khăn để học tốt, biết chọn cho mình phương pháp học tập và làm việc khoa học, biết vươn lên sống đẹp, sống có ích, sống vì cộng đồng, vì lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Trong các nhà trường phát huy tinh thân tôn sư trọng đạo, kính thầy, yêu bạn, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực. Đối với địa bàn dân cư, Tổng phụ trách hướng cho các em trở thành con ngoan trong mỗi gia đình, trước hết muốn xây dựng cộng đồng tốt phải bắt đầu từ ý thức xây dựng gia đình văn hóa. Việc chăm lo giáo dục cho các em đội viên làm việc theo nhóm, xây dựng cộng đồng dân cư văn minh, hiện đại. Thông qua các phong trào nói lời hay làm việc tốt, phong trào tuổi nhỏ làm việc nhỏ, vòng tay bè bạn, phong trào Trần Quốc Toản, phong trào vì môi trường xanh sạch đẹp…tạo cho các em phong cách sống giản dị, văn minh, tiết kiệm, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè..

Hơn lúc nào hết, các anh chi phụ trách giúp các em thiếu nhi chuẩn bị cho mình hành trang tri thức, sức khỏe, đạo đức và bản lĩnh lựa chọn con đường đi tới tương lai. Định hướng cho các em không chỉ có ước mơ mà biết ước mơ, ước mơ đó phải phù hợp từng cá thể, không viển vông, ước mơ đó được nâng cánh và dựa vào ý chí quyết tâm để biến ước mơ thành hiện thực.

Muốn vậy, để mỗi đội viên đều có những ước mơ, hoài bão, có lý tưởng và có những thành công trên bước đường đi tới thì việc trau dồi kỹ năng sống là việc thiết yếu. Tổng Phụ trách chỉ cho các em lựa chọn con đường đi cho mình, biết phân biệt được cái tốt, cái xấu, biết từ chối những cám dỗ, biết bảo vệ mình trước những cạm bẫy của cuộc đời.

Để các em thực sự là những người cộng sản nhỏ tuổi, sống có hoài bão, biết ước mơ và vươn được tới những tầm cao tri thức, mỗi anh chi tổng phụ trách hãy định hưỡng các em bằng phong trào của Đội. Tuy nhiên trong xu thế hiện nay, muốn các em nghe, muốn thu phục được các em thì mỗi anh chi Tổng phụ trách phải tự rèn luyện bản thân, phải hiểu và chia sẻ được những điều các em muốn nói, muốn tâm sự. Như vậy, tại mỗi liên đội của mình, Tổng phụ trách phải tổ chức được nhiều hoạt động vui chơi có ý nghĩa, giúp các em thấy vui, thấy bổ ích và có sự gắn kết bản thân mình với tổ chức Đội. Con đường hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ em lứa tuổi thiếu niên nhi đồng chính là giáo dục trong nhà trường và giáo dục thông qua phong trào đoàn thể, làm thế nào để thông qua chương trình của Đội các em không chỉ được giáo dục mà tự giáo dục, tự học thông qua bạn bè, thông qua các trò chơi, các buổi biểu diễn văn nghệ thể dục thể thao…

Giáo dục cho thiếu nhi lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống không chỉ cho giai đoạn hiện nay, mà cho mọi thời đại đều cần bám sát vào các yếu tố, trong đó có sự phấn đấu của bản thân, thật tốt, gia đình thật tốt, cộng đồng tốt thì đất nước tốt. Muốn vậy như Bác Hồ đã nói muốn yêu tổ quốc, yêu đồng bào thì thiếu nhi phải lao động tốt và học tập tốt, quá trình học tập cần phải rèn luyện để có kết quả cao nhất. và khi đã trở thành những người tài ba thì vẫn phải khiêm tốn để chinh phục được đỉnh cao tri thức. Vấn đề Đạo đức và trí tuệ luôn cần song hành trong một con người. Con người phải sống và làm việc có kỷ luật, mỗi cá thể nằm trong một tập thể lớn, mỗi người cần phải biết các quy tắc và đạo lý thì mới trở thành người toàn diện. Vì những lời căn dặn của Bác hợp tình, hợp lý, hợp với mọi thời đại như vậy nên Đội thiếu niên cần thiết và liên tục giáo dục cho thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. Muốn các em thực hiện tốt, hơn ai hết các anh chi Tổng phụ trách hãy là tấm gương sáng để các em noi theo.

Chúc bạn học tốt!a

30 tháng 3 2022

á d9u2```con crmn nhà nó!

21 tháng 11 2018

Anh thanh niên nào bạn ?

lolang

16 tháng 1 2019

thanh niên ca phê ngáp ruồi à bạn ông lái xe buýt nào nhiều lắm to nhỏ mập ốm đủ loại muốn chọn ông nàohiha