K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2018

câu 1 :

- Đới nóng (nhiệt đới):

 + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.

 + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. 

 + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.

- Ôn đới (đới ôn hòa):

 + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.

 + Lượng nhiệt: trung bình.

 + Lượng mưa: 500-1000mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.

- Hàn đới (Đới lạnh)

 + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.

 + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.

 + Lượng mưa: dưới 500mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực. 
câu 2a : 

          Sông hồngSông Mê Công
       Lưu vực 143700795000


câu 2b: 

  • Sông Mê Công là con sông lớn có trữ lượng nước trong năm lớn đạt 507 m3. Con sông này nằm ở khu vực miền Bắc và noc cung cấp nước tưới cho toàn bộ khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Lưu lượng sông khá lớn đạt 759.000 km2, điều đó cho thấy con sông này trải dài toàn bộ khu vực Bắc Bộ.
  • Vào mùa hạ tỉ lệ nước trên sông xuống rất nhanh đạt 20% so với sông Hồng. Vào mùa lũ nước lên rất nhanh đạt 80% so với sông Hồng chỉ đạt 75%. Sông Hồng là con sông lớn nhưng không lớn bằng sông Mê Công. Lưu vực sông nhỏ nên trữ lượng nước trên sông cũng rất ít so với sông Mê Công.
9 tháng 5 2018

 m nhìu!!kkk.. Mai thi tốt!!

11 tháng 5 2018

- Sông là: dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

- Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại. 

- Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).

- Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây.

- Chế độ nước sông là sự thay đổi về lưu lượng nước của sông trong một năm (mùa lũ, mùa cạn,...)

 Mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và thủy chế của sông: nếu sống chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước thì thủy chế của nó tương đối đơn giản; còn nếu sống phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau thì thủy chế của nó phức tạp hơn.

11 tháng 5 2018

- Sông là: dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

- Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại. 

- Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).

- Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây.

- Chế độ nước sông là sự thay đổi về lưu lượng nước của sông trong một năm (mùa lũ, mùa cạn,...)

21 tháng 1 2018

sao không cho chép hả bạn

21 tháng 1 2018

Lê Hoàng Phúc chép thì mk cũng có thể chép nhưng mà chép thì cô mk sẽ ko cho đâu bạn

7 tháng 5 2019

Giúp mik với

7 tháng 5 2019

Bài làm:

      Câu 1: Đất hình thành nhờ các nhân tố chủ yếu nào? Vai trò của từng yếu tố?

    Trả lời:  

           1. Đá mẹ

                  - Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

          2. Khí hậu

                  - Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.

Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

        3. Sinh vật

               - Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.

           4. Địa hình

                - Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.

               - Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

             5. Thời gian

                 - Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

             6. Con người

Câu 2:   Cho bảng số liệu sau:

                                                         Lưu vực và lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công:

    

 Sông HồngSông Mê Công

Lưu vực sông(km2)

Tổng lượng nước (tỉ m3/năm)

Tổng lượng nước mùa cạn (%)

Tổng lượng nước mùa lũ (%)

170.000

120

25

75

795.000

507

20

80

      Hãy so sánh lưu vực sông và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng.

   Trả lời:

            - Diện tích lưu vực, tổng lượng nước.

            - Tỉ lệ tổng lượng nước mùa lũ của Công Mê Công lớn hơn sông Hồng.

      

           Câu 3: Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính tổng lượng nước sông chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn của hai dòng sông.

      Trả lời:

          * Tổng lượng nước của sông Hồng:

                 - Mùa cạn: 120m3 x (25/100) = 30m3

                - Mùa lũ: 120m3 x (75/100) = 90m3

         * Tổng lượng nước của sông Cửu Long:

               - Mùa cạn: 507m3 x (20/100) = 101,4m3

               - Mùa lũ: 507m3 x (80/100) = 405,6m3

  - Có sự chênh lệch đó vì diện tích lưu vực ở sông Cửu Long lớn hơn 4,6 lần so với sông Hồng. Do đó lượng nước mùa cạn và lũ của sông Cửu Long đều lớn hơn ở sông Hồng.

                          # Học tốt #

                     -(

\(m^3\)) của sông Hồng và sông Cửu Long trong mùa cạn và mùa lũ và giải thích nguyên nhân :+ Tổng lượng nước mùa lũ ở sông đều lớn hơn rất nhiều tổng lượng nước trong mùa cạn do mùa lũ có nguồn cung cấp nước mưa, băng tuyến tan nên sông có lượng nước lớn.+ Tổng lượng nước mùa cạn của sông Mê Công nhỏ hơn tổng lượng nước mùa lũ (4 lần), do mùa cận hầu như không có mưa. Tổng lượng nước trong mùa cạn của sông Hồng nhỏ hơn tổng lượng nước mùa lũ (3 lần), do trong mùa cạn ở miền Bắc có mưa phùn.+ Tổng lượng nước mùa lũ và mùa cạn ở sông Mê Công đều lớn hơn sông Hồng do đây là con sông lớn, có diện tích lưu vực rộng.5. Sông là gì ? Lưu lượng nước là gì ?Trả lời :- Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa                                       

                  - So sánh tổng lượng nước (

(\(m^3\)) của sông Hồng và sông Cửu Long trong mùa cạn và mùa lũ và giải thích nguyên nhân :+ Tổng lượng nước mùa lũ ở sông đều lớn hơn rất nhiều tổng lượng nước trong mùa cạn do mùa lũ có nguồn cung cấp nước mưa, băng tuyến tan nên sông có lượng nước lớn.+ Tổng lượng nước mùa cạn của sông Mê Công nhỏ hơn tổng lượng nước mùa lũ (4 lần), do mùa cận hầu như không có mưa. Tổng lượng nước trong mùa cạn của sông Hồng nhỏ hơn tổng lượng nước mùa lũ (3 lần), do trong mùa cạn ở miền Bắc có mưa phùn.+ Tổng lượng nước mùa lũ và mùa cạn ở sông Mê Công đều lớn hơn sông Hồng do đây là con sông lớn, có diện tích lưu vực rộng.5. Sông là gì ? Lưu lượng nước là gì ?Trả lời :- Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa - So sánh tổng lượng nước ((\(m^3\)) của sông Hồng và sông Cửu Long trong mùa cạn và mùa lũ và giải thích nguyên nhân :+ Tổng lượng nước mùa lũ ở sông đều lớn hơn rất nhiều tổng lượng nước trong mùa cạn do mùa lũ có nguồn cung cấp nước mưa, băng tuyến tan nên sông có lượng nước lớn.+ Tổng lượng nước mùa cạn của sông Mê Công nhỏ hơn tổng lượng nước mùa lũ (4 lần), do mùa cận hầu như không có mưa. Tổng lượng nước trong mùa cạn của sông Hồng nhỏ hơn tổng lượng nước mùa lũ (3 lần), do trong mùa cạn ở miền Bắc có mưa phùn.+ Tổng lượng nước mùa lũ và mùa cạn ở sông Mê Công đều lớn hơn sông Hồng do đây là con sông lớn, có diện tích lưu vực rộng.5. Sông là gì ? Lưu lượng nước là gì ?Trả lời :- Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa  

           - So sánh tổng lượng nước (

(\(m^3\)) của sông Hồng và sông Cửu Long trong mùa cạn và mùa lũ và giải thích nguyên nhân :+ Tổng lượng nước mùa lũ ở sông đều lớn hơn rất nhiều tổng lượng nước trong mùa cạn do mùa lũ có nguồn cung cấp nước mưa, băng tuyến tan nên sông có lượng nước lớn.+ Tổng lượng nước mùa cạn của sông Mê Công nhỏ hơn tổng lượng nước mùa lũ (4 lần), do mùa cận hầu như không có mưa. Tổng lượng nước trong mùa cạn của sông Hồng nhỏ hơn tổng lượng nước mùa lũ (3 lần), do trong mùa cạn ở miền Bắc có mưa phùn.+ Tổng lượng nước mùa lũ và mùa cạn ở sông Mê Công đều lớn hơn sông Hồng do đây là con sông lớn, có diện tích lưu vực rộng.5. Sông là gì ? Lưu lượng nước là gì ?Trả lời :- Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa  

         - So sánh tổng lượng nước (

(\(m^3\)) của sông Hồng và sông Cửu Long trong mùa cạn và mùa lũ và giải thích nguyên nhân :+ Tổng lượng nước mùa lũ ở sông đều lớn hơn rất nhiều tổng lượng nước trong mùa cạn do mùa lũ có nguồn cung cấp nước mưa, băng tuyến tan nên sông có lượng nước lớn.+ Tổng lượng nước mùa cạn của sông Mê Công nhỏ hơn tổng lượng nước mùa lũ (4 lần), do mùa cận hầu như không có mưa. Tổng lượng nước trong mùa cạn của sông Hồng nhỏ hơn tổng lượng nước mùa lũ (3 lần), do trong mùa cạn ở miền Bắc có mưa phùn.+ Tổng lượng nước mùa lũ và mùa cạn ở sông Mê Công đều lớn hơn sông Hồng do đây là con sông lớn, có diện tích lưu vực rộng.5. Sông là gì ? Lưu lượng nước là gì ?Trả lời :- Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa  

Câu 1 : a) Sông là một dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa .

- Dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau, tạo thành một hệ thống sông .

b) Hồ là các khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền .

- Các cách để phân loại hồ là : Theo tính chất của nước thì có 2 loại hồ : Hồ nước ngọt và hồ nước mặn .

                                                  Theo nguồn gốc hình thành : Hồ vết tích của sông, hồ nhân tạo và hồ trên miệng núi lủa .

Câu 2 : a) Nước biển và các đại dương có độ muois trung bình là 35 %o, độ muối đó là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra ngoài .

b) Nước biển và đại dương có 3 sự vận động đó là : sóng, thủy triều, dòng biển. 

- Sóng thần được coi là một thiên tai hiểm hóc lớn bởi vì nó có sức tàn phá rất mạnh nuốt chửng mọi tứ và cuốn trôi trăm nghìn mạng người.

+ Hậu quả để lại là vô cùng nặng nề và khó khắc phục vì vậy ta cần có những biện pháp để phòng chống tác hại do sóng thần gây ra 

* Sóng thần gây ra hậu quả vô cùng to lớn : Kèm theo động đất và những yếu tố khác phá hủy các công trình kiến trúc, phá hủy nhà cửa, ruộng vườn, các nhà máy xí nghiệp => Gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước .

c) Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít là bởi vì không khí trên dòng biển có thời tiết lạnh, ở đây đã diễn ra hiện tượng nghịch nhiệt => chúng khiến cho hơi nước không bốc lên được và khó tạo ra mưa

- Nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều bởi vì không khí nóng trên dòng biển có nhiều hơi nước chúng bốc lên và ngưng tụ thành mây mưa => khi thổi vào đất liền gây ra mưa nhiều.

23 tháng 4 2021

Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời ru ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy màu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sáo vi vu, câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.

Dòng sông rộng mênh mông, uốn khúc như một chú trăn xanh lớn cuồn cuộn đổ ra biển cả. Nước sông xanh.mát lành.gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai, ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh,lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống, ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ. Chiều chiều mặt sông xanh biếc,gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống,chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vào mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.

Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, tôi luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

24 tháng 4 2021

Bài làm

Hình như người làng em khi đi xa, nghĩ về quê mình, đầu tiên đều nghĩ đến con sông quê.

Con sông không biết bắt nguồn từ những ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp với những ngọn núi xanh biếc, xa xôi kia. Khi đi qua làng em, nó chảy êm ả, dịu dàng như để mọi người đủ thời gian để ngắm làn nước trong xanh của nó. Chỗ rộng nhất của nó khi qua làng cũng chỉ khoảng vài mét. Dòng sông như lặng đi trước cảnh đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ. Đôi lúc từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi, mắt lim dim, giật mình nhìn thấy bóng mình soi trong đáy nước.

Ngay giữa làng em là con đường chạy thẳng xuống bờ sông, gặp bến đò, rồi nối với con đường bên kia sông. Người làng đi lên huyện lên tỉnh, qua làng khác đều theo con đường ấy mà đi, khiến cho bến đò lúc nào cũng đông người qua lại. Chúng em cũng ngày ngày qua bến đò ấy mà đến trường. Sáng nào, dòng sông cũng; xao động vì những chuyến đò qua lại. Mặt nước sông phẳng lặng cuộn lên những lớp sóng nhỏ dưới lưng đò, xô nhau lăn tăn chạy mãi vào bờ khiến cho buổi mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh nho nhỏ. Trên màu xanh biếc của nước sông và lá tre, nổi lên màu trắng của áo học trò, màu vàng của đám cây ô rô, cóc kẻ pha lẫn với màu đỏ rực của khăn quàng thiếu niên. Tiếng chuyện trò nghe râm ran vang vọng mãi đến đầu sông. Đó là những ngày rất đẹp trên con sông.

Gặp những ngày mưa lũ, con sông không êm ả đi qua làng. Nó mang dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu bọt, réo sôi và vội vã chảy đi như muốn đua nhanh sức mạnh dư thừa dó ra biển để tránh ngập lụt cho đồng ruộng, xóm làng. Trên bờ, những ngọn tre oằn oại cả thân mình như tuyệt vọng giục dòng nước chảy nhanh hơn. Những ngày ấy, qua đò để đến lớp thật là một công việc vất vả. Mưa và gió vi vút trên sông làm chúng tôi ướt lạnh. Con đò khó nhọc nhích từng quãng ngắn và thường không đến bờ đúng nơi quy định.

Dù có những ngày vất vả như thế, em vẫn yêu tha thiết con sông quê mình bằng một tình yêu muôn thuở – tình quê hương.

7 tháng 12 2018

Tôi được mọi người gọi là sông Hồng. Có lẽ họ gọi thế vì nước của tôi đỏ màu phù sa. Tôi sinh ra đã lâu lắm rồi, từ ngày xửa ngày xưa. Có lẽ còn sớm hơn cả những truyện cổ tích mà các cô học trò thường được nghe bà kể. Đến nay tôi bao nhiêu tuổi, tôi cũng không thể nhớ được. Tôi là nhân chứng lịch sử của đất nước Việt Nam tươi đẹp này. Có một nhà thơ đã nói rất đúng rằng:

"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!"...

Tôi tự hào là tôi có ích cho đất nước mà các bạn đang sống. Và tôi rất cảm ơn đất nước đãsinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi. Tôi ước ao làm được nhiều việc tốt cho Đất Mẹ của mình, Đất Mẹ Việt Nam yêu quý. Tôi lại cần cù không mệt mỏi quanh năm chờ phù sa bồi đắp thêm cho Đất Mẹ.

Tự ngàn xưa tôi đã bồi đắp nên châu thổ sông Hồng. Do vậy mà người ta ghép tên đồng bằng này với tên tôi để cảm ơn tôi, ghi nhận công lao của tôi. Hằng năm tôi lại đem nước tưới cho đồng bằng thêm màu mỡ. Đất nước này bị nhiều kẻ xâm lược. Tôi nổi sóng cùng với người dân đất Việt đánh đuổi giặc ngoại xâm. Giặc tan, đất nước thanh bình, tôi lại làm công việc muôn thuở của mình. Tôi tạo lập ra mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng bậc nhất ởmiền Bắc Việt Nam. Tàu bè chở sản vật từ rừng qua bao con sông con rồi về đến sông mẹ là tôi, từ đó về tới thành phố, nông thôn. Ngược lại, con người cũng chuyên chở lên miền ngược hàng hóa qua hệ thống sông mẹ sông con chúng tôi. Tôi cung cấp thực phẩm cho con người. Trong lòng tôi có biết bao tôm cá mà có lẽ con người khai thác không bao giờ hết. Các nhà khoa học còn đánh giá rất cao ở việc cân bằng hệ sinh thái đồng bằng sông Hồng. Nghĩa là khi thời tiết quá nắng nóng, trời hanh khô, tôi bốc hơi nước làm dịu không khí lại. Công nghiệp phát triển, biết bao ống khói nhà máy nhả khí độc lên bầu trời, gặp hơi nước chúng tôi sẽ giảm bớt độc hại... Những khi hiền hòa tôi đã là cảm hứng cho bao thisĩ. Được nghe người ta ca ngợi, tôi cũng sung sướng lắm. Nhưng có mấy ai biết về nỗi khổ tâm của tôi....

Người ta bảo niềm vui được chia sẻ sẽ nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ chỉ còn một nửa. Tôi đã kể với các bạn về niềm vui của tôi, quả là thật hạnh phúc. Giờ đây, tôi xin kể với các bạn về nỗi buồn của mình, hi vọng nó chỉ còn một nửa. Các bạn có biết vì sao về mùa lũ lụt tôi hay nổi nóng? Có khi nước dâng lên phá vỡ đê điều rồi trào vào cuốn băng nhà cửa cây cối gây thiệt hại nghiêm trọng. Không phải vì tôi đâu, vì con người đấy. Nguyên nhân chính là người ta chặt phá rừng đầu nguồn quá nhiều. Nước lũ tràn về quá mạnh. Rừng bị chặt phá không giữ nước lại được. Nước cứ dồn về, dồn về, từ suối dồn về sông, từ sông con dồn về sông mẹ. Tôi không đưa kịp nước ra biển. Thế là nước ứ lại, dâng lên. Tôi cũng không hiểu làm sao mà người ta lại còn làm nhà trên thân đê. Thật là nguy hiểm biết chừng nào! Tôi rất đau đớn, khi có người còn dùngthuốc nổ để đánh cá. Cá nhỏ chết, cá to chết. Thật là tai họa! Con người ta khi vô ý thức lại tự chuốc lấy tai họa cho chính mình. Lại có thời gian tôi bị ô nhiễm do con người xả rác thải, nước thải vào lòng tôi hòng nhờ tôi đem rác rưởi ra biển. Thật là phản khoa học.

Các bạn ơi, tôi muốn tâm sự thật nhiều để các bạn hiểu thêm về tôi. Hiểu thêm về tác dụng để khai thác và phát huy những khả năng của tôi, biết thêm về tác hại của tôi để phòng tránh. Còn tôi thật sự tôi không hiểu hết tôi. Tôi lại phải nhờ các bạn đấy. Tôi chúc các bạn lớn lên sẽ trởthành nhà khoa học để nghiên cứu sâu hơn về tôi. Lúc bấy giờ thì tình bạn chúng ta sẽ thắt chặt thêm nữa.

7 tháng 12 2018

Tôi được mọi người gọi là sông Hồng. Có lẽ họ gọi thế vì nước của tôi đỏ màu phù sa. Tôi sinh ra đã lâu lắm rồi, từ ngày xửa ngày xưa. Có lẽ còn sớm hơn cả những truyện cổ tích mà các cô học trò thường được nghe bà kể. Đến nay tôi bao nhiêu tuổi, tôi cũng không thể nhớ được. Tôi là nhân chứng lịch sử của đất nước Việt Nam tươi đẹp này. Có một nhà thơ đã nói rất đúng rằng:

"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!"...

Tôi tự hào là tôi có ích cho đất nước mà các bạn đang sống. Và tôi rất cảm ơn đất nước đãsinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi. Tôi ước ao làm được nhiều việc tốt cho Đất Mẹ của mình, Đất Mẹ Việt Nam yêu quý. Tôi lại cần cù không mệt mỏi quanh năm chờ phù sa bồi đắp thêm cho Đất Mẹ.

Tự ngàn xưa tôi đã bồi đắp nên châu thổ sông Hồng. Do vậy mà người ta ghép tên đồng bằng này với tên tôi để cảm ơn tôi, ghi nhận công lao của tôi. Hằng năm tôi lại đem nước tưới cho đồng bằng thêm màu mỡ. Đất nước này bị nhiều kẻ xâm lược. Tôi nổi sóng cùng với người dân đất Việt đánh đuổi giặc ngoại xâm. Giặc tan, đất nước thanh bình, tôi lại làm công việc muôn thuở của mình. Tôi tạo lập ra mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng bậc nhất ởmiền Bắc Việt Nam. Tàu bè chở sản vật từ rừng qua bao con sông con rồi về đến sông mẹ là tôi, từ đó về tới thành phố, nông thôn. Ngược lại, con người cũng chuyên chở lên miền ngược hàng hóa qua hệ thống sông mẹ sông con chúng tôi. Tôi cung cấp thực phẩm cho con người. Trong lòng tôi có biết bao tôm cá mà có lẽ con người khai thác không bao giờ hết. Các nhà khoa học còn đánh giá rất cao ở việc cân bằng hệ sinh thái đồng bằng sông Hồng. Nghĩa là khi thời tiết quá nắng nóng, trời hanh khô, tôi bốc hơi nước làm dịu không khí lại. Công nghiệp phát triển, biết bao ống khói nhà máy nhả khí độc lên bầu trời, gặp hơi nước chúng tôi sẽ giảm bớt độc hại... Những khi hiền hòa tôi đã là cảm hứng cho bao thisĩ. Được nghe người ta ca ngợi, tôi cũng sung sướng lắm. Nhưng có mấy ai biết về nỗi khổ tâm của tôi....

Người ta bảo niềm vui được chia sẻ sẽ nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ chỉ còn một nửa. Tôi đã kể với các bạn về niềm vui của tôi, quả là thật hạnh phúc. Giờ đây, tôi xin kể với các bạn về nỗi buồn của mình, hi vọng nó chỉ còn một nửa. Các bạn có biết vì sao về mùa lũ lụt tôi hay nổi nóng? Có khi nước dâng lên phá vỡ đê điều rồi trào vào cuốn băng nhà cửa cây cối gây thiệt hại nghiêm trọng. Không phải vì tôi đâu, vì con người đấy. Nguyên nhân chính là người ta chặt phá rừng đầu nguồn quá nhiều. Nước lũ tràn về quá mạnh. Rừng bị chặt phá không giữ nước lại được. Nước cứ dồn về, dồn về, từ suối dồn về sông, từ sông con dồn về sông mẹ. Tôi không đưa kịp nước ra biển. Thế là nước ứ lại, dâng lên. Tôi cũng không hiểu làm sao mà người ta lại còn làm nhà trên thân đê. Thật là nguy hiểm biết chừng nào! Tôi rất đau đớn, khi có người còn dùngthuốc nổ để đánh cá. Cá nhỏ chết, cá to chết. Thật là tai họa! Con người ta khi vô ý thức lại tự chuốc lấy tai họa cho chính mình. Lại có thời gian tôi bị ô nhiễm do con người xả rác thải, nước thải vào lòng tôi hòng nhờ tôi đem rác rưởi ra biển. Thật là phản khoa học.

Các bạn ơi, tôi muốn tâm sự thật nhiều để các bạn hiểu thêm về tôi. Hiểu thêm về tác dụng để khai thác và phát huy những khả năng của tôi, biết thêm về tác hại của tôi để phòng tránh. Còn tôi thật sự tôi không hiểu hết tôi. Tôi lại phải nhờ các bạn đấy. Tôi chúc các bạn lớn lên sẽ trởthành nhà khoa học để nghiên cứu sâu hơn về tôi. Lúc bấy giờ thì tình bạn chúng ta sẽ thắt chặt thêm nữa.