K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2019

Chúa trời vốn rất công bằng. Người có thể cho người này một giọng hát hay nhưng lại lấy đi đôi mắt của họ. Người có thể cho người này một bàn tay tài hoa nhưng lại lấy đi đôi chân của họ. Hay người có thể cho người kia một nhan sắc tuyệt trần nhưng lại lấy đi “trái tim” họ bắt họ phải tự đi tìm nó hoặc cứ tiếp tục sống như vậy. Nói chung, trong cuộc sống không ai hoàn hảo cả và như Winston Maxwell Stone đã nói “tất cả chúng ta đều bị khuyết tật, nhưng không phải khuyết tật nào cũng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường”.

Chúng ta luôn hiểu đơn giản rằng khuyết tất là sự mất mát về mặt thể xác, đó là “thiếu” một hay nhiều bộ phận trên cơ thể của một người nào đó so với cơ thể bình thường. Nó sẽ gây ảnh hưởng hoặc cản trở người đó trong cuộc sống và sinh hoạt. Khuyết tật có thể do bẩm sinh, do tai nạn gây ra. Chính vì luôn áp dụng khái niệm này vào cuộc sống mà bản thân chúng ta luôn sắp xếp những người khuyết tật xung quanh vào một “đội ngũ” mà chúng ta không biết rằng tất cả chúng ta, không chỉ riêng những người chúng ta sắp xếp kia đều bị khuyết tật. Đó là những khuyết tật về tinh thần, là sự thiếu hụt về mặt đạo đức, sự sai lệch về lối sống hay đơn giản đó là sự thiếu hụt trong suy nghĩ.

Winston Maxwell Stone đã tự chia ra làm hai loại khuyết tật. Thứ nhất đó là khuyết tật nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này không đáng sợ bằng khuyết tật thứ hai cũng là điều Winston Maxwell Stone muốn nhấn mạnh đó là khuyết tật không nhìn thấy được bằng mắt thường, đây mới là điều đáng sợ và đầy nguy hiểm. Tất cả chúng ta không ai là toàn vẹn cả, cuộc sống là một hành trình đi tìm những khiếm khiết của bản thân và tự hoàn thiện nó. Người nào hoàn thiện được nhiều hơn thì con đường đi đến thành công của người đó sẽ ngắn hơn. Điều này Bác Hồ chúng ta đã sớm nhận ra và xem nó là một điều vô cùng quan trọng. Người từng nói “có tài mà không có đức là vô dụng”. Chúng ta hãy nhớ lại nhà chuyên chính độc tài Hít Le. Ông ta từng là một người thông minh, tài giỏi, nhờ có ônh ta mà nước Đức đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế từ 1929 đến 1933 và phát triển, cứu nước Đức thoát khỏi sự đe doa về sự tồn tại của chủ nghĩ tư bản. Nhưng cũng chính từ đây, nước Đức đã phải trải qua một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. Một trong những tội ác của ông ra là bắt giết những người dân Do Thái, ông ta cho truy tìm và giết hết tất cả những người Do Thái có mặt lúc bây giờ. Ông ta gây ra bao nhiêu tội ác, giết chết bao nhiêu người dân vô tội, rồi sau đó chiến tranh thế giớ thứ 2 nổ ra. Quân Đức bại trận buộc phải đầu hàng trong đó có một lí do mà được cho là quá bất ngớ ngẩn và cũng chính là hậu quả của tư tưởng độc tài của Hít Le. Khi Hồng Quân Liên Xô đã tới ngay trụ sở của Đức thì Hít Le đang ngủ. Ông ta có lệnh sẽ bắn chết bất cứ ai nếu đánh thức ông ta dậy, vì vậy khi Liên Xô đến quân Đức đã không kịp trở tay và chỉ chậm 2 phút. Tôi sẽ không gọi Hít Le là bị khiếm khuyết về mặt đạo đức nữa mà là một người khuyết tật, một người khuyết tật trầm trọng. Chính vì vậy, mỗi chúng ta đều phải hiểu và phải luôn luôn biết hoàn thiện bản thân. Đúng! Dù chúa Trời có không công bằng với bạn về mặt thể xác. Người lấy đi của bạn một bộ phận trên cơ thể nhưng chẳng phải bạn vẫn còn một trái tim nhân hậu hay sao? Bạn nhiều hơn nhiều người ở điểm đó, bạn hơn người ta vì chí ít bạn được có mặt trên cõi đời này, hơn ông Hít Le kia ở một trái tim trong sáng. Thiết nghĩ rằng dù bạn thông minh, tài giỏi, may mắn hay là người theo đuổi trường phái hoàn hảo thì chắc chắn bạn cũng có khuyết điểm. Ban đầu nó có thể là điểm yếu, nếu không khắc phục nó sẽ trở thành khuyết tật khó lành. Bạn có nhớ đến quán quân The Voice Đức Phúc. Chúng ta công nhận với nhau rằng cậu ta có một giọng cậu ta có một giọng hát trời phú, cậu ta là một tài năng của âm nhạc Việt Nam. Nhưng bạn có thế thấy cậu ta cũng có khiết điểm đúng không? Cậu ta thiếu đi sự tự tin, cậu ta sợ chốn đông người. Rồi sau này cậu ta đã tự hoàn thiện mình và đã chọn đi theo con đường ca sĩ (công việc luôn phải đối diện với hàng trăm người). Chẳng phải giờ cậu ta đã trở nên nổi tiếng và được bạn các bạn trẻ yêu mến. Các bạn ạ! Ranh giới giữa khuyết điểm và khuyết tật chỉ cách nhau một “bức tường”. Điều mà bạn cần làm là khắc phục khuyết điểm ấy đừng để nó khiến bản thân bị khuyết tật, có như thế con đường bước tới thành công sẽ gần hơn.

Những khiếm khuyết, khuyết tật luôn là những trở ngại làm cho bạn cảm thấy khó khăn trong cuộc sống. Từ giao tiếp, hợp tác đến tử tưởng làm giàu, nó sẽ cản trở bản đi đến thành công. Hơn thế khuyết tật có thể sẽ làm ảnh hưởng đến người khác, biến bạn trở thành kẻ xấu bất kì lúc nào. Chúng ta sống là để hạnh phúc, là để tác động lẫn nhau tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp và để tìm thấy thành công cho bản thân. Vì vậy, bạn đừng bao giờ để khuyết tật trở thành rào cản của mình, đừng biến nó thành khó khăn và đừng nản chí trước khó khăn là thay đổi khuyết tật đó. Bởi bạn biết không? “Chúng ta sinh ra đã là một thành công”.

Bạn có đủ khả năng để đối diện với khuyết tật trong tâm hồn mình hay không? Thay vì che dấu, hãy cố gắng kiểm soát chúng, nuôi dưỡng cái thiện từ trong tâm hồn như một cách để khắc chế bản thân. Hãy tự xem mình là đối thủ để vượt qua bản thân, biết xấu hổ trước những hành động thiếu chuẩn mực…

ban tham khao roi lam nha

16 tháng 9 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Nghị luận quan điểm về một cuộc tranh luận có văn hóa

tham khảo:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Hai câu thơ trên đã thể hiện quan điểm sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu - “Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc” (theo cách nói của Phạm Văn Đồng). Một trong những mạch ngầm xuyên suốt trong tư tưởng về “đạo” của Nguyễn Đình Chiểu chính là “yêu nước thương dân”. Điều này đã được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Bằng niềm xúc động mạnh mẽ trước sự hi sinh của những người nông dân, tác giả đã xây dựng thành công bức tượng đài bi tráng, chân thực, hào hùng tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

Mở đầu tác phẩm, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện bối cảnh thời đại lúc bấy giờ qua những câu văn giàu cảm xúc: “Súng giặc đất rền/ Lòng dân trời tỏ”. Đó là bối cảnh gắn liền với tiếng súng cùng bước chân xâm lược của thực dân Pháp đối với dân tộc ta, nhưng cũng chính trong thời đại căng thẳng, sục sôi và quyết liệt đó, hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ vụt sáng với tư thế hiên ngang, lẫm liệt. Trước đây, họ chỉ là những con người quẩn quanh lối sống bình dị qua sự vất vả, tần tảo sớm hôm cùng ruộng đồng, nương bãi: 

“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn,
Toan lo nghèo đói”

Bằng những câu thơ ngắn, ngôn ngữ thơ bình dị, tác giả đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân trong cuộc sống thường nhật: “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ” và hoàn toàn xa lạ với việc binh đao. Họ chưa từng trải qua sự rèn luyện nơi “cung ngựa”, “trường nhung” và hoàn toàn lạ lẫm đối với những công việc như tập súng, tập khiên. Thông qua phần Lung khởi, tác giả đã hồi tưởng lại hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với những phẩm chất cần cù, lam lũ, đặc biệt là tinh thần căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Những câu văn gợi liên tưởng đến những tinh thần sục sôi chiến đấu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Như vậy, qua những động từ mạnh như “ăn gan”, “cắn cổ”, chúng ta có thể thấy được tinh thần căm thù giặc sâu sắc của người nông dân khi chứng kiến giặc ngoại xâm xâm chiếm bờ cõi.

Xuất phát từ ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm đó, họ tự giác đứng lên chiến đấu vì nghĩa lớn: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Người nông dân tự nguyện sẵn sàng xả thân, hi sinh để bảo vệ đất nước. Bởi vậy, trong trận nghĩa đánh Tây, họ xuất hiện với tư thế kiên cường, bất khuất và hành động quả cảm, mạnh mẽ: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”; “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có…”. Sự quyết liệt được tô đậm hơn nữa thông qua biện pháp liệt kê: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ”. Bởi vậy, dù trang bị, vũ khí hết sức thô sơ: “manh áo vải”, “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”,... nhưng họ vẫn bước ra chiến trường với tư thế dũng mãnh của người làm chủ: “cũng chém rớt đầu quan hai họ”. 

Tác phẩm kết thúc bằng lời khẳng định về sự hi sinh cao đẹp của người nông dân - nghĩa sĩ qua câu văn ngắn gọn tám chữ: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”. Từ ngữ “nghìn năm” đã gợi mở phạm trù thời gian vĩnh hằng để ngợi ca linh hồn bất tử của người nông dân. 

Để khắc họa thành công hình tượng người nông dân, nghĩa sĩ, tác giả đã sử dụng bút pháp hiện thực. Đây là một trong những đóng góp mới mẻ trong nền văn học trung đại - giai đoạn chủ yếu sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng. Nhờ vậy, hình tượng người nông dân đã hiện lên chân thực qua nhiều nét vẽ, từ dáng vẻ bề ngoài đến cuộc sống lao động cùng những tâm tư, suy nghĩ và hành động. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật để tăng sức gợi hình, gợi cảm như so sánh (“trông tin quan như thời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”), đối lập, đặc tả,...

Như vậy, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân, nổi bật là tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chống lại giặc ngoại xâm. Đó là những phẩm chất chung của nhân dân ta qua mọi thời đại, làm nên giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Tuy nhiên, qua việc sử dụng bút pháp hiện thực, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng người nông dân với những nét mới mẻ của sự bi tráng trong thời đại văn học trung đại Việt Nam.