K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc...
Đọc tiếp

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.
- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.
- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.
b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.
c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

1
14 tháng 12 2017

Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”:

- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc

- Khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề

- Gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn

b, Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép

c, Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiềuVẫn còn có bao điều tốt đẹpXa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệtHãy vì người, nếu mong họ vì con. Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạchTình thương yêu không mua được bằng tiềnCần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốtOán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên. Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậyMuốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòngThà mất cả, cố giữ gìn...
Đọc tiếp

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

 

Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch

Tình thương yêu không mua được bằng tiền

Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt

Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.

 

Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy

Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng

Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự

Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.

(Nói với con, Nguyễn Huy Hoàng, nguồn http://baophunuthudo.vn/article)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ 2 có tác dụng gì?

Câu 3: Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

Câu 4: Những lời tâm sự "nói với con" của nhà thơ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. Làm văn

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc "Sống thẳng mình" của con người trong cuộc sống hôm nay.

 

1
11 tháng 2 2020

Phần đọc hiểu

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ 8 chữ.

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng nhắc nhở người con giữ cho mình phẩm chất tâm hồn cao đẹp, trong sạch dù gặp hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.

Câu 3: 

- Tin vào những điều tốt đẹp, tử tế trên đời.

- Biết sống vì người khác.

Câu 4:  Suy nghĩ theo các hướng

- Sống tử tế, yêu thương

- Tình cảm của người làm cha, mẹ với con cái.

17 tháng 8 2016

1.Mở bài. 
- Những người có trình độ học vấn cao thường đạt được những thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Chúng ta ngưỡng mộ tài năng của họ nhưng không mấy ai nghĩ rằng họ đã phải trải qua bao gian khổ trong học tập, trong nghiên cứu khoa học… 
- Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào. 

2. Thân bài. 
* Ý nghĩa câu ngạn ngữ. 
- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của mỗi người. 
- Con đường học tập để có được học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay). 
- Học vấn mang lại niềm vui, hạnh phúc và lợi ích to lớn cho con người (hoa quả ngọt ngào). 
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ, chỉ có không ngại khó, không ngại khổ, con người mới có thể thành công trong học tập. 

* Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ. 
- Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở đó, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao. 
- Muốn có học vấn cao, phải nỗ lực học tập. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh… Lao động trí óc rất vất vả, phải lao tâm khổ trí. 
- Trong thực tế học tập và nghiên cứu, chúng ta thường gặp những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải dồn hết tâm huyết, sức lực để tìm hiểu, khám phá và giải quyết. Cần có thái độ kiên trì, vượt khó, thắng không kiêu, bại không nản. 
- Quá trình học tập sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhiều người phải vừa lao động kiếm sống, vừa học tập. 
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập là Bác Hồ. Lúc còn trẻ, Bác phải làm phụ bếp dưới tàu biển, trong khách sạn, làm công nhân khuân vác ngoài bến cảng, quét tuyết ở công viên, làm thợ ảnh, làm báo … Tuy phải làm rất nhiều nghề vất vả để hoạt động cách mạng, nhưng Bác vẫn chuyên cần học tập nên đã đạt đến trình độ học vấn cao. 
(- Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người xung quanh, đương thời hoặc trong lịch sử để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.) 

* Mở rộng vấn đề. 
- Không nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mặt kiến thức. Học vấn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quí. 
- Để đạt được những điều đó, mỗi người cần cố gắng không ngừng. từ bỏ một thói xấu hoặc làm một việc tốt cũng là vượt qua khó khăn, thử thách. 
- Không phải khi nào cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Thực ra, trong học tập vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học thì sự say mê làm vơi đi mệt nhọc, kết quả học tập sẽ rất khả quan. 

3. Kết bài. 
- Ai cũng muốn hái những hoa quả ngọt ngào trên cây học vấn. Nhưng nó chỉ dành cho những người chấp nhận những chùm rễ đắng cay. 
- Thế hệ trẻ ngày nay muốn trở thành người có học vấn, muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học thì phải tự trang bị cho mình tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên con đường học tập

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Hoạt động sáng tạo của con người luôn là vô tận, nhưng điều gì thúc đẩy sự sáng tạo của họ thì là một câu hỏi lớn. Theo như nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca thì nó xuất phát từ câu nói “tôi không biết”. Đó là khi chúng ta, hay chính các nhà thơ, nhà nghệ sĩ, họ tìm thấy những chủ đề này thật hay, thật sinh động, và ta sẽ viết, sẽ sáng tác về nó. Chính những cái suy nghĩ như vậy, họ bắt đầu sáng tác, những bài thơ tình đẫm nước mắt, những bản nhạc khiến người nghe phải rơi lệ, hay những bức vẽ khiến người khác nhìn vào và mỉm cười .. tất cả đều xuất phát từ sự ham học hỏi. Họ sáng tác ra một khối tác phẩm đồ sộ rồi chỉ để trả lời cho câu hỏi tình yêu có thực sự đẹp chăng như nhà thơ Xuân Diệu, hay cuộc sống thật  như nhà thơ Hàn Mặc Tử ... tất cả những thứ được cho là tầm thường đó đều trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận trong họ. Những suy tư về cuộc sống qua cái nhìn nghệ sĩ đều được nhân cách hóa và trở thành cái gì đó hay và ý nghĩa, nó được gọi là sự vật qua con mắt của kẻ si tình. Cảm xúc của họ dành cho cuộc sống này luôn đong đầy và chiếm phần nhiều hơn người khác, họ yêu cuộc sống tự tại, tự do sáng tác và cùng nghiền ngẫm những tác phẩm của mình. Bởi vậy, những tác phẩm đó luôn mang theo những triết lý nhân sinh sâu sắc, những bài học cuộc sống ý nghĩa. Và đó chính là giá trị to lớn của nghệ thuật.

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết....
Đọc tiếp

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.

Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc chấp nhận mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn."

Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghích cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.

(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr38)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành theo quan điểm của tác giả?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần của tác giả không? Vì sao?

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những trách nhiệm của mỗi công dân. Và thế hệ trẻ - “mùa xuân của đất nước”, là những người tiên phong trong công cuộc ấy hiện nay. Giữ gìn bản sắc văn hóa chính là bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức rõ ràng về độc lập chủ quyền của đất nước. Trong thời đại công nghệ phát triển, xu thế toàn cầu hóa ngày một mạnh mẽ thì việc bảo vệ truyền thống của dân tộc trên nhiều bình diện càng cần được quan tâm. Là những con người giàu sức trẻ, nhiệt huyết và tinh thần sáng tạo, các bạn trẻ có rất nhiều cách để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những sản phẩm nghệ thuật của âm nhạc, hội họa, điện ảnh,…được những nghệ sĩ trẻ kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống. Thị hiếu công chúng cũng ngày càng mặn mà với những sản phẩm lấy cảm hứng từ chất liệu văn hóa dân gian. Không chỉ vậy, các bạn trẻ còn biết tận dụng thế mạnh về ngoại ngữ của mình để giới thiệu cho bạn bè quốc tế những nét đẹp về con người, cảnh quan, ẩm thực Việt. Ta có thể kể đến Vàng Thị Dế - cô gái người Mông đã lan tỏa vẻ đẹp của vải lanh đến với đồng bào cả nước và bạn bè thế giới. Vải lanh vốn được dệt thủ công từ cây lanh, là sản vật của đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi xuống Thủ đô học Đại học, Dế đã chăm chỉ tìm tòi, tự lập website và fanpage về vải lanh của riêng mình. Tấm vải quý giá nay không chỉ xuất hiện trên trang phục của người phông mà còn được thiết kế thành túi, khăn, áo,… rất dễ ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Sự sáng tạo hài hòa giữa truyền thống và hiện đại này đã thu hút người mua. Từ đó, Dế đã giúp nhiều gia đình Mông tăng thêm thu nhập. Nét đẹp núi rừng Việt Nam cũng được đi xa hơn, được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận những người trẻ có tư tưởng sính ngoại, coi thường văn hóa truyền thống. Hoặc, có những người lại có quan điểm sai lệch về bảo tồn văn hóa, cố thủ sự lạc hậu. Đây đều là những hiện tượng cần loại trừ. Hai tiếng “Bản sắc” chính là chìa khóa để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là dấu “vân tay” nhận diện mỗi chúng ta. Chính vì vậy, hãy sử dụng tài năng, sức trẻ và mọi cơ hội để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hiến ngàn đời.