K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2017

Từ một học sinh yếu kém trong học tập, sau khi nhận được sự động viên từ bạn bè, gia đình, thầy cô em đã cố gắng học tập chăm chỉ. Tối nào, em cũng học bài ít nhất 2h, hoàn thành xong bài tập, ôn bài cũ và đọc trước bài của ngày hôm sau. Những ngày nghỉ, em tranh thủ làm thêm các bài tập trong sách bài tập và sách nâng cao.

Hết học kì 1 em đã đạt học sinh khá. Hết năm, em đã trở thành học sinh giỏi. Đây cố gắng thay đổi về lượng (kiến thức, kĩ năng làm bài,...) dẫn đến sự tiến bộ của bản thân em, giúp em trở nên tốt hơn.

1 tháng 4 2017

Ví Dụ : -Em là tay vợt cầu lông xuất sắc của lớp và mới được chọn vào đội tuyển cầu lông của trường. Trong đội tuyển mọi người cạnh tranh nhau rất gay gắt nhưng cũng hết sức thân thiết, luôn giúp đỡ mọi người xung quanh. Em cũng được các anh chị giúp đỡ rất nhiều, dần dần đã có trình độ ngang bằng với các anh chị. Khi mới vào đội, em chỉ là cây dự bị của đội. Nhưng hiện tại, em đã là cây vợt chính của đội, thường xuyên được đi tham gia các giải đấu của tỉnh. Lần mới nhất, em đã đạt huy chương vàng hội thể dục thể thao của Tỉnh

-Từ tiểu học đến trung học cơ sở phải trải qua 5 lớp , thi vào trường mình muốn (điểm nút) trong đó vốn kiến thức luôn được tăng dần theo từng lớp. Lên đến thcs (chất mới) lại tiếp tục quá trình tiếp nhận kiến thức thay đổi lượng

1 tháng 4 2017

Từ một học sinh yếu kém trong học tập, sau khi nhận được sự động viên từ bạn bè, gia đình, thầy cô em đã cố gắng học tập chăm chỉ. Tối nào, em cũng học bài ít nhất 2h, hoàn thành xong bài tập, ôn bài cũ và đọc trước bài của ngày hôm sau. Những ngày nghỉ, em tranh thủ làm thêm các bài tập trong sách bài tập và sách nâng cao.
Hết học kì 1 em đã đạt học sinh khá. Hết năm, em đã trở thành học sinh giỏi. Đây cố gắng thay đổi về lượng (kiến thức, kĩ năng làm bài,...) dẫn đến sự tiến bộ của bản thân em, giúp em trở nên tốt hơn.

15 tháng 1 2022
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng thể hiện như thế nào?

Làm rõ mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thực chất là trình bày, phân tích mối quan hệ biện chứng hay quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy

Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong học tập

Nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn.Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi Game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.

 

 

15 tháng 1 2022

thiếu tham khảo ạ