K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2019

Chọn đáp án: B.

1 tháng 9 2021

B

(Hoàn cảnh sáng tác của bài "Lặng lẽ Sa Pa" là:

- Năm 1970

- Thời kì miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa

- Là kết quả của chuyến đi công tác lên Lào Cai của tác giả

- Được rút từ tập "Giữa trong xanh" in lần đầu năm 1972)

24 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

=> Gợi ý:- Trong nhan đề "Lặng lẽ Sa Pa", tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ ( "Lặng lẽ Sa Pa" thay vì "Sa Pa lặng lẽ").- Cách sắp xếp này có dụng ý thể hiện chủ đề của truyện ngắn là: thông qua việc viết về nơi nghỉ mát êm đêm, thơ mộng, Nguyễn Thành Long muốn ca ngợi những con người lao động lặng lẽ, âm thầm, cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn,ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...
Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” tôi được coi là người cô độc nhất thế gian. Cũng đúng thôi bởi vài năm nay tôi chỉ sống quanh quẩn trên đỉnh núi Yên Sơn. Công việc của tôi là làm công tác khí tượng. Cái đỉnh núi này cao 2600m. Quanh năm tôi chỉ làm bạn với mây mù và tiết trời lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người giữa chốn mênh mông lạnh lẽo này. Đúng là ông trời không phụ lòng ai đã cho tôi có cuộc gặp gỡ đầy...
Đọc tiếp

Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” tôi được coi là người cô độc nhất thế gian. Cũng đúng thôi bởi vài năm nay tôi chỉ sống quanh quẩn trên đỉnh núi Yên Sơn. Công việc của tôi là làm công tác khí tượng. Cái đỉnh núi này cao 2600m. Quanh năm tôi chỉ làm bạn với mây mù và tiết trời lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người giữa chốn mênh mông lạnh lẽo này. Đúng là ông trời không phụ lòng ai đã cho tôi có cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ. Để lại nhiều cảm xúc chất chứa trong lòng.

Để có được cuộc gặp gỡ này một phần cũng là nhờ bác lái xe. Bởi bác đã giới thiệu tôi cho mọi người biết về tôi. Tôi gặp được bác lái xe trong một lần đẩy cây chắn ngang xe của bác. Nghĩ lại chuyện đó tôi càng cảm thấy xấu hổ hơn. Chỉ vì ước nguyện mong muốn gặp người của mình mà đã ngáng đường xe bác đi. Ấy vậy mà bạn vẫn thông cảm và hiểu cho tôi không hề trách mắng tôi nửa lời. Từ đó bác rất hay lên thăm tôi thi thoảng mua sách hay những thứ tôi cần.

Như thường lệ, nhìn thấy bóng xe của bác từ phía xa xa tôi đều rất vui và nhanh chân chạy tới. Biếu bác củ tam thất nhỏ vừa mới đào lên để bác về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái mới ốm dậy. Bác lái xe giới thiệu nhanh với tôi về ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ. Bác gợi ý cho tôi dẫn khách lên thăm nhà – chính nơi tôi đang làm việc.

Bởi sống một mình nên tôi thường trồng thêm hoa như hoa dơn; hoa thược dược hay hoa hồng phấn… Mỗi loài hoa có những sắc xanh đỏ riêng xen kẽ nhau rực rỡ. Tuy không trồng nhiều nhưng tần đó cũng đủ làm nức lòng các khách nơi xa khi đến đây. Cô kỹ sư trẻ tuổi xinh đẹp kia cũng là một trong số đó. Khi nhìn thấy vườn hoa tôi trồng cô ấy đã ô lên một tiếng thích thú. Cô ấy chính là cô gái đến từ Hà Nội đầu tiên tới thăm thôi. Chính vì thế mà không có lý do nào tôi lại không tặng cho cô ấy một bó hoa tươi cả.

Để không lỡ dở cuộc hành trình của mình. Bác lái xe chỉ có thể cho tôi gặp gỡ những người bạn mới quen trong vòng 30 phút. Vì vậy mà tôi cần tranh thủ và trân trọng từng phút giây quý giá này. Tôi chỉ xin hai người họ 5 phút để nói về câu chuyện của mình. Thời gian 20 phút còn lại tôi muốn được họ kể về câu chuyện dưới xuôi. Tôi muốn biết tình hình dưới đó bây giờ ra sao về kinh tế, con người thay đổi như thế nào?

Tôi bắt đầu kể cho họ nghe về công việc mình đang làm. Công việc đó gắn liền với chiếc máy nằm ở ngoài vườn kia. Hàng ngày tôi đo gió, đo mưa, đo nắng và tính mây tính chấn động. Dự báo được thời tiết xảy ra hàng ngày để phục vụ bà con lao động sản xuất và chiến đấu. Vừa kể tôi lại vừa giới thiệu từng loại máy cho bác. Nào là máy đo mưa, khi mưa xong thì đổ nước mưa thu được ra cốc phân li rồi đo. Tiếp theo là máy nhật quang kí, máy này dùng để đo được mức độ nắng mưa dựa trên khả năng thiêu đốt giấy. Tiếp đó là các loại máy đo gió, đo mây,… đây là các loại máy móc phục vụ công việc hàng ngày của tôi. Tôi sử dụng chúng trong quá trình lấy số liệu. Báo về bằng bộ đàm chuyên dụng trong một khoảng thời gian cụ thể. Bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và mười một giờ sáng.

Công việc cũng khá đơn giản không mấy khó khăn. Chỉ cần nắm chắc được các kiến thức khoa học là được. Vào những hôm thời tiết khắc nghiệt, gió thổi vù vù lạnh thấu xương. Phải chạy ra vườn lúc một giờ sáng thì thật khó có thể diễn tả được. Khi xong việc quay trở lại giường ngủ thì không tài nào ngủ nổi được nữa.

Bỗng nhiên giọng tôi nghẹn lại khi nói đến đây. Cảm giác như có thứ gì đó đè nén nghẹn ngào khó tả. Khi tôi ngẩng đầu lên cô kỹ sư trẻ vẫn đang chăm chú nhìn lắng nghe câu chuyện của tôi. Ông họa sĩ dục tôi: “Anh kể tiếp đi”. Tôi không kể nữa mà lảng sang chuyện khác. Bởi tôi sẽ không kìm được cảm xúc nếu kể tiếp. Tôi vui vẻ nói: “Thôi mời cô và ông vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đó.”

Vì cũng sống một mình nên căn nhà của tôi cũng khá đơn sơ. Một chiếc giường nhỏ, một chiếc bàn học và một giá sách cạnh đó. Có lẽ như thế cũng đủ cho những người sống một mình như tôi. Tôi rót nước và mời ông cùng cô kỹ sư trẻ tuổi. Nhưng cô ấy đang mải mê với chồng sách của tôi nên tôi chỉ lẳng lặng để nhẹ cốc nước ở phía trước mặt. Uống ngụm chè mà tôi pha, ông họa sĩ thích thú nói: “ Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?”

Nghe ông nói vậy tôi sững sờ, tôi đoán là do bác tài xế đã nói với họ trước đó. Tôi vội vàng khua tay thanh minh: “Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”

Nói thế thôi chứ cũng đôi khi tôi nghĩ mình là cô đơn. Suy cho cùng khi ngẫm lại tôi lại thấy tôi không hề cô đơn tí nào cả. Tôi còn có công việc mà vả lại công việc đó của tôi cũng gắn liền với nhiều anh em đông chí dưới kia. Còn nói về việc thèm người thì tôi công nhận. Nhiều lúc như vậy tôi lại nói với lòng mình rằng: “Mình sinh ra ở đâu và làm việc vì cái gì? Mình phải có trách nhiệm và cống hiến hết mình. Mà đâu chỉ mình tôi thèm người bác lái xe cũng thế còn gì, những hôm bác ấn còi inh ỏi mà tôi không chịu xuống là bác lại mò lên tận đây.”

Tôi quay sang cô kỹ sư và nói vui: Và cô thấy đấy, tôi còn có cả sách làm bạn nữa cơ mà. Bỗng nhiên ông họa sĩ hỏi tôi: “Quê anh ở đâu?”. Tôi không ngần ngại mà nói kể cho ông nghe. Tôi quê ở Lào Cai và tôi có một người cha tuyệt vời lắm. Hai bố con chúng tôi đều viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả bố tôi đã thắng tôi 1-0. Trong dịp tết vừa rồi có một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi làm tại Sa Pa. Tiếc là hôm đó tôi lại không có ở đấy. Thế nhưng các chú ấy đã cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói rằng nhờ có tôi góp một phần công lao phát hiện ra đám mây nhỏ ngày ấy. Không quân ta đã hạ được nhiều phản lực của Mĩ ở trên cầu Hàm Rồng. Cảm xúc lúc ấy dường như vỡ òa vì hạnh phúc. Chú ấy nhắc đến bố tôi, ôm tôi mà lắc: “Thế là một – hòa nhé!”. Chú nói vậy thôi chứ tôi còn cần học hỏi nhiều từ bố tôi lắm.

Bất giác tôi quay sang thấy ông họa sĩ đang hí hoáy với cuốn sổ trên gối. Thì ra là bác đang vẽ tôi, nhưng tôi thấy mình chưa thực sự xứng đáng. Dù vậy nhưng tôi vẫn ngồi yên để bác vẽ không dám đứng lên một cách vô lễ. Chứa đựng trong những nét phác họa nhanh của bác là tâm huyết và tình cảm bên trong.

Tôi biết còn có rất nhiều người xứng đáng hơn tôi. Tôi nhanh nhảu nói: “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi”

Đó đều là những con người cống hiến hết mình và hi sinh thầm lặng giữa chốn lạnh lẽo hoang vu này. Tất cả đều dựng xây nên quê hương đất nước. Nói đến đây tôi thoáng thấy được nét đượm buồn đầy ưu tư trên khuôn mặt của ông họa sĩ già. Bởi tôi không giỏi đoán được những suy nghĩ của người con gái. Vì vậy tôi cũng không biết cô kỹ sư trẻ đang nghĩ gì nữa. Có thể là đang suy nghĩ về chuyện tôi kể hoặc cảm xúc trong những trang sách. Cũng có thể là những chuyện đã qua. Tuy tôi không thể đoán được. Nhưng chắc rằng trong cô ấy đang dạt dào cảm xúc khó tả. Có lẽ là muốn lưu lại chút gì tại nơi này nên cô đã kẹp chiếc khăn tay vào cuốn sách cho tôi. Thế nhưng vì phép lịch sự, vì suy nghĩ bồng bột trong chốc lát. Tôi gào lên: “ô, cô còn quên khăn mùi xoa đây này”. Sau đó cuộn chiếc khăn lại và trả cô. Cô ngượng ngùng nhận lại chiếc khăn rồi ngoảnh mặt quay đi.

Tôi đúng là một thằng con trai vô tâm phải không các bạn? Chính vì sự vô tâm ấy mà tôi đã không hiểu ý của người con gái ấy. Cho đến bây giờ khi nhận ra rồi thì chuyện đó đã trở thành quá khứ. Ba mươi phút trôi qua thật nhanh, đã đến lúc tôi phải tiễn hai vị khách đặc biệt này rồi. Ông họa sĩ già ôm chặt vai tôi lắc mạnh và nói đầy hứa hẹn: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?”. Còn cô kỹ sư trẻ nắm tay tôi và nói câu nhẹ nhàng: “Chào anh”. Có một tình cảm nghẹn ngào ẩn chứa trong đó. Có lẽ cả tôi và cô ấy đều trào dâng lên một cảm xúc tột cùng nào đó. Tôi vội vàng xách túi trứng dúi vào tay ông họa sĩ và nói: “Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé”. Tôi rất sợ cái cảm giác chia ly, sợ phải nói lời chào tạm biệt và sợ phải rời xa cái được gọi là “hơi người”. Tôi chạy vào nhà và nhìn mãi hình bóng cái xe cho đến khi khuất hẳn.

Đó là câu chuyện về cuộc gặp gỡ đặc biệt nơi núi rừng giá lạnh. Tôi đoán rằng trong con mắt của ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ hay những người khác nữa. Họ sẽ tự hỏi rằng tại sao tôi lại phải chịu khổ sở đến như vậy? Sao tôi lại bỏ phí tuổi trẻ của mình để ở đây? Tuổi trẻ nên được bay bổng khám phá trải nghiệm sao tôi lại chọn sống ở đây với cuộc sống cô đơn? Tôi không hề cảm thấy buồn trái lại còn rất vui. Bởi vì tôi đã đóng góp một phần công sức nhỏ của mình cho quên hương đất nước này. Cống hiến tuổi trẻ của mình cho non sông Tổ quốc để cho đất nước quốc gia ngày một đi lên và phát triển. Hy vọng thế hệ sau này cũng sẽ có những con người như tôi hay như ông kỹ sư. Hay đồng chí nghiên cứu sét – những con người Lặng lẽ Sa Pa.

0
18 tháng 8 2017

1 – c; 2 – b; 3 - d; 4 - a

31 tháng 1 2018
Câu nói không chỉ thông báo về thời gian mà còn ngụ ý: "Tôi rất tiếc.”. Đây là câu mang nghĩa hàm ý
31 tháng 1 2018

không phải đau bạn từ trời ơi biểu thị thái độ gì của anh thanh niên cơ

8 tháng 1 2022

Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng có những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có một sức hút kì lạ. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn đặc sắc, để lại trong lòng mỗi người đọc chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ.

Truyện không có những tính cách phi thường, những chiến công vang dội...như ta đã bắt gặp trong nhiều truyện ký viết nhiều về chiến tranh thời chống Mỹ. Nguyễn Thành Long có một lối viết nhẹ nhàng nhiều chất thơ; thiên nhiên hiện hình dưới một màu áo trữ tình ấm áp lòng người đến lạ lùng. Đó là những người lao động bình thường, đáng mến, rất vĩ đại.

Bốn con người được nhà văn nói đến, già có, trẻ có, trai có, gái có, ngoài bác lái xe ra, ba nhân vật còn lại là những tri thức xã hội chủ nghĩa: ông họa sĩ, anh cán bộ khoa học và cô kỹ sư mới ra trường. truyện hầu như không có cốt truyện; thế mà cuộc gặp gỡ giữa họ khó phai mờ trong tâm trí của chúng ta

Bác lái xe tốt bụng, vui chuyện như một nhân vật dẫn chuyện nhưng làm ta khó quên. Ông họa sĩ già từng trải, xin an hem cơ quan hoãn " bữa tiệc "để đi chuyến đi thực tế "cuối cùng lên tây bắc trước lúc về hưu" Ngòi bút " như là một quả tim nữa của ông suốt đời ông " đi" và " vẽ ", ông " Khao khát " nghệ thuật vì thế mà ông thêm yêu cuộc sống, yêu thêm con người. Nửa giờ ông trò chuyện với thanh niên, và thái độ chân tình của ông đối với cô kỹ sư như tình " cha con " , làm ta cảm phục và yêu kính ông , vì ông là một nghệ sĩ chân chính, một trí thức lịch duyệt, một nhân cách đẹp có đời sống nội tâm phong phú.

Anh thanh niên là nhân vật được tác giả dành cho nhiều ưu ái, miêu tả sâu sắc, để lại nhiều ấn tượng đẹp. Về ngoại hình, anh có "tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ". Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm sương mù lạnh lẽo. Lao động và hiệu quả là thước đo phẩm giá con người. Anh làm công tác khí tượng "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào việc dự báo thời tiết trước hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Anh lấy số liệu và báo cáo về "nhà" thật chính xác. Những đêm mưa tuyết, lạnh cóng, anh vẫn cắm đèn bão ra vườn lúc một giờ sáng, gian khổ không thể nào nói hết. Anh có công trong việc phát hiện ra một đám mây xốp trên bầu trời Hàm Rồng để không quân ta bắn hạ được nhiều máy bay Mỹ. "Người cô độc nhất thế gian mà như vậy ư?

Giá trị đích thực ở anh là lẽ sống đẹp. Anh rất "thèm" người, nhưng không phải là "nỗi nhớ phồn hoa nơi đô thị". Anh luôn tự hỏi mình: "mình sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Một ý thức trách nhiệm làm ta cảm phục. Anh biết lấy sách để "trò chuyện", để học tập tiến bộ, trau dồi kiến thức. Anh nói về mình hồn nhiên, khiêm tốn. Anh không muốn ông họa sĩ vẽ chân dung mình. Anh ca ngợi ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ khoa học lập bản đồ sét, và theo anh, đó là "những con người làm việc là lo nghĩ.....cho đất nước".

Anh còn có một tấm lòng nhân hậu cao đẹp. Anh gửi biếu vợ bác lái xe vừa ốm dậy củ tam thất. Anh tặng cô kỹ sự lên thăm "nhà" mình một bó hoa rõ to và đẹp. Anh gửi các vị khách một làn trứng để ăn trưa. Toàn là cây nhà lá vườn, nhưng đằng sau món quà ấy là cả một tấm lòng cao cả, đầy tình người. Anh là một trí thức có lối sống ứng xử lịch sự, ấm áp tình yêu thương.

Cô kỹ sư trẻ được tác giả phác họa một vài nét nhưng thật duyên dáng. Cử chỉ cô "ôm bó hoa vào ngực", cô lắng tai nghe câu chuyện của anh thanh niên rồi tự trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc để trên mặt bàn - Mới bước vào đời gặp anh thanh niên tựa như một tấm gương, tự soi để tự hiểu mình, nghĩ về mối tình nhạt nhẽo mà cô đã chối bỏ, "về con đường cô đang đi tới": cô đẹp như những đóa hoa cô đang cầm trên tay.

Đó là những nhân vật, những tâm hồn trong trẻo, bình dị, hồn hậu và ngập tràn tình thương. Nguyễn Thành Long không tô hồng, mà chỉ thoáng gợi lên "một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra... những nhận xét nho nhỏ như khẽ nhắc người đọc" (Tô Hoài) mà thấm thía vô cùng. Vì đó là sắc màu, ý vị của cuộc sống.

Anh thanh niên đã tâm sự với nhà họa sĩ: "Cháu thấy cuộc đời đẹp quá !". Quả vậy, truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đã giúp ta yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người. và câu thơ của Thanh Hải chợt ngân vang trong lòng, làm ta xúc động về "một mùa xuân nho nhỏ/ lặng lẽ dâng cho đời...".

8 tháng 1 2022

Giúp mình với ạ

25 tháng 8 2018

●   “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

●   In trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.

1 tháng 9 2021

Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" được sáng tác trong hoàn cảnh sau:

- Năm 1970

- Thời kì miền Bắc trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa

- Là kết quả của chuyến đi công tác lên Lào Cai của tác giả

- Được rút từ tập "Giữa trong xanh" in năm 1972

23 tháng 1 2022

Chủ đề: Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

 Ngoài nhân vật chính là anh thanh niên, các nhân vật phụ, bác lái xe, cô kĩ sư, bác lái xe và các nhân vật gián tiếp, đã góp một phần không nhỏ đến sự thành công của truyện.