K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2022

Tham Khảo 

+ Thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe

+ Thái độ của thi nhân khi đọc thơ và việc thi nhân nói về tác phẩm của mình:

+ Thi nhân đọc rất cao hứng, sảng khoái và có phần tự đắc: “ Đọc hết văn vần sang văn xuôi/Hết văn thuyết lý lại văn chơi”

+ Thi nhân kể tường tận, chi tiết về các tác phẩm của mình: “Hai quyển khối tình văn lý thuyết/ Hai khối tình còn là văn chơi/ Thần tiên, giấc mộng văn tiểu thuyết….”

+ Giọng đọc: đa dạng, hóm hỉnh, ngông nghênh có phần tự đắc.

=> Đoạn thơ cho thấy thi nhân rất ý thức về tài năng văn thơ của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ “cái tôi” cá thể. Ông cũng rất “ngông” khi tìm đến trời để khẳng dịnh tài năng. Đây là niềm khát khai chân thành trong tâm hồn thi sĩ.

- Thái độ của người nghe: Rất ngưỡng mộ tài năng thơ văn của tác giả.

+ Thái độ của trời: khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, văn trần được thế chắc có ít, văn chuốt như sao băng…

+ Thái độ của chư tiên: xúc động, hâm mộ và tán thưởng…Tâm nở dạ, cơ lè lưỡi…

=> Cả đoạn thơ mang đậm chất lãng mạng và thể hiện tư tưởng thoát li trước cuộc đời.

- Thi nhân trò chuyện với trời:

+ Thi nhân kể về hoàn cảnh của mình =>Trong văn chương việc thể hiện họ tên trong tác phẩm chính là một cách để khẳng định cái tôi cá nhân của mình.

+ Thi nhân kể về cuộc sống: Đó là môt cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, coi thường. Ở trần gian ông không tìm được tri âm, nên phải lên tận cỏi trời để thoả nguyện nỗi lòng.

=> Đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ, một cuộc sống cơ cực không tấc đất cắm dùi, thân phận bĩ rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn.

=> Qua đoạn thơ tác giả đã cho người đọc thấy một bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn nhà thơ khác.

=> Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ này.

- Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân:

+ Nhiệm vụ trời giao: Truyền bá thiên lương. =>Nhiệm vụ trên chứng tỏ Tản Đà lãng mạn chứ không hoàn toàn thoát li cuộc sống. Ông vẫn ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đời để đem lại cuộc sống ấm no hành phúc hơn.

+ Thi nhân khát khao được gánh vác việc đời => đó cũng là một cách tự khẳng định mình trước thời cuộc.
=> Như vậy có thể nói trong thơ Tản đà cảm hứng lãng mạng và cảm hứng hiện thực đan xen khăng khít.

7 tháng 8 2018

=> Đáp án C

24 tháng 3 2021

Ông Trời thì khen rất nhiệt thành:

   Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

   Vãn trần được thế chắc có ít!

   Nhời văn chuốt dẹp như sao băng!

   Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

   Ếm như gió thoảng, tình như sương!

   Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!

   Để rồi tác giả còn được mời để xưng tên tuổi nữa. Đoạn thơ này thể hiện khá rõ cá tính và niểm khao khát chân thành của thi sĩ. Tản Đà đã rất ý thức vể tài năng của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi” đó. Tản Đà rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng thượng đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hổn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới văn chương rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ tri âm, phải lên tận cõi tiên này mới có thể thoả nguyện. Vào đầu những năm 20, khi thơ phú nhà nho tàn cuộc mà thơ mới chưa ra đời, Tản Đà là nhà thơ đầu tiên trong văn học Việt Nam đã dám mạnh dạn hiện diện bản ngã “cái tôi” đó. Giọng kể của Tản Đà rất phong phú, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh,  tự đắc.

9 tháng 2 2022

Tham Khảo:

Nhà thơ Tản Đà - một ngôi sao sáng trên thi đàn Việt Nam vào giữa những năm 20 của thế kỉ XX, sống giữa hai thế hệ Nho học và Tây học, thơ của Tản Đà được xem như viên gạch nối giữa hai thời đại văn học trung đại và hiện đại. Phong cách thơ Tản Đà đầy cá tính, đặc biệt là tính "ngông", bài thơ "Hầu Trời" đã thể hiện cái tôi ngông của tác giả cũng như nỗi ngậm ngùi trước cảnh ngộ bản thân và các nghệ sĩ đương thời, đồng thời bộc lộ một trí tưởng tượng đầy phóng túng và tấm lòng ưu ái của Tản Đà.

Bài thơ được bắt đầu với cách vào đề rất độc đáo và có duyên, tác giả tạo ra một câu chuyện vừa có cảm giác không có thật lại vừa tạo niềm tin là câu chuyện có thật, kích thích sự tò mò cho người đọc, đó là câu chuyện "lên tiên - hầu trời" của Tản Đà với một giọng kể đầy li kì, hấp dẫn. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, nhà thơ đã vẽ nên một quang cảnh tiên giới vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm "cửa son đỏ chói", "thiên môn đế khuyết", "ghế bành như tuyết vân như mây". Hơn thế, tác giả còn diễn tả sự tiếp đón có phần long trọng của Trời đối với mình "Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc", "pha nước để nhấp giọng", sau khi trải qua tuần tự các bước lên trời, tiếp đón, Tản Đà bắt đầu đi vào công việc của mình, đó là việc đọc văn "hầu trời". Đây chính là lúc nhà thơ hào hứng và tự hào nhất bởi được Trời mời lên đọc văn, thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc với văn thơ của mình:

"Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn lý thuyết lại văn chơi

Đương cơn đắc ý đọc đã thích

Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn."

Nhân vật trữ tình đã có một cơ hội đặc biệt để phô trương sự nghiệp văn chương và tài năng của mình, đến mức "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay" nghĩa là cả Trời và Chư tiên đều cảm thấy phấn khích, xúc động và tán thưởng cùng hâm mộ trước tài năng và sự giàu có của kẻ đang hầu trời. Có thể thấy, cả một đoạn thơ dài dường như chỉ là lời tự đắc và khoe khoang của tác giả, bộc lộ một cái tôi Tản Đà rất ngông nghênh, độc đáo và đầy cá tính. Tuy nhiên điều đó cũng thể hiện rằng Tản Đà ý thức rất rõ về tài năng của bản thân và khao khát được khẳng định tài năng của mình. Sau khi trình bày sự nghiệp thơ văn, thi nhân giới thiệu về mình và nói về cảnh ngộ của người làm văn:

"Văn chương hạ giới rẻ như bèo,

Kiếm được đồng lãi thực rất khó.

Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều,

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu."

Đó là thực tế nghề văn, tuy cũng là nghề kiếm sống nhưng bèo bọt, cuộc sống của kẻ theo đuổi nghề văn đầy cơ cực, nghèo khó, đến một tấc đất để ở cũng không có, lại thêm thân phận bị coi thường, rẻ rúng và o ép nhiều bề. Nhà Trời nghe cũng thấu hiểu và khuyên nhủ, an ủi "Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết", nhưng Tản Đà vẫn thầm trách sự bất công đó của nhà trời. Bán văn trên Trời được nhiều thiên tiên đón nhận nồng nhiệt, nhưng với tấm lòng ưu ái của mình, Tản Đà vẫn chấp nhận quay trở về hạ giới để gánh vác "việc thiên lương của nhân loại" mà Trời sai cho. Trở về trần thế trong tâm trạng ngậm ngùi, chua xót "Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi", tiếng gà và tiếng người đã đánh thức nhà thơ, để rồi Tản Đà lại thèm khát được lên trời, một năm có ba trăm sáu mươi đêm "Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!", có lẽ không chỉ một năm mà có khi cả một đời người thi sĩ vẫn phải thèm khát như thế.

 

30 tháng 3 2017

=> Đáp án D

2 tháng 4 2021

Trả lời:

Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

25 tháng 7 2023

Chọn A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Chọn phương án: C

3 tháng 1 2018

Biện pháp tu từ: nhân hóa: mặt đất kiệt sức...

Điệp ngữ: “mưa mùa xuân”

Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mưa mùa xuân đã mang lại cho mặt đất sức sống, tràn lên các nhánh lá mầm non. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

chào ( ^_^)