K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Trong lịch sử của dân tộc, có những trường hợp một văn kiện chính trị lại trở thành một áng văn chương có sức lay động lớn. Một vài tác phẩm như:

- Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh

- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 2

Các tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ: Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Tự tình, Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm, Tắt đèn,...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Câu chuyện tình yêu gây ấn tượng với em là mối tình Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Trong truyện Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga yêu Lục Vân Tiên nhưng phải chịu nỗi đau ly biệt, nhưng không vì thế mà nàng từ bỏ, từ đầu đến cuối nàng vẫn luôn một lòng, một dạ, chung thủy đối với Lục Vân Tiên, thậm chí nàng còn tìm đến cái chết nhưng được cứu sống. Và tấm lòng son sắt thủy chung của nàng đã được báo đáp bằng kết thúc viên mãn của nàng và Lục Vân Tiên.

- Theo em điều kiện để tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học là: tình yêu đó phải là một tình yêu đẹp như tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình… Và sau thứ tình cảm đó phải là vẻ đẹp của đức tính, phẩm chất.

NG
30 tháng 1

 Ví dụ về hình thức đố Kiều như:

Đố:

“Truyện Kiều” anh đã thuộc làu

Đố anh kể được một câu năm người?

Giải:

  Này chồng, này mẹ, này cha

Này là em ruột, này là em dâu!

- Bài Vịnh Kiều (Đỗ Như Tâm):

  “Sắc tài có một đỉnh đình đinh,

Khắp cả giang sơn tiếng nổi phình.

  Duyên chị mà em theo lẽo đẽo,

Nợ chàng rồi thiếp sạch sành sanh.

  Ra đi đầu đội muôn phần hiếu,

Trở lại vai mang một chéo tình.

Mười mấy năm trời nhơ rửa sạch,

Khúc đờn nhàn khảy tính tình tinh.”

- “Lẩy Kiều” có thể hiểu là lựa chọn những câu thích hợp trong số 3.254 câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi nối lại sao cho có vần và có nghĩa theo dụng ý của riêng mình, để tạo nên một bài viết về một chuyện nào đó . Ví dụ trong bài “nói chuyện tại cuộc mít tinh chào mừng Tổng thống Xu-các-nô” của nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a vào năm 1959. Người nói:

“Nước xa mà lòng không xa

Thật là bầu bạn, thật là anh em.”

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm ấy?

1
2 tháng 8 2018

Đoạn văn trích từ đoạn trích “Về luận lí xã hội ở nước ta” (trích: “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) của Phan Châu Trinh.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa sử dụng của những biện pháp ấy?

1
20 tháng 4 2019

Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, điệp cấu trúc, câu cảm thán. Tác dụng nhấn mạnh thái độ căm ghét cao độ của tác giả đối với tầng lớp quan lại lúc bấy giờ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tóm tắt những thông tin chính về một tác giả văn học có tác phẩm được học trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11. 

- Tóm tắt những thông tin chính của một văn bản được học ở Bài 8 - Cấu trúc của văn bản thông tin.

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

25 tháng 5 2018

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

5 tháng 8 2023

Ý kiến của Raxum Gamzatop rất đúng và sâu sắc. Việc bắt tay vào viết một đề tài vĩ đại không đồng nghĩa với việc trở thành người vĩ đại. Thực tế, sự vĩ đại thường nằm ở sự giản dị và tinh thần sáng tạo của người viết.

Trong giai đoạn văn học 1930-1945, những nhà văn đã tạo ra những tác phẩm vĩ đại không chỉ bằng việc khám phá và sáng tạo những ý tưởng mới, mà còn bằng cách diễn đạt chân thực và giản dị. Họ không cầu kỳ hay phô trương, mà tập trung vào việc truyền đạt thông điệp và tạo nên sự tương tác sâu sắc với độc giả.

Những tác phẩm văn học trong giai đoạn này thường mang trong mình những giá trị nhân văn sâu sắc, như tình yêu, lòng nhân ái, sự hy sinh và tình đồng đội. Những nhà văn đã biết cách sử dụng ngôn ngữ đơn giản, nhưng vẫn truyền đạt được những ý nghĩa sâu xa và tác động mạnh mẽ đến độc giả.

Từ trải nghiệm văn học của chúng ta, chúng ta có thể thấy rằng những tác phẩm vĩ đại không phải là những tác phẩm phức tạp và khó hiểu. Thay vào đó, những tác phẩm đó thường mang trong mình sự giản dị và chân thành, tạo nên sự kết nối và cảm xúc chân thật với độc giả.

Vì vậy, chúng ta nên trân trọng và đánh giá cao sự giản dị trong việc sáng tạo và viết lách. Sự giản dị không chỉ làm cho tác phẩm trở nên dễ hiểu và gần gũi với độc giả, mà còn mang lại sự tinh tế và sâu sắc trong diễn đạt ý nghĩa.