K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2016

d

4 tháng 5 2016

d

 

3 tháng 4 2016
Chúng ta có thể hiểu “Tài” chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất; đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp, tài giúp chúng ta giải quyết công việc một cách tốt nhất. Còn“Đức” là đạo đức, là tư cách tác phong, là lối hành xử của người với người. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể quên đi gia đình, bạn bè, xã hội. Tài năng có thể giúp chúng ta được nhiều người nể phục nhưng thiếu đạo đức thì bản thân sẽ trở nên kiêu căng độc ác. Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của tập thể thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho bản thân và mọi người.Là sinh viên năm cuối sắp ra trường, sắp phải bắt đầu với một môi trường mới hoàn toàn phức tạp, bộn bề. Song chúng ta hãy ghi nhớ điều chủ tịch Hồ Chí Minh "Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” để trở thành một công dân tốt và có ích cho cộng đồng, xã hội
8 tháng 5 2016

banj có thể cho mình xin bài này duoc khong, neu dc, bạn goi qua mail lethtien2396@gmail.com giup minh

 

19 tháng 3 2016

Pháp nhé

19 tháng 3 2016

Lê Văn Tám

16 tháng 4 2016

Bạn hãy tự liên hệ đến bạn ý

con người ta học cái tốt thì khó còn cái xấu thì dễ

VD:Bài học của thầy cô giáo dạy trên lớp rất khó hiểu.có lúc ta còn thấy chán ngắt

còn những lời nói văng tục thì ta lại thấy hay,chỉ cần nghe nói1 lần là có thể bắt chước đc ngay

6 tháng 3 2016

1. Khoáng sản là các loại khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng

2. Thành phần của không khí gồm có:

+ Khí Oxi: 21%

+ Khí Nitơ: 78%

+ Hơi nước và các khí khác: 1%

Đặc điểm của tầng đối lưu:

+ Độ cao: từ 0 - 16km

+ Tập trung 90% là không khí

+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng

+ Là nơi xảy ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp,...

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên 100m giảm 0,60C

3. Cách tính trung bình ngày: Tổng lượng mưa trong nhiều ngày : Số ngày

   Cách tính trung bình tháng: Tổng lượng mưa trong nhiều tháng : Số tháng

   Cách tính trung bình năm: Tổng lượng mưa trong nhiều năm : Số năm

4. Ta tính tổng lượng mưa trong tất cả các ngày trong năm

5.Vị trí và đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất:

_ Đới nóng (hay nhiệt đới):

Vị trí: Từ đường xích đạo đến chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam

Đặc điểm: Là khu vực có góc chiếu ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Mùa đông chỉ là lúc nhiệt độ giảm đi chút ít, so với các mùa khác. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là Tín phong. Lượn mưa trung bình năm đạt từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm

_ Hai đới ôn hoà (hay ôn đới):

Vị trí: Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam

Đặc điểm: Là khu vực có góc chiếu ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu trong năm chênh lệch nhau nhiều. Đây là hai khu vực có lượng nhiệt trung bình. Các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thường xuyên thổi trong hai khu vực này là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1.000 mm

_ Hai đới lạnh (hay hàn đới):

Vị trí: Từ hai vòng cực Bắc, Nam đến các cực Bắc và Nam

Đặc điẻm: là hai khu vực có góc chiếu ánh sáng mặt trời rất nhỏ. Thời gian chiếu sáng cũng dao động rất lớn về số ngày và số giờ chiếu trong ngày, vì vậy đây là hai khu vực giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500 mm

6. Ta lấy 100 x sự chênh lệch nhiệt độ : 0,6 (đơn vị m)

5 tháng 3 2016

Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người sử dụng 

Vì nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước ta rất khan hiếm nên phải biết khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm hơn đề cho các con cháu sau này

9 tháng 3 2016

Trong trận đánh giữ thành trước cửa sông Tô Lịch, trước tinh thần chiến đấu kiên cường và sự hi sinh anh dũng của lão tưỡng Phạm Tu cùng nhiều nghĩa quân, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kiên cường chiến đấu với quân giặc đến hơi thở sau cùng, để bảo vệ giang sơn, đất nước.

28 tháng 2 2017

Nhưng cái giá trị lớn nhất của người Việt-Nam là cái ý chí tự cường bất khuất của họ. Suốt trong quá trình lịch sử chưa có một dân tộc nào chiến đấu gian nan như thế, bền bỉ dẻo dai như t...Đó là hình ảnh của một dân tộc không chịu nhục nhã, một dân tộc biết kiêu hãnh về giá trị mình, và biết rằng mình cuối cùng rồi sẽ chiến thắng trong sự vinh quang, dù phải đương đầu với kẻ thù nào. Chưa có một dân tộc nào có một lịch sử éo le như vậy.

Người Việt, suốt mấy lịch sử, không ngừng đương đầu với sự xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Hoa ; để giữ vững sự tồn tại và nền độc lập của mình. Những người phụ nữ Việt-Nam, những thiếu nhi Việt-Nam vẫn có chỗ ngồi vinh quang về sự chiến đấu chống lại ngoại xâm của họ, vẫn được cả giống nòi họ nhắc nhở đến các gương sáng mà con cháu họ về sau vẫn còn noi theo. Không những chỉ đương đầu với phong kiến Trung Hoa, người Việt còn đương đầu với bao kẻ láng giềng khó chịu, quyết định một mất một còn với họ như là phong kiến Chiêm Thành, Ai Lao, Cao Miên và còn hứng chịu kẻ thù kéo đến từ trên sóng nước Đại dương, ồ ạt tấn công bằng các súng ống tối tân vũ bão.


Du kích quân chiến đấu trong những ngày toàn quốc kháng chiến 1946

Người Việt trong suốt quá trình tranh đấu liên tục đã biết giữ mình để được tồn tại qua những giai đoạn vô cùng gian lao, trước những kẻ thù nguy hiểm, mạnh mẽ hơn mình gấp bội. Chúng ta đã từng nói đến những kẻ thù khá quan trọng không ngừng đe dọa dân tộc duy nhất trên địa cầu này đã từng chiến đấu, và đã chiến thắng những kẻ xâm lược có khuôn mặt lớn lao nhất ở trong lịch sử loài người.

Ngay từ buổi đầu, khi còn sống trong tình trạng bộ lạc lẻ loi, người Việt đã từng đánh tan quân đội hùng mạnh của đời bạo Tần bằng những chiến thuật du kích tinh diệu. Và suốt thời kỳ lập quốc gian nan khổ nhọc đầu tiên, mặc dầu chưa thành hẳn một quốc gia thống nhất, người Việt đã từng bị các triều đại phong kiến Trung Hoa đô hộ cả suốt ngàn năm; vậy mà cuối cùng vẫn chỗi dậy được, đánh tan cả bọn thống trị và tự củng cố lấy thành một lực lượng độc lập hơn bao giờ hết. Nếu người ta biết rằng dân tộc Hán có một khả năng đồng hòa mãnh liệt chừng nào thì ta càng ý niệm đầy đủ hơn về cái khả năng đồng hòa siêu đẳng của người Việt Nam. Bởi lẽ suốt cả ngàn năm chinh phục, dân tộc to lớn và có trình độ sinh hoạt cao hơn, vẫn không làm cho phai mờ được cá tính của dân tộc Việt, tuy rằng bé hơn, nhỏ hơn không biết bao lần.


Lịch sử người Việt còn cho thấy rằng các triều đại cũ của họ dù có khác nhau, dù có chống nhau, nhưng vẫn nhất trí ở trên căn bản dân tộc. Nghĩa là họ vẫn gặp nhau trên cái ý chí bảo tồn nòi giống, mở mang lãnh thổ không ngừng. Vua chúa đời Đinh nhận định nguy cơ của sự xâm lược do các vua chúa Chiêm Thành gây nên, nhưng biết rằng không thể nào đối phó kịp thời, đành đem công sức ra đắp con đường chiến lược đến tận biên giới nước Chiêm để tạo phương tiện cho các đời sau nối chí của mình.

Sự lo xa ấy, cũng như mọi sự lo xa, là dấu hiệu của văn minh. Người Việt quả là dân tộc thấy trước con đường của mình, và đọc lịch sử của họ chúng ta không ngăn được mối xúc động và sự thán phục. Nếu người ta nghĩ đến giặc Mông Cổ và cái đế quốc Thát Đát mênh mông chừng nào, có lẽ người ta mới thấy được sức chiến đấu lạ lùng của người VIệt Nam –duy nhất trên địa cầu này- đã đánh bại quân Mộng Cổ xâm lăng. Đó là đoàn quân xâm lược vô cùng dũng mãnh, đã thôn tính biết bao nhiêu dân tộc lớn lao, đã đặt Trung Hoa dưới ách nô lệ bạo tàn, đã chiếm Tây Hạ, Tây Bá Lợi Á, xâm lăng Trung Âu, uy hiếp Áo, Đức … Vậy mà đoàn quân bách thắng của họ, khi vào biên giới Việt Nam, đã bị đánh cho thảm bại liên tiếp ba lần.

Ba lần chiến thắng vinh quang của dân tộc Việt để chống cự lại kẻ thù số một của loài người trong lúc ấy, đã đặt Việt Nam vào những dân tộc oanh liệt hàng đầu.

Và về sau này, gần một trăm năm đô hộ, dưới ách thống trị của thực dân Pháp được xem như là đế quốc hoàn chỉnh vào bậc nhất nhì ở trên thế giới, người Việt vẫn lại bền gan chiến đấu, và họ đã từng đánh cho kẻ thù tan tác nhiều phen khiến cho những viên đại tướng có uy danh nhất của thực dân Pháp vẫn còn giữ những kỷ niệm hãi hùng của sự chiến bại.

Người ta có thể kết luận được rằng dân Việt là một dân tộc tự cường, bất khuất đến một mức độ khá cao, và tinh thần ấy giúp họ trở thành một kẻ nhỏ nhất mà lại mạnh nhất, bị chèn ép nhiều bậc nhất nhưng lại quật khởi oai hùng bậc nhất.

Người ta sẽ không bao giờ hiểu hết được sức mạnh ấy, và sự cao lớn của tinh thần ấy nếu không đi vào bề sâu lịch sử của giống nòi Việt, nếu chỉ quan sát hời hợt sinh hoạt bình thường của họ. Với một nhận định theo lối hình thức Tây Phương, người ta không sao hiểu được giá trị đích thực của họ.


Bức ảnh “O du kích nhỏ” Nguyễn Thị Kim Lai áp giải một phi công Mỹ bị bắt vào năm 1965.

Nếu người ta quay trở về khơi điểm để thấy người Việt từ lúc vùng dậy ban đầu với những vũ khí thô sơ, những gậy tầm vông và những giáo mác, thì người ta sẽ hiểu rõ hơn nữa sức năng tiềm tàng nơi họ phi thường đến như thế nào. Những kẻ thù vốn tự hào là hùng mạnh nhất của dân tộc Việt không thể nhìn thấy điều ấy. Làm sao mà nhìn thấy được, khi cái ý chí bất khuất của dân tộc ấy bắt nguồn từ trong lịch sử ngàn xưa, thấm sâu ở trong xương thủy của họ, chan hòa ở trong huyết mạch của họ, bàng bạc trong niềm kiêu hãnh vô biên của một giống nòi không chịu sống trong tủi nhục, luôn luôn có sự gắn bó mãnh liệt vào mảnh đất của quê hương, vào di sản của dân tộc, di sản dçau thương mà rất kiêu hùng ! Kẻ thù của dân tộc Việt chỉ bắt đầu thấy được sức mạnh ấy khi bọn họ đã thất bại, và thật là quá muộn. Còn dân tộc Việt đã biết rõ sự chiến thắng của mình từ khi chiến đầu, trước khi chiến đấu, dù phải đối phó với kẻ thù nào. Bởi vì người Việt hiểu rằng ở sau lưng họ không chỉ là một khoảng trống, không chỉ là những kỷ niệm nhạt mờ, hỗn độn, mà sau đấy có một lịch sử lâu đài của những nổ lực vinh quang.

Do đó khi ông Lê Lai thay áo cho ông Lê Lợi để tìm cái chết hy sinh, không phải là một hành động của kẻ tuyệt vọng, cũng như khi Trần Hưng Đạo chỉ vào dòng sông Bạch Đằng cương quyết không quay trở về nếu không chiến thắng, đều không phải là những sự bảo đảm liều lĩnh của một tâm lý phiêu lưu. Những thái độ lịch sử ấy đều chung trong niềm tin tưởng nhất trí ở lẽ quyết thắng của dân tộc họ, nếu ta nhớ lại câu thơ xưa của Lý Thường Kiệt :

Như hà nghịch lỗ tai xâm phạm ?
Như đẳng hành khan thủ bại hư !

Mà một người Việt dịch là :
Cớ sao giặc dám hoành hành ?
Rồi đây bây sẽ tan tành cho coi !

Thì ta càng rõ sâu xa niềm tin tưởng ấy ở cái khả năng vô lượng của giống nòi họ. Trong những thời đại lớn lao, dân tộc ấy lại đúc kết nên những anh hùng tuyệt đẹp, những người không chỉ giỏi về thao lược ở chốn chiến trường mà còn là những văn tài lỗi lạc. Tôi thấy bốn câu thơ ngắn của Lý Thường Kiệt – mà ông mạo xưng là của thần linh báo mộng – đã phản chiếu cái ý thức đầy đủ của một dân tộc nhận thức được giá trị mình cùng cái khả năng độc lập của mình, đồng thời đó cũng là một đường lối sơ khái về sự tuyên truyền chiến tranh nằm trong ý thức tự vệ, hay gọi đó là phương thuật tác động tâm lý quân đội đầu tiên ở trong loài người. Chính những nhà tướng Việt Nam thời xưa dung hòa cả văn lẫn võ, và dưới áo giáp họ là những nhà thi sĩ dồi dào bản lĩnh- Hịch Tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo, Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, thơ Phạm Ngũ Lão, thơ Trần Quang Khải, khả năng ưu tú của họ thật là toàn diện. Và chỉ có những thời dça5i suy đồi trong xã hộ’i Viết mới có một sự cách biệt rõ rệt giữa văn và võ, để chỉ có những văn nhân hèn yếu và những võ tướng vũ phu.

Qua lịch sử oai hùng của người Việt, chúng ta nhận thấy họ có khả năng chiến thắng những đoàn quân xâm lược khủng khiếp nhất của loài người là nhờ ở cái ý sống huyền diệu của họ, ý sống ấy vốn âm thầm nhưng mà mênh mông như biển Nam Hải, trùng trùng điệp điệp như dãy Trường Sơn. Ý sống ấy làm cho người dân Việt chấp nhận được sự hy sinh một cách dễ dàng, dễ dàng như là hơi thở, một khi họ nhìn thấy được thực sự chính nghĩa của viê(c mình làm. Chính cái ý chí vô biên vô tận về một đời sống độc lập đã khiến cho dân tộc ấy, dù bị bao nhiêu cơn lốc phũ phàng ở trong lịch sử, vẫn cứ tồn tại, điềm nhiên, kiêu hãnh trong sự khiêm tốn cố hữu của mình. Nhờ sức sống ấy, cộng với tinh thần thông minh đặc biệt của giống nòi họ mà người Việt nam có những sáng kiến rất cao về mặt chiến lược, chiến thuật, về sự kiến trúc, về điệu thi ca, về các kỹ thuật canh tác hằng ngày. Nếu ta biết rằng nhà Tống ngày xưa bắt chước tổ chức quân đội theo kiểu nhà Lý, nếu ta nghiên cứu nghệ thuật xây thành Cổ Loa, kỹ thuật đắp đê từ thời Phù Đổng Thiên Vương đến các chiến lược tinh diệu của Trần Hưng Đạo, hay cái súng trường chế tạo bằng tay của ông Cao Thắng rồi đem liên hệ với điệu lục bát đơn giản mà rất phong phú, với các truyện dài, tiểu thuyết toàn bằng văn vần của họ, thì ta mới ý hội được nền văn minh ấy có những sắc thái đặc biệt ra sao, độc đáo thế nào.

Đồng thời ta sẽ hiểu thêm sức mạnh của nến văn minh tinh thần Việt Nam, nếu ta biết được quá trình xây dựng lãnh thổ của họ lâu dài, nhiều khê và hoàn thiện đến mức nào.

24 tháng 4 2016

lực lượng ta: 30 000 quân

Lực lượng địch: 400 quân

24 tháng 4 2016

Về phía Pháp:

Đại đồn Chí Hoà (Pháp gọi là Kỳ Hoà) nhìn trên bản đồ dài mà hẹp chiều ngang. Mặt chính Đại đồn quay về hướng rạch Bến Nghé (xoay ra nhìn Q.1) lấy đường CMT8 làm trung tâm xẻ Đại đồn làm hai theo chiều dọc. xung quanh đồn là các pháo đài, các đồn nhỏ làm tiền tiêu bảo vệ. Đại đồn dài non 3 cây số, rộng khoảng 1 cây số, tường đắp đất chống bằng tre nứa cao 3,2 m. Trong đồn được chia thành 5 khu bằng nhau bởi các vách đất, cửa gổ (tương tự căn cứ Yên Thế ngoài Bắc) Trên tường có nhiều lỗ châu mai, bố trí nhiều đại bác (trên dưới 150 khẩu) tập trung chủ yếu tại hướng Nam (hướng chính, mặt tiền đồn). Theo vài tư liệu thì lúc ấy trong đồn có 21.000 quân chính quy + 10.000 quân dân dũng. Phía Pháp ban đầu chỉ có 800 quân, sau đó mới bổ sung đến 4000 quân.

Về phái ta: 30 000 quân

Về vũ khi phía ta, ta có đại bác, súng tay, gươm, mác, giáo nỏ....Xung quanh đại đồn là hầm chông, các vũng bùn nhão, các bụi gai tự nhiên làm vật cản. Về con số 150 đại bác, tôi tin là con số thật mặc dù con số này do Pháp báo cáo lên trên. Vấn đề ở đây là ta sử dụng đại bác nào để thủ thành, chất lượng ra làm sao. Trước hết chung ta nhận thấy, với chu vi Đồn cần bảo vệ lớn đến thế mà rải rác 150 khẩu pháo là hơi ít. Đa phần ta sử dụng pháo loại nhỏ cầm tay hoặc đặt trên bệ với công nghệ Bồ Đào Nha thời trước nội chiến Tây Sơn. Cá biệt là 9 khẩu Cửu Vị Thần Công phiên bản 2 do Tự Đức cho đúc theo mẫu Minh Mạng được kéo vào hỗ trợ cho Đại đồn. Dưới đây là một số loại đại bác nhà Nguyễn tham gia hộ Đồn.

 

Về súng trường, ta dùng phần nhiều là súng hoả mai cũ, chỉ có một ít là điểu thương do vào triều Tự Đức, kinh tế khó khăn nên quân đội chuyển qua dùng là súng hoả mai. Quân đội chính quy được trang bị rất kém, 50 người mới có 1 khẩu súng, đạn không đủ dùng, bảo quản thuốc nổ kém gây ẩm, quân đội không luyện tập thường xuyên. Về lý do tại sao triều Gia Long, Minh Mạng ta là một trong những quốc gia có quân sự hùng mạnh Đông Dương mà đến nay lại tổ chức kém đến thế thì có rất rất nhiều lý do. Có dịp tôi sẽ trình bày quan điểm ở một bài khác. Các loại đại bác trên đều là kiểu cũ, theo công nghệ Phương Tây thế kỷ 17,18. Nòng súng không xẻ rãnh nên đạn bắn không chính xác, tầm sát thương thấp, tầm bắn gần. Khi nạp đạn thì mất rất nhiều thời gian, mất nhiều người để điều khiển và nạp đạn cho 1 đại bác dù lớn hay nhỏ. Các loại đạn dùng cho Thần Công đều bằng gang hay đồng (mà chủ yếu là gang), chỉ một số ít có nhồi thuốc nổ, còn lại thì cứ bắn như máy bắn đá vậy. Súng nổ to mà chẳng doạ được ai.
Ngoài súng thì quân lính nhà Nguyễn phần lớn trang bị các vũ khí thô sơ như giáo, mác, mâu, đoản đao, cung tên (có tre, có đồng) và thuẩn.p/s: mình nhầm một chút về bên Pháp. 4000 quân chứ không phải 400 quânChúc bạn học tốt!hihi

 

 

3 tháng 4 2016

ở trên đỉnh núi trượt chân xuống vực sâu mà là cái xấu à bạn, đấy là vô tình limdim

3 tháng 4 2016

ờ chả ai ngu mà lại tự nhiên trượt chân xuồng à trừ người đang muốn tự tử !!!!!!!!!!!ngoamucche