K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2016
Chúng ta có thể hiểu “Tài” chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất; đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp, tài giúp chúng ta giải quyết công việc một cách tốt nhất. Còn“Đức” là đạo đức, là tư cách tác phong, là lối hành xử của người với người. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể quên đi gia đình, bạn bè, xã hội. Tài năng có thể giúp chúng ta được nhiều người nể phục nhưng thiếu đạo đức thì bản thân sẽ trở nên kiêu căng độc ác. Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của tập thể thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho bản thân và mọi người.Là sinh viên năm cuối sắp ra trường, sắp phải bắt đầu với một môi trường mới hoàn toàn phức tạp, bộn bề. Song chúng ta hãy ghi nhớ điều chủ tịch Hồ Chí Minh "Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” để trở thành một công dân tốt và có ích cho cộng đồng, xã hội
8 tháng 5 2016

banj có thể cho mình xin bài này duoc khong, neu dc, bạn goi qua mail lethtien2396@gmail.com giup minh

 

16 tháng 4 2016

Bạn hãy tự liên hệ đến bạn ý

con người ta học cái tốt thì khó còn cái xấu thì dễ

VD:Bài học của thầy cô giáo dạy trên lớp rất khó hiểu.có lúc ta còn thấy chán ngắt

còn những lời nói văng tục thì ta lại thấy hay,chỉ cần nghe nói1 lần là có thể bắt chước đc ngay

15 tháng 5 2016

ngu

28 tháng 5 2017

ngu vãi

3 tháng 4 2016

ở trên đỉnh núi trượt chân xuống vực sâu mà là cái xấu à bạn, đấy là vô tình limdim

3 tháng 4 2016

ờ chả ai ngu mà lại tự nhiên trượt chân xuồng à trừ người đang muốn tự tử !!!!!!!!!!!ngoamucche

23 tháng 4 2016

a. Việc làm của Hoa như thế là sai

b. Em sẽ khuyên : Hoa ơi, bố mẹ bạn đã cố gắng để cho bạn đi học để cho bạn thông minh, tài giỏi vậy là bạn lại lười học, mình ko đồng ý với cách làm của bạn Hoa à !

 

7 tháng 8 2016

a) Hoa nghĩ như vậy là sai .

b) Em khuyên Hoa nên học hành chăm chỉ hơn các bạn khác , vì chính nhà Hoa khó khăn nên mới cần học giỏi để khi Hoa lớn lên mới có tiền lo cho gia đình , bù đắp công bố mẹ đã nuôi Hoa và cho Hoa đi học.
c) Em cần học tập chăm chỉ , ngoan ngoãn, nghe lời ông bà , cha mẹ , thầy cô , vừa học siêng năng , đạt thành tích cao , khi lớn lên sẽ thành công và được nhiều người yên mến.

Đây là câu trả lời của tớ.Không có đúng hay gì đâu ! Nhưng mà tớ học lớp 7 rồi nên thấy đề này dễ nên góp ý ! Cậu tham khảo nhé !haha

17 tháng 2 2016

a. Mở bài

Giải thích ý kiến: Câu nói nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa.

b. Thân bài

- Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Trong nhà trường, có thầy dạy hẳn hoi, mà học sinh không tự học thì cũng chẳng thu nhận được gì nhiều. Muốn “học vẹt” thì cũng tự học mới “thuộc” được.

- Nhưng tự học mà Đác-uyn nói lại là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai cũng biết. Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học thì mới có được kiến thức ấy.

- Con người biết tự học phải là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống:

+ Đác-uyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông.

+ Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi, không học theo kiểu được chăng hay chớ, biết học có phương pháp.

+ Có hoài bão, người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.

- Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

+ Xác định hoài bão, mục đích để định hướng tự học

+ Rèn luyện thói quen tự học

+ Chuẩn bị tinh thần để tự học suốt đời

+ Ngày nay điều kiện để tự học (sách, máy vi tính, mạng internet…) tốt hơn bao giờ hết và phải có nghị lực mới tận dụng được các điều kiện ấy.

c. Kết bài

Bài học nhận thức và hành động

- Đác-uyn đã nói một điều chân lí, một kinh nghiệm quý báu của những con người vĩ đại.

- Bản thân ra sức tự học để thành tài lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước.

                                                                

 

15 tháng 3 2016

để có thể đưa nước việt nam vươn cao vươn xa chúng ta chỉ còn cách học tập nếu ko học làm sao kiếm dược đồng tiền nuôi bản thân làm sao có thể giao lưu với cấc cường quóc năm châu vì vậy chúng ta phải học văn hóa đạo đức đẻ trở thanh một con người hoàn chỉnh đó là nhờ công sức học tập của chúng ta 

15 tháng 3 2016

tick cho tớ nha cậu leuleu

17 tháng 3 2016

Khi học bay luôn kêu than mệt và mơ mộng về sự tự do khi bay. Đến khi bay mới bắt đầu cảm nhận được bay mệt thế nào!!!!

18 tháng 3 2016

mình nghĩ cái này nói vè tình đoàn kết hay sao ấy 

20 tháng 4 2016

Bố em là một người rất quý cây cối nên khi xây nhà, bố đã để lại một khoảnh sân để trông cây. Khu vườn nhà em nhỏ xinh nhưng có rất nhiều cây. 

Lúc đầu, cả khu vườn chỉ có một cây hoa hoàng lan. Cây lan này ông nội em trồng cánh lá vươn đến tận ban công tầng ba, chạm vào cửa sổ của phòng em. Hoa hoàng lan nhỏ, cánh dài, mùi thơm thoang thoảng bay khắp phố. Hoa hoàng lan khi mới nở có màu xanh non, hòa vào cùng màu lá nhưng khi nở xòe thị chuyển sang màu vàng.

Biết em thích hoa hướng dương, bố trồng cho em ba cây. Hướng dương là loài hoa của mặt trời. Mặt trời đi đâu, ba bông hướng dương của em lại quay theo đó. Nhưng bông hoa hướng dương màu vàng rực rỡ, dưới ánh mặt trời nó làm khu vườn trở nên rực rỡ hơn. Nhưng chiều xuống, cũng là lúc mặt trời lặn, chúng ủ rũ trông thật đáng thương. Chắc phải chia tay với mặt trời nên chúng thấy buồn đó mà. Ngày mai khi gặp mặt trời, chúng sẽ vui ngay thôi.

Bố còn trồng một cây chanh giấy. Những quả chanh tròn xoe, da căng bóng, vỏ mỏng và mọng nước. Hàng xóm ai cũng mê cây chanh nhà em, thỉnh thoảng đi chợ quên mua chanh hay lá chanh, các bác thường chạy sang nhà em xin. Ai cũng xuýt xoa vì cây chanh sai quả, lại nhiều nước. Bố trồng cây chanh cho mẹ vì mẹ thích chấm rau muống với nước mắm chanh.

Bên cạnh cây chanh là cây lựu. Vì là lựu cảnh nên nó nhỏ xíu. Đến mùa ra hoa, nhưng bông hoa lựu lập lòe khoe sắc như những dốm lửa nhỏ cháy bập bùng, báo hiệu mùa hè. Hoa lựu đỏ góp thêm sắc màu chói chang cho mùa hè rực rỡ. Trong vườn còn có mấy bác chuối cảnh. Màu xanh mướt của những tàu lá chuối được điểm thêm sắc đỏ của hoa chuối khiến chúng trở nên nổi bật dàn hoa thiên lý cho món canh thiên lý của mẹ. Giữa mùa hè nóng nực mà có to canh hoa thiên lý nấu với cua hoặc thịt nạc thì mọi bực bội và mệt mỏi sẽ bay hết. Mà hoa thiên lý cũng rất thơm.

Khu vườn nhà em đủ các loại cây. Trông xa nó chẳng khác gì một khu rừng rậm nhiệt đới thu nhỏ. Một mảnh sân bé tí mà có bao loại cây cảnh sinh sôi, đơm hoa kết trái. Em rất yêu khu vườn nhà em.

Chúc bạn học tốt!!limdim

8 tháng 2 2017

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

8 tháng 2 2017
Khi nói đến người có lối sống giản dị thì mọi người không ai lại không nghĩ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác luôn là đề tài sáng tác của các nhà văn, nhà thơ về những đức tính giản dị. Bác là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Bác rất bận rộn với công việc. Nhưng dù có ở đâu hay làm việc gì, Bác vẫn luôn giữ lối sống giản dị, thanh bạch và khiêm tốn. Bác đã cho ta nhiều bài học, câu truyện hay về đức tính giản dị quý giá đó. Giản dị là một phẩm chất vô cùng quý báu của con người. Tạo sự thân thiện, gần gũi và được mọi người yêu thương, cảm thông và giúp đỡ. Đức tính giản dị là sống phù hợp với xã hội, hoàn cảnh gia đình. Còn thanh bạch là lối sống trong sạch, không ham muốn những cái lợi lộc mà nhường cho những người đang cần nó. Bác có phẩm chất tốt đẹp đó hơn ai hết. Bác Hồ có một đời sống vô cùng giản dị. Bác sống hòa nhịp cùng với con người Việt Nam.