K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2017

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

8 tháng 2 2017
Khi nói đến người có lối sống giản dị thì mọi người không ai lại không nghĩ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác luôn là đề tài sáng tác của các nhà văn, nhà thơ về những đức tính giản dị. Bác là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Bác rất bận rộn với công việc. Nhưng dù có ở đâu hay làm việc gì, Bác vẫn luôn giữ lối sống giản dị, thanh bạch và khiêm tốn. Bác đã cho ta nhiều bài học, câu truyện hay về đức tính giản dị quý giá đó. Giản dị là một phẩm chất vô cùng quý báu của con người. Tạo sự thân thiện, gần gũi và được mọi người yêu thương, cảm thông và giúp đỡ. Đức tính giản dị là sống phù hợp với xã hội, hoàn cảnh gia đình. Còn thanh bạch là lối sống trong sạch, không ham muốn những cái lợi lộc mà nhường cho những người đang cần nó. Bác có phẩm chất tốt đẹp đó hơn ai hết. Bác Hồ có một đời sống vô cùng giản dị. Bác sống hòa nhịp cùng với con người Việt Nam.
18 tháng 3 2016

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

 

1. Tác giả

 Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.

2. Tác phẩm

Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:

- Đức tính giản dị của  Bác Hồ.

- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

- Bữa ăn hằng ngày.

- Nhà ở.

- Việc làm.

- Lời nói, bài viết.

2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:

- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:

+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.

+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.

+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.

Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.

+ Giản dị trong lời nói, bài viết.

3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:

"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".

Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:

- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".

- Giải thích: " bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".

- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".

Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.

5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.

- Luận cứ xác đáng, toàn diện.

- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...

haha

21 tháng 2 2017

Đọc hiểu tác phẩm

Câu 1:

- Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn: Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- Câu nêu lên điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: "Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

- Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

  • Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.

  • Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.

  • Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.

  • Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

Câu 2:

- Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết:

  • Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".

  • Chứng minh luận điểm.

  • Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.

  • Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.

- Bố cục bài văn: Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Đoạn trích gồm 2 phần:

  • Phần 1: (từ đầu đến tuyệt đẹp) Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

  • Phần 2: (còn lại) Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:

Câu 3: Đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!".

  • Nghệ thuật chứng minh: Tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú.

  • Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết...

  • Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng thời gian sống gần, mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:

  • Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".

  • Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".

  • Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".

Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.

Câu 5: Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

  • Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

  • Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.

  • Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...

5 tháng 5 2017

Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược.
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

21 tháng 4 2016

... Nếu như ánh lửa trong lều chỉ sưởi ấm cho các anh chiến sĩ ở đó thì ánh lửa trong lòng Bác có sức lan tỏa, có thể sưởi ấm lòng tất cả nhân dân Việt Nam , Và trong những ngày đầu kháng chiến đầy gian nan, thử thách thì Bác chính là nguồn tình cảm ấm áp nhất, là ngọn lửa thắp lên niềm tin cho toàn quan, toàn dân ta. Khổ thơ cuối đã khẳng định một chân lí bình dị mà lớn lao

                         Đêm nay Bác ngồi đó 

                        .................................

                         Bác là Hồ Chí MInh

Việc Bác ko ngủ vì lo cho bộ đội, lo cho dân công, lo cho dân tộc là một lẽ thường tình, một điều hết sức bình thường vì bác chính là Hồ Chí Minh. Bác là một vị lãnh tụ, một người Cha Già của dân tộc đã dành trọn đời mình cho dân, cho nước. Đây ko phải là đêm duy nhất Người ko ngủ và cũng ko biết đã bao nhiêu đêm Người ko ngủ như thế. Vì vậy việc Bác ko ngủ là một điề bình thường nhưng đó là cái bình thường của một bậc vĩ nhân mà chỉ khi ở bên Người ta mới hiểu được điều đó

21 tháng 4 2016

tick nếu thấy bài của mình hay 

cho ý kiến đóng góp nếu thấy bài của mình ko hay cho lắm

nhé!!!!!!!!!!

17 tháng 2 2016

a. Mở bài

Giải thích ý kiến: Câu nói nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa.

b. Thân bài

- Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Trong nhà trường, có thầy dạy hẳn hoi, mà học sinh không tự học thì cũng chẳng thu nhận được gì nhiều. Muốn “học vẹt” thì cũng tự học mới “thuộc” được.

- Nhưng tự học mà Đác-uyn nói lại là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai cũng biết. Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học thì mới có được kiến thức ấy.

- Con người biết tự học phải là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống:

+ Đác-uyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông.

+ Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi, không học theo kiểu được chăng hay chớ, biết học có phương pháp.

+ Có hoài bão, người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.

- Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

+ Xác định hoài bão, mục đích để định hướng tự học

+ Rèn luyện thói quen tự học

+ Chuẩn bị tinh thần để tự học suốt đời

+ Ngày nay điều kiện để tự học (sách, máy vi tính, mạng internet…) tốt hơn bao giờ hết và phải có nghị lực mới tận dụng được các điều kiện ấy.

c. Kết bài

Bài học nhận thức và hành động

- Đác-uyn đã nói một điều chân lí, một kinh nghiệm quý báu của những con người vĩ đại.

- Bản thân ra sức tự học để thành tài lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước.

                                                                

 

16 tháng 4 2016

Tư thế trầm ngân suy nghĩ, lặng yên chứa đựng bao suy tư, trăn trở của Bác.
-Gọi vẻ đẹp của 1 nhà hiền triết phương Đông đang suy tính đuòng đi nước bước cho dân tộc như đang trải lòng mình thương những đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng.
-Nét cao đẹp nhất của Người chính là tình thương yêu không chỉ đơn giản với lòi nói mà gắn liền với hành động. Tình thương từ những anh dân công và toàn dân tộc, đó là tình yêu vĩ đại

( hay thì tick cho mình nha)

21 tháng 4 2017

đoạn văn không có xuống dòng

5 tháng 3 2016

Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890 . Bác mất ngày 2-9-1969

6 tháng 3 2016

Ngày 15/5/1941, Đội nhi đồng cứu quốc được thành lập tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.          Đội nhi đồng cứu quốc lúc đó có 5 đội viên. Đó là những Đội viên Thiếu Niên Tiền Phong đầu tiên, và họ đều có bí danh để hoạt động bí mật:     

  - NÔNG VĂN DỀN bí danh KIM ĐỒNG

 - NÔNG VĂN THÀN bí danh CAO SƠN     

- LÝ VĂN TỊNH bí danh THANH MINH       

 - LÝ THỊ NÌ bí danh THỦY TIÊN     

  - LÝ THỊ SẬU bí danh THANH THỦY. 

Bác hồ sinh ngày 19-5 -1890

bác hồ mất ngày 2-9-1969

22 tháng 2 2017

Chì là dàn ý thôi nha bạn :
I/Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả ; Ý diễn đạt :

- “Bác Hồ là vị Cha chung

Là sao Bắc Đẩu, là Vầng Thái Dương”

- Vâng,trong nền văn học nước ta, rất nhiều, rất nhiều tác phẩm được ra đời nhằm khẳng định công lao Cách mạng của Người.

-Tiêu biểu cho việc đó, nhà thơ Minh Huệ từng viết bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc.

II/Thân bài

1) Miêu tả hình dáng : Ý diễn đạt :

a. Tả bao quát

- Trong trí tưởng tượng của tôi, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu.

- Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.

b. Tả chi tiết

- Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim – dấu tích thời gian chống giặc – lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.

“ Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”

- Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiêm lại, cương quyết.

- Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi.

- Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông.

- Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Mỗi lần suy nghĩ, Bác Hồ lại đưa bàn tay gân guốc, ấm áp lên vuốt vuốt râu, ra vẻ rất ưu tư.

- Giọng nói từ tốn , rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.

- Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước.

- Ôi, Người Cha của chúng ta mới giản đơn và bình dị làm sao !

2) Miêu tả hoạt động,tính tình

- Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng .

- Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ , Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân ( điều này cho thấy Bác là người …) nhạy bén, nhìn xa trông rộng .

- Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng.

- Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.

- Tại sao ư ? Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.

=> Ôi, vầng Thái dương, người Cha già dân tộc thật cao cả xiết bao !

III/Kết bài : Nêu cảm xúc, bài học rút ra, đối chiếu bản thân : Ý diễn đạt

- Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của VN, là một vị lãnh tụ tài giỏi, là người cha già dân tộc và cũng là một nhân cách lớn.

- Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.

- Noi gương Người, tôi quyết tâm học tập, rèn luyện đạo đức của Người để trở thành một công dân tốt, góp phần phát triển xã hội, xây dựng đất nước .

- Bác ơi, Bác sẽ mãi là vị lãnh tụ, là Người cha già dẫn dắt chúng con – con dân đất Việt

“ Con đang đi giữa đêm trường

Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con”

5 tháng 3 2016

Kính thưa quý vị đại biểu,quý thầy cô giáo và các bạn thân mến!
Như mọi người đã biết,Bác Hồ -vị cha già kính yêu của dân tộc,Người đã lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ vinh quang. Trong tâm trí Bác luôn thường trực những nỗi lo,những suy nghĩ về dân,về nước :“Hôm nay ,đồng bào miền Nam ngoài ấy như thế nào?” “Các chiến sĩ dân công đang ở trên rừng có rét lắm không?”… “Bác Hồ”,một cái tên mà hễ nhắc đến là mỗi người dân Việt Nam dù ở thành thị hay nông thôn ,dù đồng bằng ha y miền núi ,dù trong nước hay đang ở nước ngoài đều biết đến và dành riêng cho người một tình cảm sâu đậm nhất. Giống như một nhà thơ đã từng viết: 
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
Kính thưa quý thầy cô cùng các bạn !
Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.Trong số đó ,có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ.Bài thơ được viết giữa năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt .Bằng những vần thơ sâu lắng, thiết tha,Minh Huệ đã khắc hoạ lại hình ảnh một vị lãnh tụ qua cách nhìn của người chiến sĩ giữa rừng sâu Việt Bắc,Bác Hồ cùng chiến sĩ ra trận,cùng trú quân dưới một túp lều tranh đơn sơ trong khu rừng già rét buốt. Bài thơ đã làm dâng trào trong con tim bao người đọc một nỗi niềm xúc động “Đêm nay Bác không ngủ”đã đọng lại trong em hình ảnh Người cha già kính yêu của dân tộc đang thổn thức giữa trời đêm lạnh giá.Bác lo cho việc nước, việc quân, Bác không ngần ngại hi sinh giang khổ để trực tiếp chỉ huy bộ đội đánh giặc .Bác trầm ngâm,đăm chiêu lặng lẽ…trong khi mọi người đang ngủ ngon.Bác xem những chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình.Trong bài,nhà thơ đã viết:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm 
Rồi Bác đi dém chăn 
Từng người, từng người một
Bác nhóm lên ngọn lửa yêu thương từ con tim của mình để truyền hơi ấm cho con cháu.Điệp ngữ “từng người”đã thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho các chiến sĩ.Đối với ai Người cũng chia đều cho họ một tình cảm yêu thương ,đằm thắm, nhẹ nhàng mà cao cả.Làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc,ấm áp biết bao cho dù đang ở nơi rừng núi sâu thẳm lạnh buốt.trong bài,Minh Huệ không tả cái lạnh ở rừng núi Việt Bắc mà chỉ viết rằng:
Ngoài trời mưa lâm thâm 
Mái lều tranh xơ xác
Chỉ qua hai câu thơ,tác giả đã thể hiện được sự thiếu thốn về vật chất của những chiến sĩ và Bác Hồ ở chốn rừng sâu Việt Bắc.Giữa làn mưa phùn dai dẳng,mọi người cùng nhau dựng lên lán trại bằng tranh đơn sơ,dưới tán cây xanh thẳm.Tuy thiếu thốn về vật chất,nhưng các chiến sĩ lại được.Bác thắp sáng ngọn lửa tâm hồn,Bác yêu thương ,chăm sóc từng li từng tí cho mọi người, cho đất nước như người cha chăm sóc cho đàn con thân yêu của mình.người cha ấy đã trằn trọc suốt đêm lo lắng cho chiến dịch đang còn dở dang:
Anh đội viên thức dậy 
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi 
Đêm nay Bác không ngủ
Đoạn thơ trên tuy mộc mạc,giản dị nhưng đã lột tả được tình cảm của bác đối với dân tộc,với đất nước.Bác thức suốt đêm với bao nỗi niềm,với bao tình thương.Bác như bức tường thành vững chãi bảo vệ cho các chiến sĩ ở ngoài mặt trận vượt qua bao thử thách.Bác là người cha già của đất nước với bao nỗi lo toan sớm hôm,đáng nhẽ ra Bác phải là người đi ngủ sớm nhất để có sức lo cho chiến dịch còn cả đoạn đường dài nhưng “không!”Người vẫn thức suốt đêm để giữ sự bình yên cho giấc ngủ của mọi người.Sự “trầm ngâm trên nét mặt”, “lặng yên bên bếp lửa”đã thể hiên một tâm hồn đang nặng trĩu những nỗi lo âu.Tuy bề ngoài nhẹ nhàng,lặng lẽ nhưng trong thâm tâm Bác là cả một khối suy nghĩ khổng lồ,Bác luôn ôm cả trăm công ngàn việc và điều đó đã làm cho anh đội viên cảm động về tình cảm của Bác với non sông,với mọi người:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm
Càng nhìn Bác,anh đội viên càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu về một con người nguyện hi sinh trọn cuộc đời vì dân tộc.Ánh lửa rừng mà Bác nhóm nên đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái bao la của Bác.Người đã chăm sóc cho các anh chiến sĩ như tình cha con ruột thịt.Ánh lửa Bác nhóm lên không đơn giản chỉ là ánh lửa rừng mà còn là ánh lửa của lòng yêu nước từ tận đáy lòng,tình thương nồng ấm dành cho các anh chiến sĩ giữa màn đêm lạnh giá.Người đã truyền thêm sức mạnh cho con dân nước Việt Nam để đưa chiến dịch đi đến thành công.Chính sự chăm chút của Bác đã làm cho anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên,cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng,anh cảm thấy hình ảnh Bác như kì vĩ hẳn lên:
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Bằng biện pháp tu từ so sánh,tác giả đã thể hiện hình ảnh lớn lao của Bác Hồ trong mắt anh chiến sĩ và trong mắt mỗi người dân Việt Nam.Bác như một ông tiên trong những câu chuyện cổ tích,ông tiên to lớn,vĩ đại, bóng hình ông “lồng lộng”,ông tiên đã đem ánh lửa soi sáng mọi nẻo đường trên khắp dải đất hình chữ S.Bác đã mang phép màu đến cho nước Việt,đưa cả dân tộc đến bến bờ thành công.Tình cảm của người cha dành cho những đứa con của mình thật lớn lao và sâu nặng.
Lần thứ ba thức dậy,anh đội viên hoảng hốt khi thấy Bác vẫn còn ngồi đó:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hoảng hốt giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh 
Chòm râu im phăng phắc
Lần thứ ba anh đội viên thức dậy,đã sau mấy giờ đồng hồ mà Bác vẫn còn ngồi đó với bao tâm tư.Chi tiết này đã thể hiện được sự quan tâm, lo lắng của anh chiến sĩ đối với Bác,đối với người cha của dân tộc.Cho dù nghe lời khuyên của Bác,anh chiến sĩ vẫn đi ngủ nhưng thỉnh thoảng lại tỉnh giấc.anh không thể ngủ được khi người cha của mình vẫn còn ngồi lặng lẽ ở đó.Và từ lần đầu,anh chỉ mới thầm thì hỏi nhỏ, sang đến lần thứ ba anh đã hoảng hốt nằng nặc mời Bác ngủ:
-Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi 
Bác ơi! mời Bác ngủ!
Đoạn thơ trên đã đảo trật tự ngôn từ,lặp cụm từ: “Mời Bác ngủ,Bác ơi”diễn tả tăng dần sự bồn chồn, lo lắng cho sức khoẻ Bác Hồ của anh chiến sĩ.Mặc dù đã ba lần anh đội viên tha thiết mời Bác ngủ nhưng Người vẫn cứ thức,Người còn động viên anh chiến sĩ :
Chú cứ việc ngủ ngon 
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác 
Bác ngủ không an lòng
Bằng cách trả lời dứt khoát mà giản dị , mộc mạc,Bác đã động viên anh chiến sĩ đi ngủ để ngày mai đánh giặc. Còn Bác,Bác thức để lo cho non sông, đất nước,Bác ngủ không an lòng vì trong lòng còn bao nỗi lo âu.Cả một khối công việc đang chất đầy trong bộ não của Bác.Và để cho anh đội viên khỏi phải băng khoăn,muốn cho anh an lòng đi ngủ,bác đã giải thích:
Bác thương đoàn dân công 
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn 
Trời thì mưa lâm thâm 
Làm sao cho khỏi ướt!
Một nỗi xúc động đột ngột dâng trào trong anh chiến sĩ.hiểu được tấm lòng của Bác,anh chiến sĩ vô cùng vui sướng.Anh muốn chia sẻ niềm lo toan với Bác và đã thức luôn cùng Bác.Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại,một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo những việc lớn mà còn nghĩ đến từng miếng ăn, giấc ngủ của người dân.Hình ảnh “Anh đội viên nhìn Bác,Bác nhìn ngọn lửa hồng”thật đẹp mà cao quý.Đó là cái đẹp của tình cảm cha con chân thành,cái đẹp của ánh lửa Bác nhóm lên trong lòng anh chiến sĩ và tất cả người dân Việt Nam.Ở đoạn kết,Minh Huệ đã viết :
Vì một lẽ thường tình 
Bác là Hồ Chí Minh
Lẽ thường tình ấy đơn giản,dễ hiểu mà sâu sắc.Vì tên Người là Hồ Chí Minh.Vì người đã từng ra trận, đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ, dân công. Ba chữ “Lẽ thường tình” hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh tụ kính yêu.Ôi! Bác thật là một con người vì nước quên thân,đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung,thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.

3 tháng 4 2016
Chúng ta có thể hiểu “Tài” chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất; đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp, tài giúp chúng ta giải quyết công việc một cách tốt nhất. Còn“Đức” là đạo đức, là tư cách tác phong, là lối hành xử của người với người. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể quên đi gia đình, bạn bè, xã hội. Tài năng có thể giúp chúng ta được nhiều người nể phục nhưng thiếu đạo đức thì bản thân sẽ trở nên kiêu căng độc ác. Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của tập thể thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho bản thân và mọi người.Là sinh viên năm cuối sắp ra trường, sắp phải bắt đầu với một môi trường mới hoàn toàn phức tạp, bộn bề. Song chúng ta hãy ghi nhớ điều chủ tịch Hồ Chí Minh "Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” để trở thành một công dân tốt và có ích cho cộng đồng, xã hội
8 tháng 5 2016

banj có thể cho mình xin bài này duoc khong, neu dc, bạn goi qua mail lethtien2396@gmail.com giup minh

 

24 tháng 4 2016

The school's school children are learning is located in suburban city named Uncle, I loved school and you are here to learn every day.

In the school yard are teachers and we grow many different plants and flowers, together we care for plants and flowers grow quickly to the more beautiful you. I enjoyed every Monday, be with you salute the flag in school grounds. We listen to the teacher and told committee instructed to comply with the rules of the school and learn well.

My parents told me to go to school is good and follow the teacher commanded, and they do not eat sweets and litter soiling class.

We really love this new school, that's why we were aware of keeping the school clean and fresh forever. Weekly parents took him to school also, I met teachers, meet friends and learned many new things.

24 tháng 4 2016

bằng tiếng anh nhe