K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2017

Chọn C.

Giải chi tiết:

Xét các phát biểu

1. sai, quá trình phản nitrat hóa là d, quá trình a xảy ra trong cơ thể thực vật

2. sai, giai đoạn c do vi khuẩn nitrat hóa thực hiện

3. đúng, vì đây là quá trình phản nitrat hóa làm giảm lượng nito trong đất

4. đúng

Chọn C

9 tháng 4 2019

Đáp án C

(1) đúng.

(2) sai, hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho các quá trình của cơ thể.

(3) sai, phân giải kị khí không có chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp.

(4) sai, quá trình đường phân diễn ra trong tế bào chất.

4 tháng 12 2018

Chọn B.

Giải chi tiết:

Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch. (4)

Vậy phát biểu sai là (1),(2),(3)

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
7 tháng 5 2021

1. Ở trẻ em, dư thừa hormone tăng trưởng có thể khiến xương của trẻ tiếp tục dài ra ngay cả khi đã hết tuổi dậy thì. Một số trường hợp hiếm gặp có thể mắc chứng khổng lồ, chiều cao lên tới hơn 2m. Việc dư thừa hormone tăng trưởng cũng có thể dẫn đến yếu cơ, đau đầu, mặt bì bì...

Ở giai đoạn trưởng thành, dư thừa hormone tăng trưởng có thể dẫn đến bệnh to đầu chi. Tuy nhiên, trường hợp này cũng rất hiếm gặp. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện da dày, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức khớp... Khi đó, xương của bệnh nhân sẽ không phát triển theo chiều dài mà to lên theo chiều dày khiến bàn chân, bàn tay to ra.

2. Trứng -> Ấu trùng -> Nhộng -> Ruồi trưởng thành -> Trứng

Cần tiêu diệt ruồi ở giai đoạn ấu trùng hoặc nhộng để tránh việc trưởng thanhfgaay hại cho con người.

3. Cơ thể bệnh nhân sinh ra một loại kháng thể phá hủy các thụ thể tiếp nhận acetylcholin, khiến cho acetylcholin không vận chuyển được đến đầu sau của synap. Hậu quả là xung động thần kinh không dẫn truyền được và các cơ không vận động được, dẫn đến hiện tượng yếu cơ, liệt cơ - biểu hiện của bệnh nhược cơ

Tham khảo!

Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron. Quá trình tạo nước tiểu ở nephron gồm các giai đoạn:

1. Lọc: Huyết áp đẩy nước và các chất hoà tan từ máu qua lỗ lọc vào lòng nang Bowman, tạo ra dịch lọc cầu thận.

2. Tái hấp thụ: Nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết nhưu $Na^+,HCO_3^-,...$ trong dịch lọc được các tế bào ống thận hấp thụ trả về máu.

3. Tiết: Chất độc, một số ion dư thừa $H^+,K^+,...$ được các tế bào thành ống thận tiết vào dịch lọc.

4. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận, qua niệu quản vào lưu trữ ở bàng quang trước khi được thải ra ngoài. 

Nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn sẽ gây ra một số bệnh rối loạn tiểu tiện ở con người.

6 tháng 11 2023

Tham khảo:

Giai đoạn

Diễn biến

Thu nhận kích thích

Những kích thích từ môi trường ngoài sẽ được phát hiện và tiếp nhận bởi các thụ thể đặc hiệu

Dẫn truyền kích thích

Sự liên kết giữa tín hiệu và thụ thể sẽ kích hoạt quá trình truyền tin

Xuer lí thông tin

Thông tin từ bộ phận tiếp nhận được truyền đến bộ phân xử lí thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng

Trả lời kích thích

Thông tin trả lời được truyền đến bộ phận thực hiện phản ứng để trả lời các kích thích từ môi trường

Tham khảo!

• Con đường hô hấp hiếu khí:

- Gồm 3 giai đoạn: đường phân, oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs, chuỗi truyền electron.

- Nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn:

Giai đoạn

Đường phân

Oxy hóa pyruvate

và chu trình Krebs

Chuỗi truyền

electron

Nguyên liệu

$Glucose,ADP,NAD^+,Pi$

$Pyruvate,ADP,Pi,NAD^+,FAD$

$NADH,FADH_2,ADP,Pi,O_2$

Sản phẩm

$Pyruvate,ATP,NADH$

$ATP,NADH,FADH_2,CO_2$

 $ATP,H_2O,NAD^+,FAD^+$

• Con đường lên men:

- Gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men.

- Nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn:

Giai đoạn

Đường phân

Lên men

Nguyên liệu

$Glucose,ADP,NAD^+,Pi$

$Pyruvate,ADP,Pi,NAD^+,FAD$

Sản phẩm

$Pyruvate,ATP,NADH$

 $Ethanol$ hoặc $lactate.$

10 tháng 5 2018

Chọn C

Trong quá trình hô hấp, giai đoạn phân giải đường (đường phân) xảy ra ở tế bào chất có thể tóm tắt qua sơ đồ: 1 phân tử glucôzơ à  2 phân tử axit piruvic

17 tháng 1 2017

Quan sát hình 29.2 (SGK – 118) ta thấy:

- Ở giai đoạn mất phân cực và đảo cự, ion Na+ đi qua màng tế bào. Ion Na+ đi qua được màng tế bào do cổng Na+ mở và do sự chênh lệch nồng độ ion Na+ ở hai bên màng tế bào (nồng độ Na+ bên ngoài tế bào co hơn bên trong tế bào). Do ion Na+ tích điện dương đi qua màng tế bào vào trong tế bào làm trung hòa điện tích âm ở mặt trong tế bào (ứng với giai đoạn mất phân cực). Do lượng ion Na+ vào trong màng quá nhiều làm cho mặt trong của màng tế bào trở nên dương hơn so với mặt ngoài âm. Như vậy màng tế bào đã đảo cực thành trong dương, ngoài âm (ứng với giai đoạn đảo cực).

- Ở giai đoạn tái phân cực ion K+ đi qua màng tế bào ra bên ngoài do cổng K+ luôn mở. Ion K+ mang điện tích dương nên nó làm cho mặt trong của màng tế bào lại trở nên âm so với mặt ngoài → Tái phân cực.