K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2022

phản xạ có điều kiện là:Phản xạ có điều kiện là một phương thức phản xạ của động vật bậc cao, lần đầu tiên được nghiên cứu chi tiết và công bố bởi nhà khoa học Nga là Ivan Pavlov (tên tiếng Nga: Ива́н Петро́вич Па́влов) thông qua các thí nghiệm với chó và được công bố năm 1897. Phương thức phản xạ này cũng xảy ra ở người.[1][2][3][4]

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện. Phản xạ có điều kiện để thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới. Phản xạ có điều kiện dễ mất nếu không được thường xuyên củng cố.

16 tháng 5 2022

phản xạ có điều kiện là phản xạ đc hình thành trong đời sống trong quá trình học tập và rèn luyên

3 tháng 5 2017

dang can gap moi ng giup nhanh nhe !

11 tháng 8 2017

Phản xạ ko điều kiện:

- tay chạm vật nóng, rụt tay lại

- nhìn thấy ánh sáng lớn chiếu đến, mắt nhắm lại.

- trời lạnh môi tím tái, người run cầm cập, sởn gai ốc

- ở trong môi trường nóng

Phản xạ có điều kiện:

- Qua ngã tư thấy đèn đỏ dừng lại

- con chó đuổi theo, chạy

- lái xe ko đội mũ bảo hiểm thấy cảnh sát vội vã quay đầu

- cô giáo vào lớp, tất cả học sinh đứng dậy chào cô giáo.

Chúc bạn học tốt

12 tháng 8 2017

- Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :

+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.

+ Không dễ bị mất đi.

+ Mang tính chủng thể, di truyền.

+ Số lượng có hạn.

+ Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất định => Cung phản xạ đơn giản.

+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.

VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...

- Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá trình mình sống tác động lên mình, cũng giống như 1 thói quen vậy:

+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.

+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.

+ Mang tính cá nhân, không di truyền.

+ Số lượng vô hạn.

+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.

VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức

9 tháng 4 2017
-Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.
VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
-Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
như 1 thói quen vậy:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức
9 tháng 4 2017

Bạn phải kẻ bảng ra nhé.

4 tháng 12 2017

Câu 1:

Thành phần của máu Chức năng
Hồng cầu Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào .
Bạch cầu Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh.
Tiểu cầu Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.
Huyết tương Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan.

Câu 2:

-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:

+ Dịch tuần hoàn.

+ Tim.

+ Mạch máu.

+ Các van.

- Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể

+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết

+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn

+Vận chuyển hormone.

Câu 3:

- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.

- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.

Câu 4:

Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.

- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.

Chúc bạn học tốt!

7 tháng 12 2017

-Tinh bột biến đổi thành đường (đường mantôzơ) khi có enzim xúc tác trong điều kiện:

+Độ pH = 7,2.

+Nhiệt độ (to) = 37oC.

10 tháng 5 2017

Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ có kích thích các tế bào bêta của đảo tuy tiết insulin dể biến đổi glucôzơ thành glicôgen (dự trữ trong gan và cơ), ngược lại khi lượng dường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn, khi hoạt động cơ bắp) sẽ kích thích các tế bào a của đảo tuy tiết glucagôn, gây nên sự chuyển huá glicôgen thành đường glucôzơ nhờ đó mà năng lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định

10 tháng 5 2017

Hỏi đáp Sinh học

-Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.

Giải thích sự khác nhau:

- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2: đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch.

- Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra khí phế nang.

- Hơi nước bão hoà trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí.

- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.

19 tháng 9 2016

Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ bảo đảm tính đàn hồi của xương, chất vô cơ (canxi và phôtpho) bảo đảm độ cứng rắn của xương.

Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa giúp xương thích nghi với cơ thể, đảm bảo độ rắn chắc để chống đỡ và sự mềm dẻo để quay, xoay,...

27 tháng 4 2017

- Rèn luyện, củng cố kiến thức thường xuyên.

- Không ngừng học hỏi điều mới.

- Kết hợp học tập rèn luyện với những hoạt động kích thích trí não làm việc tốt hơn.