K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2019

Những trở ngại của thiên nhiên đối với nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ở Đông Nam Á.

   - Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á.

   - Có vùng biển rộng lớn, sông ngòi dày đặc, nhiều đầm vịnh. Nhưng thiên nhiên cũng có nhiều trở ngại trong việc đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản là:

      + Bão thường xảy ra ở vùng biển, lũ lụt, hạn hán,…

      + Sóng thần ở vùng biển Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a,…

3 tháng 8 2019

Đáp án A 

Các đặc điểm của ngành chăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thủy sản ở Đông Nam Á:

- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính => nhận xét A không đúng

- Số lượng gia súc khá lớn; trong khu vực trâu bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều => nhận xét B, C đúng

- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển => nhận xét  D đúng.

=> Đặc điểm “chăn nuôi đã trở thành ngành chính” là không đúng với ngành chăn nuôi Đông Nam Á.

26 tháng 9 2017

Đáp án D

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á:
Cây trồng: lúa, cây ăn quả, cao su, chè, mía đường, cà phê,...
Vật nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm,...
+ Lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam.
+ Cao su: được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam
+ Cà phê: được trồng nhiều ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a,...
+ Dừa: được trồng nhiều ở Phi-líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam
+ Cây ăn quả: được trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.
+ Vật nuôi chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin - Các nhân tố giúp cho Đông Nam Á có ngành lâm nghiệp và thủy sản phát triển:
+ Lâm nghiệp: do điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Thủy sản: Đánh bắt thủy sản: do có sự đầu tư về trang thiết bị, áp dụng khoa học kĩ thuật trong đánh bắt, đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ Nuôi trồng thủy sản: nhờ có lợi thế về diện tích mặt nước như: sông, hồ, vũng, vịnh,...
Trong quá trình phát triển, các quốc gia cũng đặt ra một số vấn đề bảo vệ môi trường, giữ vững diện tích rừng ngập mặn, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng và chế biến, hướng đến phát triển bền vững.

29 tháng 3 2018

Những trở ngại ở Đông Nam Á phát triển kinh tế hiện nay.

   - Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới nhưng còn nhiều trở ngại.

   - Nguồn vốn đầu tư, thị trường, kĩ thuật công nghệ cao phụ thuộc vào các nước phát triển.

   - Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều ở các nước.

   - Các vấn đề về xã hội: việc làm, nhà ở, dịch bệnh, hòa hợp dân tộc, bảo vệ môi trường,…

NG
26 tháng 10 2023

Nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia ASEAN. Những tiềm năng của nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong khu vực này:

- Mạng lưới sông ngòi kênh rạch ao hồ dày đặc: Khu vực ASEAN có mạng lưới sông ngòi kênh rạch ao hồ dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Ven biển nhiều vũng vịnh đầm phá: Các quốc gia ASEAN đều giáp biển, có nhiều vùng ven biển với nhiều vũng vịnh đầm phá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Dân cư lao động: Khu vực ASEAN có dân số đông đúc, đặc biệt là ở các vùng ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng lao động trong ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Thị trường: Khu vực ASEAN có nhiều thị trường tiềm năng cho sản phẩm thủy sản, đặc biệt là các nước có nền công nghiệp chế biến thủy sản phát triển như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia.

- Chính sách phát triển: Các quốc gia ASEAN đang có chính sách phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn tài nguyên biển đang bị suy thoái. Việc phát triển ngành này sẽ giúp tăng thu nhập cho người dân và đóng góp vào phát triển kinh tế của các quốc gia ASEAN.

16 tháng 9 2019

Gợi ý: Liên hệ đặc điểm vị trí địa lý của Đông Nam Á

Giải thích: Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với vùng biển rộng, ấm, nguồn thủy hải sản phong phú, tập trung nhiều ngư trường lớn. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào). Đây là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á.

Chọn đáp án C

18 tháng 10 2018

Đáp án C

Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với vùng biển rộng, ấm, nguồn thủy hải sản phong phú, tập trung nhiều ngư trường lớn. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào) -> đây là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á.

11 tháng 11 2019

Nhiều nước Đông Nam Á phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây, chủ yếu là do Thị trường thế giới mở rộng, nhu cầu các sản phẩm thủy sản tăng cao => Chọn đáp án A

6 tháng 4 2018

Đánh bắt hải sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do tàu thuyền, cư ngụ hiện đại hơn => các đội tàu có thể đánh bắt xa bờ nhiều ngày, thị trường tiêu thụ mở rộng => thúc đẩy sản xuất thủy sản phát triển mạnh => Chọn đáp án C