K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2018

Điểm giống và khác nhau giữa phong trào nông dân Yên Thế và Phong trào Cần Vương

*Giống nhau: -Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.

-Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

-Đều thất bại

*Khác nhau:

-Lãnh đạo:

+Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương

+Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám

-Mục tiêu:

+Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.

+PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội.

-Địa bàn hoạt động:

+Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì

+Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang. -Tính chất:

+PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến

+Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát.

-Thời gian:

+Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế

+Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.



10 tháng 3 2021
answer-reply-imageGood luck~

Những nét chính trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

- Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

- Diễn biến: 3 giai đoạn

+ Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.

+ Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

+ Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch

+ Phong trào mang tính chất tự phát, chưa có sự liên két với các phong trào yêu nước khác cùng thời.

- Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

8 tháng 5 2021

nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của phong trào nông dân yên thế 1884-1913

A là cuộc kn tiêu biểu trg phongtrào cần vương

B phong trào yêu nc đại diện cho khuynh hượng dân chủ tư sản

C chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân VN

D là ptrào yêu nc đại diện cho khuynh hướng vô sản

8 tháng 5 2021

c.chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân việt nam

 

3 tháng 5 2018
Nội dung Phong trào cần vương Khởi nghĩa Yên Thế
Thời gian 1885-1896 1884-1913
Điều kiện lịch sử Triều đình kí hiệp ước Pa-tơ-nốt đầu hàng Pháp. Cuộc phsrn công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở(Quảng Trị) trốn và nhân danh vua ra " Chiếu Cần vương" Pháp đã căn bản hoàn toàn chiếm được nước ta, mở rộng quy mô xâm lược lên các tỉnh miền núi phía bắc, tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Thành phần lãnh đạo Văn thân sĩ phu Nông dân
Địa bàn hoạt động Cả nước nhưng tiêu biểu là Trung Kì và Bắc Kì Yên Thế(Bắc Giang) và các tỉnh trung du miền núi phía bắc
Lực lượng Đông đảo các tầng lớp nhân dân Nông dân
Mục tiêu Đánh Pháp, giàng độc lập khôi phục lại chế độ phong kiến Để tự vệ, bảo vệ cuộc sống, bảo vệ quê hương, đất nước, giữ đất, giữ làng
Kết quả Gây cho Pháp nhiều tổm thất to lớn phải mất 11 năm mới bình định xong Việt Nam. Gây cho Pháp nhiều tổn thất to lớn phải mất 30 năm mới chiếm được các tỉnh trung du và miền núi phía bắc.

18 tháng 6 2020

3. Vì

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

18 tháng 6 2020

2.

-Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.